Quần thể sinh vật là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 3 Tháng bảy 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Quần thể sinh vật là gì?

    Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo lên thế hệ mớiđược gọi là Quần thể sinh vật.

    Quá trình quần thể sinh vật hình thành (qua các giai đoạn) : Phát tán cá thể → Môi trường mới → Chọn lọc tự nhiên tác động → Cá thể thích nghi → Quần thể sinh vật.

    Ví dụ: Đàn vịt, đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn bò rừng, đàn chim cánh cụt.. nói chung sinh vật sống theo đàn.


    [​IMG]

    Các cá thể trong cùng một quần thể có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau trong các hoạt động đời sống

    - Quan hệ hỗ trợ: Các cá thể giúp đỡ nhau khai thác nguồn sống của môi trường. Quan hệ này diễn ra khi nguồn sống môi trường còn nhiều, mật độ cá thể còn thưa thớt.

    Ví dụ: Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông, chó rừng thường quần tụ từng đàn để bắt mồi..


    - Quan hệ cạnh tranh: Xuất hiện khi mật độ cá thể tăng cao, nguồn sống trong môi trường không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể. Cạnh tranh là phương thức thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp

    Ví dụ: Thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình..

    [​IMG]

    Đặc điểm chính của Quần thể sinh vật

    - Tập hợp nhiều cá thể cùng loài.

    - Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

    - Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

    - Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

    - Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

    - Các đặc trưng cơ bản gồm


    + Tỉ lệ đực, cái

    Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1, nhưng trong quá trình sống, tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ thuộc từng loài, từng thời gian và điều kiện sống. Đây là đặc trưng quan trọng để đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

    [​IMG]

    + Tỉ lệ nhóm tuổi

    Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng. Cấu trúc này luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống của môi trường suy giảm, xảy ra các điều kiện bất lợi thì các cá thể non và già bị chết nhiều hơn các cá thể trưởng thành. Còn nếu trong điều kiện môi trường thuận lợi, nguồn sống dồi dào, con non lớn lên nhanh chóng, tỉ lệ tử vong giảm, kích thước quần thể tăng cao.

    + Mật độ cá thể

    Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Đây được xem là môth dặ trưng cơ bản và quan trọng vì nó ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo năm thep mùa hoặc theo điều kiện môi trường.

    + Đặc điểm phân bố

    Có 3 kiểu phân bố cá thể thường gặp: Phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên

    [​IMG]

    Các đặc trưng khác tùy thuộc vào giống loài

    + Khả năng thích nghi với môi trường

    + Tỉ lệ tử vong

    + Sức sinh sản

    + Kiểu tăng trưởng

    Ảnh hưởng của môi trường tới Quần thể sinh vật

    - Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở.. thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

    - Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi.. khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản làm nhiều cá thể bị chết dẫn đến mật độ cá thể giảm xuống. Sau đó mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.


    [​IMG]

    (Kiến thức được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)
     
    Hải Nguyệt Linh ThưSun Shine102 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...