Thực sự nhiều khi cảm thán ngôn ngữ Trung Hoa phi thường nhiều nghĩa, nhiều nhân, nhiều hình thái. Dạo gần đây lướt mạng gặp không hiếm từ Phun tào, ban đầu chỉ nghĩ nó là lời mắng lại không ngờ tra một chút mà nó ùn ùn ngữ nghĩa cùng nhau đi ra, thật cảm thán. Phun tào hay còn gọi là thổ tào là một từ trong tiếng Trung Quốc, chỉ hành vi lập luận phản bác từ một lỗ hổng lập luận, ngữ nghĩa của người bị phản bác; thường mang ý nghĩa trêu chọc. Về sau khi được sử dụng nhiều, hàm nghĩa của từ này được mở rộng ra hành vi trào phúng, oán giận. Nghĩa trên mặt chữ của từ này là "nôn vào bát người ta", nghĩa rộng là quở trách không cho người ta mặt mũi, giáp mặt vạch trần. Phun tào trong mấy truyện thường là những câu nói lại nhải kiểu như chửi, dạng độc mềm độc miệng. Phun tào có nguồn gốc từ "Truất xú" trong tiếng Mân Nam, lúc trước không có chữ viết tương ứng trong chữ Hán nên theo âm đọc "thuh-tshàu" mà được viết thành "Thổ tào, thác xú hoặc thuh xú" có âm Hán Việt là thổ tào. Ý nghĩa: Nhanh chóng chỉ ra sai lầm của các hành vi, ngôn ngữ ngu ngốc, buồn cười và kéo đề tài về phương hướng bình thường. Nghĩa phun tào trong Manzai: Khi một người giả ngu bị một người khác chỉ ra điểm sơ hở trong ngôn ngữ, hành vi hoặc lời nói dối của đối phương, thường kết quả cũng mang lại sự hài hước. Trong tiếng Trung từ phun tào còn mang ý nghĩa nói móc, oán giận. Ví dụ như ở bạn bè, người thân, đồng nghiệp đang nói chuyện, nhưng không phối hợp đối phương, cố ý nói trái, vào lúc bạn bè nói mạnh miệng thì vạch trần sự thật, không giữ mặt mũi cho đối phương. Nhưng trong nhiều thời điểm, phun tào mang yếu tố hài hước cùng vui đùa. Từ phun tào trong tiếng Trung Quốc mang các đặc điểm sau: Tính bị động: Về bản chất, phun tào là hành động đáp lại, tức là phản ứng trước ngôn luận hoặc hành vi của người khác. Tính khách quan: Hầu hết lời phun tào đều nhắm đến những lời nói hoặc việc làm thái quá của người bị phun tào, nếu không có điểm thái quá liền không có cớ để vin vào mà phun tào. Tính đơn hướng: Người phun tào không mong đợi sự đáp lại của đối phương, thông thường là câu thoại kết thúc đề tài; phương thức đặt câu thường là câu hỏi, ngữ khí thường là giả vờ tức giận cùng dở khóc dở cười. Tính xúc tích: Phun tào thường là một câu, không quá dài. Tính thông tục: Nội dung của phun tào thường mọi người đều biết, không cần giải thích nhiều. Tính giải trí: Mục đích của phun tào là chỉ ra chỗ sai trong hành vi, lời nói của đối phương, người phun tào thường mang thái độ chế nhạo hoặc cảm thán. Không phải bất cứ ngôn từ mang hàm ý chỉ trích hay công kích đều được xem là phun tào, tuy rằng phun tào thoạt nhìn giống như châm chọc, nói móc nhưng bản thân nó không có ác ý, kiểu độc mồm ý. Trong các tác phẩm văn học, phun tào thường dùng để nhắc nhở, dẫn đường người đọc chỉ ra điểm buồn cười trong câu chuyện. Một vài "kiểu" phun tào mình từng gặp - nhiều truyện Trung hiện nay có không ít, vài truyện thường lạm dụng quá, nhiều khi còn không hiểu dụng ý: Mười vạn câu chuyện cười lạnh: Nhân vật chính có siêu năng lực phun tào, có thể biến phun tào thành sức mạnh, thậm chí có thể hủy diệt một hành tinh làm mình nhớ tới mấy ngươi có khả năng đem người ta bức bách đến không ngẩng đầu được. Phun tào thực đáng sợ. Còn một truyện khác là Phun tào tiên sinh: Không biết thế nào, đọc văn án không ưng lắm nên mình không đọc, chỉ tình cơ tra được. Bên Trung có một chương trình truyền hình tên là Phun tào đại hội có nguồn gốc từ Mỹ. Xem thêm: Sắc nữ là gì?