Review Phim Parasite

Thảo luận trong 'Showbiz' bắt đầu bởi TiuThip87, 30 Tháng chín 2021.

  1. TiuThip87 YOU ARE UNIQUE AND YOU ARE NOT ALONE <3

    Bài viết:
    8
    PHÂN TẦNG XÃ HỘI, SỰ DI ĐỘNG XÃ HỘI TRONG PHIM KÝ SINH TRÙNG (Parasite)

    A-Mở đầu:

    Khi xã hội ngày một phát triển thì khoảng cách giữa người có địa vị và người không có địa vị xã hội, người giàu và người nghèo lại càng xa cách. Người giàu họ ung dung với cuộc sống giàu sang, còn người nghèo lại chật vật, lặn lội dưới đáy xã hội, để vươn tới "nấc thang" của người giàu một cách nhanh nhất buộc họ phải lọc lừa dối trá, thậm chí đạp đổ "chén cơm" của người khác để bước lên. Tất cả sẽ được thể hiện rõ nét qua siêu phẩm "Ký sinh trùng".

    Ký sinh trùng là một bộ phim của Hàn Quốc, do đạo diễn Bong Joon-Ho thực hiện. Bộ phim được ra mắt khán giả tại rạp ngày 21/6/ 2019, thể loại kịch tính, tâm lý, gia đình. Đây là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên thắng giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019, lập kỷ lục phòng vé Pháp và Hàn trong tháng 5 – tháng 6 năm đó

    Thông tin chi tiết bộ phim:

    Tên phim: Paratise


    B-Nội dung:

    I/Phân tầng xã hội trong phim:

    Phân tầng xã hội (tiếng Anh: Social Stratification) là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích nghệ thuật. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học[1]

    Đồng tiền dường như đóng vai trò cốt yếu phân biệt các tầng lớp trong xã hội, người có tiền sẽ có quyền, sống một cuộc sống giàu sang, quyền lực. Còn những người không tiền, sống dưới lớp đáy của xã hội, là những người thấp bé cổ họng, nghèo hèn và chẳng có tí quyền lực nào cả. Vì thế đôi khi họ sẽ dùng biện pháp không chính đáng để đạt được cuộc sống mà họ mong muốn.

    1. Poster phim che mắt toàn bộ dàn diễn viên chính:

    [​IMG]

    [​IMG] Ngay từ những giây phút đầu tiên khi poster phim được tung ra đã khiến khán giả phải tò mò không chỉ về vị trí hay hành động của các diễn viên chính trong phim mà còn bởi mắt tất cả các diễn viên đều được che lại, đặc biệt hơn là gia đình ông Park được che bằng dải băng "censor" màu trắng, còn gia đình nhà ông Kim lại bằng dải băng màu đen. Mãi đến khi xem phim ta mới hiểu thì ra ngay poster đạo diễn đã hé lộ sự phân biệt tầng lớp, giai cấp đầu tiên trong bộ phim, người giàu thì được che bằng ruy băng màu trắng còn người nghèo thì được che bằng ruy băng màu đen. Che đi như vậy ngụ ý trong xã hội còn rất nhiều những con người mang ruy băng hai màu khác biệt nhau hoàn toàn ấy không chỉ gia đình ông Park và ông Kim.

    2. Ngôi nhà:

    Trong phim "Ký sinh trùng" hình ảnh khác biệt nổi bật đầu tiên phải kể đến ngôi nhà. Ngôi nhà là nơi con người sinh sống, tiếp xúc nhiều nhất và đó cũng là nơi thể hiện rõ nhất bản chất con người và địa vị xã hội của họ

    A) Nhà gia đình ông Kim:

    [​IMG]

    [​IMG] Đó là một ngôi nhà ổ chuột, nằm phía dưới con đường, chứa đầy đủ sự dơ bẩn, hôi hám, cửa sổ có chiều cao ngang mặt đường đúng kiểu "mặt đất là cả bầu trời". Cách thiết kế tài tình, gây ám ảnh cho người xem đó là hình ảnh chiếc toilet, để đến được cái bồn cầu họ phải leo lên ba bậc tam cấp chứng tỏ cuộc sống của họ còn thấp hơn cả cái bồn cầu ấy, thậm chí wifi cũng bắt được khi đến gần toilet. Họ đã quá quen với việc dơ bẩn đến nỗi thản nhiên đặt tay, ngồi gần bồn cầu để bắt wifi lướt web như thế. Hình ảnh hai con người lúc này chẳng khác nào những con ký sinh trùng đang bám riết vào vật chủ.

    [​IMG]

    B) Nhà gia đình ông Park:

    Đối ngược hoàn toàn với ngôi nhà ọp ẹp, chật hẹp của ông Kim, nhà ông Park trông thật khang trang, giàu có, không gian rộng rãi đến mức dư thừa cho bốn người sống. Đó là một ngôi nhà có thiết kế đẹp mắt, nội thất sang trọng, có cả một khu vườn để đón nắng đẹp như một công trình nghệ thuật hoàn hảo.

