Nitsơ một triết gia nổi tiếng phương Tây đã cho rằng: "Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ". Nhà văn Nam Cao lại cho rằng: "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình" - Trong hai câu nói trên, câu nói của Nitsơ mang đậm chủ nghĩa màu sắc của chủ nghĩa phát xít. Câu nói đề cao lối sống vì mục đích bất chấp tất cả để thực hiện hoài bão, ước mơ của bản thân. - Ý kiến cảu Nam Cao đặt tình thương, trách nhiệm cảu con người lên trên tất cả. Đó là tiêu chuẩn trên hết xác định tư cách con người. Phân tích: - Ý kiến của Nitsơ có sức hấp dẫn với những kẻ đang khao khát sống cho mạnh mẽ, khẳng định cá nhân mình. Cần xác định rõ ác là tàn nhẫn với đối tượng nào, không thể bất chấp tất cả để đạt được mục đích. Vì nếu không khéo chúng ta sẽ trở thành những con quái vật, những kẻ tham lam, ích kỉ - Ý kiến của Nam Cao thể hiện sự nhân đạo. Đó là quan điểm sống đúng đắn, phù hợp với đạo lý dân tộc. Lối sống ấy sẽ làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. - Trong cuộc sống hiện đại, yêu cầu toàn cầu hóa, khả năng hợp tác là thước đo quan trọng để đánh giá sự thành công và nhân cách của con người. Điều đó khiến chúng ta nhân thấy câu nói của Nam Cao có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống. Để có thể đạt được mục đích không nên giẫm lên đôi vai cảu kẻ khác, đó là những con người ích kỉ. Còn những người biết giúp đỡ người khác là những con người có tấm lòng cao quý. Tuy nhiên, theo ý kiến của triết gia người Pháp cũng không có gì là hoàn toàn sai. Trong thời đại chiến tranh, thời kì loạn lạc, nếu ta nhân từ với người khác, giúp đỡ người khác nhưng họ có thực sự là người tốt, sẽ không vì mạng sống của bản thân họ mà làm hại ta sao. Có một câu nói rằng: Những kẻ sống sót trên chiến trường là kẻ mạnh và những thằng hèn, thực tế thì anh hùng luôn luôn chết. "Kẻ mạnh" ở đây là chỉ những người tàn nhẫn, biết ác trong thời buổi chiến tranh đó. Hay trên thương trường cũng vậy. Luôn cần phải tàn nhẫn để đạt được lợi nhuận. Nhưng chính những tính cách này mà nhiều người mắc sai lầm trong cuộc sống. Họ có thể vì tư lợi cảu bản thân mà sẵn sàng hại người khác, không suy nghĩ cho người khác. Luôn muốn đề cao con người, đề cao tinh thần nhân đạo của con người. Còn ngược lại nhà triết gia Pháp lại đề cập đến sự mạnh mẽ của con người, nhưng lại phải sống ác, biết tàn nhẫn. Mỗi người đều có quan niệm riêng, tuy nhiên Nam Cao là nhà văn sẽ luôn được đề cao là nhà văn của tinh thần nhân văn, nhân đạo