Treo lồng đèn đã và đang là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam từ xa xưa, lồng đèn không thể thiếu trong các gia đình và hàng năm, lễ hội treo lồng đèn thường được tổ chức rầm rộ vào các dịp lễ tết như tết năm mới, tết trung thu. Theo các nhà nghiên cứu biểu tượng văn hóa của thế giới thì: Ý nghĩa biểu trưng của cái đèn gắn với ý nghĩa của sự tỏa sáng. Ngọn đèn là một biểu tượng của con người. Việc cúng dâng đèn vào một điện thờ cũng có nghĩa là tự hiến dâng mình, đặt mình dưới sự bảo vệ của các đấng vô hình và các thần bản mệnh. Tại Việt Nam, mỗi năm có hai mùa lồng đèn là tết Trung thu. Dịp tết Trung thu, lồng đèn đa dạng mẫu mã màu sắc được bày bán chủ yếu cho trẻ em chơi theo truyền thống, dịp Giáng sinh thì các nhà thờ đặt hàng người thợ những chiếc đèn hình ngôi sao. Nghề làm lồng đèn nhìn tuy đơn giản nhưng cần nhiều công phu và đòi hỏi người làm phải khéo tay. Sự tích đèn cá chép đêm trung thu Rước đèn đêm Trung thu, đã là tục lệ và nguồn vui của mọi người, nhất là thiếu nhi. Tục lệ này có từ Trung Quốc cổ xưa. Thời nhà Tống lưu truyền một huyền thoại là: Có con cá chép vàng, tu luyện thành tinh, thường hóa phép thành người, để trêu và lừa phụ nữ. Thấy thế, ông Bao Công bày cho mọi nhà mang đèn Cá Chép và nhiều loại hình con gia súc, gia cầm khác, treo trước cửa nhà, để cá quỷ không dám đến nhũng nhiễu, làm hại. Từ đó, trung thu đến, nhà nhà thả cá chép xuống ao hồ và treo nhiều loại đèn, có đèn hình cá chép và cho trẻ rước đèn Ông Sao vui chơi dưới vầng trăng tỏa sáng tươi đẹp. Xem thêm: Sự tích chú cuội cung trăng