    3. Con đường dẫn đến nhà của họ:

    Ngay những cảnh quay đầu tiên, từ khung cửa sổ cũ kĩ, hạn hẹp, mờ mờ của gia đình nhà ông Kim chúng ta đã thấy con đường đến nhà họ. Đó là con đường chật hẹp nằm trên đó có rất nhiều những ngôi nhà cũ nát và ọp ẹp như thế.

    [​IMG] Dễ dàng nhìn thấy để đến căn nhà nằm dưới đường của gia đình ông cũng như căn hầm bí mật của người quản gia và chồng đều phải đi xuống một cây cầu thang dài, lòng vòng. Trong phim có một cảnh quay gây ám ảnh đó là lúc ba cha con ông Kim thoát chạy từ nhà chủ giữa trời mưa tầm tã, trông họ như những con chuột đang trốn chui trốn nhủi trở về căn hầm dơ bẩn, cũ kĩ của họ, lúc này góc máy được mở rộng, soi rõ con đường về nhà, những cây cầu thang kéo dài mãi tưởng chừng như vô tận.

    [​IMG] Trái ngược hoàn toàn với ngôi nhà giàu sang của ông Park. Khi Ki Woo lần đầu tiên đặt chân đến dinh thự xa hoa của gia đình ông, một lần nữa góc máy lại được mở rộng nhưng lần này lại quay cây cầu thang cao và dài dẫn lên ngôi dinh thự xa hoa đó, một khung cảnh vô cùng sang trọng. Khoảnh khắc Ki Woo ấn chuông cửa cũng là khoảnh khắc vô cùng "đắt giá", tiếng vang của chiếc chuông cửa tựa âm thanh của sự giàu sang, mở ra một thế giới hoàn toàn khác biệt, tách biệt hoàn toàn với ngôi nhà dơ bẩn và cuộc sống khốn khổ của những con người khu ổ chuột.

    4. Tảng đá của người bạn tặng cho Ki Woo:

    [​IMG] Theo lời người bạn nói, tảng đá kia là một trong những vật quý của người ông hay thích sưu tầm những tảng đá, với mục đích "đá phong thủy", quan niệm của những người giàu khi đặt một tảng đá trong nhà sẽ giúp gia đình ăn nên làm ra, làm ăn phát đạt. Thế nhưng khi vào tay Ki Woo đại diện cho tầng lớp người nghèo thì lại khác. Hãy nhớ lại cảnh một người đàn ông đứng tè bậy ở trước cửa nhà, chứng kiến cảnh đó, Ki Woo đã không ngần ngại mang tảng đá mà Min tặng cho định ném vào người đàn ông say sỉn kia. Hay ngay tại bữa tiệc sinh nhật định mệnh ấy, cậu đã có ý định dùng tảng đá để giết chết vợ chồng người quản gia cũ ở dưới tầng hầm. Như vậy cho thấy tảng đá khi nằm trong tay người giàu thì được trân trọng, nâng niu, xem là vật quý, thế nhưng khi nó nằm trong tay người nghèo lại trở về với bản chất thật và tự nhiên nhất của nó đó là dùng để "ném và giết". Ở cuối phim, Ki Woo đã mang tảng đá bỏ lại trong dòng nước trong veo, như trả nó về với mẹ thiên nhiên-cuộc sống thực sự của nó, cũng như gia đình Ki Woo cuối cùng thì cũng phải trở về với cái nghèo cái khó,

    5. Mùi:

    [​IMG] Đây là chi tiết xuyên suốt bộ phim, sự khác biệt hoàn toàn giữa người nghèo và người giàu đó là "mùi". Ông Kim chưa bao giờ để ý đến mùi của mình và gia đình ông cũng chẳng ai nhận ra nó cả, vì nó là cái "mùi" của người nghèo, những người nghèo với nhau thì làm sao nhận ra được. Ngay từ lúc đầu tiên khi cậu bé Da-Soong gặp ông Kim cậu đã nhận ra ông Kim mang một mùi rất giống với vợ (lúc bấy giờ đã trở thành người giúp việc cho gia đình ông Park) đồng thời cũng giống với cô giáo Jessica và thầy giáo Kelvin. Cả bốn người họ đã cố gắng dùng bốn mùi hương khác nhau, tắm rửa thật sạch và nhiều lần nhưng cũng không thể nào gột sạch được cái mùi ấy bởi đó là mùi "nghèo", mùi họ mãi mãi cũng không thể gột rửa được.

    Sau cơn mưa định mệnh, ông Kim đã dùng quần áo của người khác ở trại tập trung, vậy mà bà chủ vẫn nhận ra mùi hôi của ông, điều này chứng tỏ không chỉ ông và gia đình ông, mà tất cả những người nghèo đều có cùng một mùi như vậy.

    6. Ranh giới chủ-tớ:

    [​IMG] Ông Park là một người chủ tốt, thế nhưng cũng không ít lần ông nhắc tới sự "vượt quá giới hạn" của ông Kim, chứng tỏ ít nhiều ông vẫn mang trong mình sự "kỳ thị" đối với người nghèo. Cụ thể nhiều lần ông khen người làm trước mặt vợ mình, mỗi lần khen ông lại nhấn mạnh vào việc "biết thân biết phận" của người làm, chưa bao giờ dám vượt qua ranh giới đối với ông.

