Bạn là một tài xế hành nghề lái xe và chắc chắn đã nghe qua Quy tắc 3s . Quy tắc 3s được xem là "kiến thức bắt buộc" mọi tài xế ô tô đều phải hiểu rõ và tuân thủ thực hiện nhằm đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Vậy quy tắc 3s là gì? Cách tính khoảng cách an toàn theo quy tắc 3s ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp. Quy tắc 3s là gì? Trong nghề lái xe, quy tắc 3s được hiểu là "thước đo" khoảng cách an toàn chuẩn nhất mà người lái xe phải tuân thủ để đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường bộ. Việc áp dụng quy tắc 3s giúp các tài xế có đủ thời gian để tiếp nhận và xử lý những tình huống phát sinh khẩn cấp trên đường như xe phía trước phanh gấp, có vật cản bất ngờ giữa đường.. Quy tắc 3s là thước đo khoảng cách an toàn tối thiểu để người lái xe có đủ thời gian phản ứng với những tình huống bất ngờ xảy ra trên đường di chuyển Quy tắc 3s thường được áp dụng cho các xe chạy trên đường cao tốc; trường hợp chạy trên đường phố, trong khu dân cư, các tài xế nên có sự linh hoạt trong điều chỉnh và kiểm soát khoảng cách an toàn phù hợp với tình hình giao thông hiện tại. Tại sao lái xe nên áp dụng quy tắc 3s? Theo kết quả nghiên cứu của một trường đại học tại Úc, ở điều kiện ánh sáng ban ngày, người lái xe có kinh nghiệm thường mất trung bình khoảng 3s để phản ứng với các tình huống phía trước diễn ra bất ngờ trên đường. Do đó, quy tắc 3s được Cục đường bộ khuyến cáo sử dụng để tính khoảng cách an toàn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường, nhất là điều kiện đường cao tốc. Việc tuân thủ áp dụng quy tắc 3s sẽ giúp người lái xe có đủ thời gian tối thiểu để đạp phanh, dừng xe lại hoặc chuyển làn kịp thời nhằm tránh trường hợp đâm vào đuôi xe phía trước khi xe này phanh gấp. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình hình giao thông, điều kiện thời tiết mà người lái xe thực hiện điều chỉnh quy tắc 3s sao cho phù hợp (hiện cũng có quy tắc 2s, quy tắc 4s, quy tắc 6s và quy tắc 9s). Cách tính khoảng cách an toàn theo quy tắc 3s Trên thực tế, quy tắc 3s được tạo ra dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái xe, quán tính của xe từ sau khi đạp phanh đến khi xe dừng lại hoàn toàn. Như vậy, quy tắc 3s chính là khoảng thời gian cần thiết tối thiểu để người lái xe dừng xe an toàn sau khi đạp phanh để tránh va chạm. Để tính được khoảng cách an toàn này, bạn cần tìm chọn cho mình một vật cố định trên đường (như đèn tín hiệu, cây xanh, biển báo, cọc tiêu) và bắt đầu thực hiện đo khoảng cách giữa xe của bạn với xe phía trước theo quy trình 4 bước sau đây: Bước 1: Chọn một vật cố định trên đường làm vật mốc để đánh dấu một điểm ngang với đuôi xe của xe phía trước Bước 2: Khi xe phía trước chạy vượt qua vật mốc đã chọn (tính từ điểm ngang với đuôi xe), người lái xe bắt đầu đếm 1. Việc đếm này phải đảm bảo có độ chậm bằng với độ chậm của đồng hồ theo giây. Bước 3: Dừng đếm khi đầu xe của bạn chạm đến điểm ngang cố định trên vật mốc. Nếu thời gian đếm của bạn dừng lại ở 3s, tức là xe bạn đang theo sau xe phía trước ở cự ly an toàn. Ngược lại, nếu thời gian đếm đó chưa tới 3s thì chứng tỏ xe bạn đang đi quá gần xe phía trước, cần đi chậm lại và áp dụng tính khoảng cách theo quy tắc 3s mới. Khoảng cách không an toàn Bước 4: Trong điều kiện thời tiết xấu (như mưa nhẹ, sương mù, tuyết rơi) hoặc điều kiện bất lợi (ban đêm, mưa bão, gió mạnh) thay vì áp dụng quy tắc 3s, người lái xe cần tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 khoảng cách an toàn cần thiết, tương ứng đổi thành quy tắc 6s/ 9s. Ngoài ra, để giúp các lái xe dễ dàng xác định khoảng cách an toàn trong trường hợp trên đường không có/ khó xác định vật mốc cố định, Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ bảng quy đổi giữa thời gian đi sau xe trước với khoảng cách an toàn tương ứng trong điều kiện thời tiết thích hợp. Cụ thể: Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp các lái xe hiểu rõ hơn về quy tắc 3s là gì? Tại sao nên áp dụng quy tắc 3s? Và cách tính khoảng cách an toàn theo quy tắc 3s là như thế nào? ; từ đó, có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và cho cả người, phương tiện khác cùng lưu thông trên đường. Ms. Công nhân