Quan điểm của Mác-Lênin về con đường biện chứng của quá trình nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận? Theo Lênin: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan. Các giai đoạn của quá trình nhận thức: Nhận thức cảm tính - tư duy trừu tượng: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn. Cấp độ này thể hiện qua 3 hình thức từ thấp đến cao: Cảm giác: Là hình thức đầu tiên, giản đơn nhất của quá trình nhận thức ở giai đoạn cảm tính, đưa lại cho con người những thông tin thuộc tính riêng lẻ của sự vật. Tri giác: Là hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh động. Là sự liên kết các cảm giác để đem lại hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật. Biểu tượng: Là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất. Là hình ảnh được tái hiện trong óc, khi sự vật không trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Nhận thức cảm tính chưa phân biệt được cái riêng và cái chung, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả.. của sự vật. Nhận thức lý tính - trực quan sinh động: Đây là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, bắt nguồn từ trực quan sinh động, thông qua tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một các gián tiếp, khái quát hơn, đầy đủ hơn dưới ba hình thức: Khái niệm: Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phán ánh khái quát, gián tiếp một, hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật hiện tượng được biểu thị bằng từ hoặc cụm từ. Phán đoán: Là hình thức liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng của thế giới trong ý thức con người. Suy luận: Là một hình thức của tư duy trừu tượng, các phán đoán liên kết với nhau theo theo quy tắc: Phán đoán cuối cùng được suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiền đề. Có 2 loại suy luận chính là: Quy nạp và diễn dịch Bản chất của sự vật được rút ra từ nhận thức lý tính đúng hay không phải đem vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Từ thực tiễn phát sinh vấn đề mới, ta lại phải quay trở lại để nhận thức lại. Quá trình này đã đi sâu vào bản chất của sự vật, tìm ra quy luật của sự vật. Ý nghĩa phương pháp luận Nhận thức của chúng ta phải phát triển từ nhận thức cảm tính lên lí tính, phải không ngừng tư duy trừu tượng để có tri thức mới. Tích cực, không ngừng tổng kết để rút ra lí luận mới. Chống chủ nghĩa duy cảm tức là tuyệt đối vai trò của cảm tính, đồng thời chống duy lí tuyệt đối hóa lý tính. Mọi nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn và quay lại phục vụ thực tiễn, kiểm tra thực tiễn. Không ngừng tổng kết thực tiễn để tìm ra lí luận mới, nhận thức cao hơn.