    Có lần ông Kim hỏi ông Park "Anh có yêu vợ mình không", ông đã nhanh chóng nhận lại sự phản đối từ ông Park. Đỉnh điểm là trước bữa tiệc sinh nhật, ông Park đã lớn tiếng dặn dò Ki Teak đừng đi quá giới hạn của mình, như một lời nhắc nhở người nghèo hãy biết an phận.

    7. Cơn mưa:

    Đối với người giàu "cơn mưa là phước lành trời ban", là cảnh đẹp để ngắm, họ cảm tạ vì cơn mưa đó và bàn bạc về niềm hạnh phúc sau cơn mưa. Họ đâu

    [​IMG] hề hay biết rằng cơn mưa ấy đã đánh bay tất cả của những con người nghèo khổ, từ nhà cửa cho đến tài sản, họ phải kéo nhau la lết ở trại tập trung cho người nghèo, họ mất hết tất cả chỉ sau một sau cơn mưa mà người giàu cho là cảnh đẹp trời ban ấy. Đúng là những con người trên tầng cao làm sao hiểu được nỗi khổ của những con người dưới đáy xã hội.

    8. Những bữa tiệc:

    [​IMG] Dễ dàng nhận thấy gia đình ông Kim ăn mừng chỉ với chiếc bánh Pizza hoặc vài lon bia rẻ tiền. Thậm chí khi được sống trong ngôi nhà giàu sang họ cũng chỉ dám ăn mừng một cách lén lút, cô con gái còn ăn nhầm cả thức ăn dành cho chó.

    Thế nhưng gia đình ông Kim để tổ chức sinh nhật cho con đã dụng công tổ chức một bữa tiệc xa hoa, lộng lẫy, xứng đáng dành cho những "quý tộc" với những siêu xe hạng sang, ăn mặc lộng lẫy. Đỉnh điểm là khi Ki Woo thốt lên câu nói khiến ai cũng phải sững sờ "Anh có hợp ở đây không?", ngay lúc này đây Ki Woo đã nhận ra được vị trí thực sự của mình, cũng là lúc mọi người nhận ra ranh giới giàu-nghèo quá rõ rệt trong phim Ký sinh trùng.

    II/Sự di động xã hội trong phim Ký sinh trùng:

    Sự di động xã hội còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội, là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội[2]

    Di động xã hội trong phim Ký sinh trùng được thể hiện qua các nhân vật trong gia đình nhà ông Kim, cuộc sống nghèo khó, cả bốn con người trong gia đình đều thiếu việc làm, do đó bằng mọi cách họ đều mong muốn có được một công việc ổn định. Đồng tiền lúc này đã làm mờ mắt họ, cả gia đình đã lập nên một kế hoạch hoàn hảo để dịch chuyển từ một gia đình nghèo khó bước chân vào dinh thự xa hoa, thậm chí bất chấp tất cả đạp đổ chén cơm của người khác để bước lên nấc thang xa hoa của dinh thự.

    Về vợ chồng người quản gia cũ, trước khi gia đình ông Kim đến vốn dĩ bà ta là một ký sinh trùng đã có một cuộc sống rất an nhàn, hưởng thụ giàu sang

    [​IMG] trong nhà của người chủ. Nhưng tất cả đều biến mất khi gia đình ông Kim đến, có vẻ như những con ký sinh trùng mới đã chiếm chỗ của bà. Hình ảnh vợ ông Kim thẳng chân đạp bà xuống tầng hầm đã chứng tỏ vị trí của bà trên vật chủ đã bị cướp, bà trở về với cuộc sống khó khăn lúc đầu, trở về với vị trí thật sự của bà trong xã hội.

    C/Tổng kết:

    Phân biệt giai cấp luôn luôn tồn tại, nó xuất hiện từ lâu đời kể từ khi con người biết lao động, sản xuất ra của cải. Nhưng với những con người hiện đại chúng ta cần biết cách làm giảm khoảng cách ấy, để người nghèo cũng được vươn lên. Và đặc biệt nếu bạn may mắn được sống với vai trò là người giàu, có điều kiện thì xin đừng "kỳ thị" người nghèo, họ có những nỗi khổ của riêng họ, vấn đề các bạn nghĩ là đơn giản đó là cái ăn cái mặc đối với họ vẫn là một điều khó khăn vô cùng. Còn nếu không may mắn thì xin hãy vươn lên bằng thực lực, thực hiện "chuyển di xã hội" một cách chính đáng, đường hoàng, khôn ngoan đừng lọc lừa hay đạp đổ chén cơm của người khác để tiến lên.

    Nguồn: [1] wikipedia

    [2] Phân tầng xã hội và di động xã hội (Đỗ Thiên Kính) (NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 5-2018)
     
    Munmun87Vyl Hana thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...