Phượng hoàng là gì? Phượng hoàng, nguyên thủy là các con chim trong thần thoại của người dân khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, ngự trị trên tất cả các loài chim khác. Trước đây, con trống được gọi là Phượng còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn và Phượng cùng Hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái, gọi là phượng hoàng, để cho nó có thể ghép cặp với long (rồng), là con vật mang ý nghĩa của giống đực. Người Hán thường sử dụng thành ngữ "Con cháu rồng" như là dấu hiệu của việc nhận dạng theo chủng tộc. Phượng hoàng còn được gọi là "côn kê" do đôi khi nó được dùng thay cho con gà trong Can Chi. Phượng Hoàng có ý nghĩa đẹp như chính thân thể nó: Đầy màu sắc Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực. Nó là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã. Phượng hoàng cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng nhưng không có khi thời kỳ tăm tối sắp đến. Là hóa thân của Âu Cơ là quốc mẫu của dân tộc Việt Nam trong truyền thuyết con rồng cháu tiên. Âu Cơ là một tiên nữ, con gái một vị thần núi nào đó mà không phải là Đế Lai của Thần Nông Thị. Nàng đi khắp bốn phương để giúp đỡ và chữa trị cho những người đang lâm bệnh và gặp khó khăn. Nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật. Một ngày nọ, một con quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng liền biến thành một con phượng hoàng mà bay đi. Lạc Long Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng đang gặp nguy hiểm liền cầm lấy cục đá và giết tên quái vật Sau đó tình yêu đã nảy nở giữa hai người và họ cưới nhau. Âu Cơ sinh ra một bọc trứng có 100 người con đó là tổ tiên người Việt. Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của các đám cưới hay của hoàng tộc, cùng với rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương. Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: Đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Tiếc rằng chúng chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người. Để nói đến Phượng Hoàng thì phải nói đến việc nó có rất nhiều "thực thể". Vì sao lại nói như thế? Đơn giản vì mỗi một phương đều có một truyền thuyết riêng. 1. Phượng Hoàng (chung) Truyền thuyết phương Đông và phương Tây đều mô tả Phượng Hoàng là một loài chim kì diệu. Ngoài việc có thể mang những vật có khối lượng lớn hơn trọng lượng của mình nhiều lần, nước mắt còn có tác dụng chữa lành các vết thương. Phượng Hoàng sở hữu một tiếng ca du dương, có tác dụng thần diệu về tinh thần, giúp người nghe bình tâm và lấy lại can đảm. Máu và thịt phượng hoàng có thể giúp con người trường sinh bất tử. Lông phượng hoàng được sử dụng như 1 loại bùa hộ mệnh hoặc vũ khí lợi hại để chống lại cái ác. Phượng Hoàng là sinh vật bất tử. Vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. Và, từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một chú chim non. Vì khả năng tái sinh này mà phượng hoàng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết. Vì thiêng liêng cao quý nên loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi mà con người không thể vươn tới. Nếu có ai đó muốn tìm được chúng để mưu cấu sức mạnh hoặc sự bất tử sẽ phải vượt qua những thử thách chết người. Tuy là một sinh vật thuần khiết, chỉ ăn trái cây, nhưng vì dễ dàng đọc được ý nghĩ của người ta, nên khi phượng hoàng phát hiện kẻ đến tìm có mưu đồ xấu, nó sẽ vươn dài những móng vuốt cực kỳ sắc bén để chống trả đến cùng. Ngược lại, với những người tốt cần hỗ trợ, chỉ cần chứng tỏ được long quyết tâm bằng cách vượt qua chặng đường cam khổ, tìm được tổ phượng hoàng, nó sẽ ân cần và hết long giúp đỡ. Chỉ có 1 khác biệt nhỏ về ngoại hình và tính cách của phượng hoàng Tây và Đông phương. Phượng Hoàng Trung Hoa có bộ lông ngũ sắc thướt tha, và tính cách cao quý thanh lịch (có phần yểu điệu). Loậi chim này chia làm 2 loại, con trống gọi là "phượng", con mái gọi là "loan", chính vì vậy, phượng hoàng (tức là vua của loài) là con chim trống đầu đàn. Còn Phượng Hoàng Phương Tây (Phoenix) lại có bộ lông màu lửa, vàng rực và tính cách bộc trực, thẳng thắng, có phần nóng nảy. Chim lửa trong các truyện cổ tích Nga cũng là dạng phượng hoàng này. Chính vì thường tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý, nên từ thời xa xưa, người ta thường gắn hình ảnh phượng hoàng lên các kiến trúc cung đình lăng mộ và những đồ trang sức quý giá chỉ giành cho các bậc đế vương. 2. Phượng Hoàng Phương Tây Theo như truyền thuyết, một con Phượng Hoàng có thể tồn tại hơn 500 năm. Khi đã quá mệt mỏi, Phượng Hoàng thu nhặt những nhánh cây thơm và chất thành một cái tổ lớn ở nơi cao đến mức không ai có thể đến được. Nằm trong cái tổ ấy và Phượng Hoàng sẽ nổi lửa, tự thiêu chính mình. Tuy nhiên, sau 3 ngày, Phượng Hoàng sẽ tái sinh từ đống tro tàn. Người ta cũng nói rằng những giọt nước mắt của phượng hoàng có thể chữa lành vết thương. Phượng Hoàng được mô tả như 1 loài chim có lông vũ óng ánh. Có thể có màu vàng sắc đỏ, đỏ tía.. đôi khi có quầng lửa bao quanh. Tiếng hót có thể khiến kẻ khác bị mê hoặc. Đuôi của Phượng Hoàng được miêu tả khác nhau trong sách cổ Ai Cập, Hy Lạp, La Mã.. nhưng có điểm chung là có 4 nhánh dài – đại diên cho các hướng và gần giống như đuôi Công. Ngoài ra, đuôi Phượng Hoàng còn có nhìu sợi lông nhỏ xung quanh và tăng lên sau mỗi đêm. 3. Phượng Hoàng theo thần thoại Trung Quốc Theo thần thoại Trung Quốc, Phượng Hoàng là biểu tượng của ân sủng và đức tinh, còn là linh vật thứ hai chỉ sau Rồng. Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên bảy nghìn năm, thông thường trong các miếng ngọc và trên các tôtem (vật tổ) may mắn. Nó là tôtem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc. Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật: Đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng). Phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng. Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương. Tại Nhật Bản, cùng với mặt trời, chim phượng hoàng là một trong những biểu tượng của Đế quốc Nhật Bản. Trong những thiết kế hình Xăm Phượng Hoàng của Nhật Bản, thường kết hợp với Rồng, tượng trưng cho âm và dương, sự kết hợp hài hòa của đức tính tốt nhất của phụ nữ và nam tính. Phượng Hoàng được tìm thấy trong những hình khắc trên thanh gươm, hay được thêu trên kimono. Trong thần thoại Ai Cập thì phượng hoàng (phoenix hay phœnix) là một dạng chim lửa thần thánh và linh thiêng. Phượng hoàng cũng được cho là sẽ phục sinh sau khi bị thương, vì thế nó gần như là bất tử và không thể bị đánh bại; một biểu tượng của lửa và thánh thần. Tuy nói phượng hoàng chỉ có trong tưởng tượng nhưng phượng hoàng đất lại có thật. (Hình ảnh chim Phượng hoàng đất kiếm ăn) Tác giả bài viết: Liễu Tiểu Đồng.