Phong cách giáo dục con và những câu chuyện không có hồi kết

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Biện Thị Hà Mi, 27 Tháng mười một 2021.

  1. Biện Thị Hà Mi

    Bài viết:
    6
    [​IMG] Sinh con đã khổ cực trăm bề, nuôi con khôn lớn là muôn trùng vất vả thế nhưng dạy con nên người lại là điều vô cùng khó khăn hơn cả. Không ai khi sinh ra đã là người xấu hay người tốt, tất cả đề phụ thuộc vào một quá trình dạy dỗ, giáo dục của những đấng sinh thành. Chính vì vậy mà phong cách dạy con của những bậc phụ huynh có tác động rất lớn đến con trẻ. Trong bài viết này mình xin bàn về chủ đề "Phong cách giáo dục con và những câu chuyện không hồi kết" nhằm cung cấp một góc nhìn về tầm quan trọng của giáo dục trẻ nói riêng và những điều còn là nỗi trăn trở của xã hội nói chung.

    Mội bậc cha mẹ sẽ có một cách riêng để giáo dục con trẻ. Nhà tâm lý học và phát triển trẻ em Diana Baumrind sau quá trình nghiên cứu, quan sát từ việc giao tiếp và mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái thông qua 3 yếu tố: Mức độ can thiệp và chấp nhận, mức độ kiểm soát, mức độ cho con quyền quyết định đã chỉ ra 4 phong cách làm cha mẹ phổ biến bao gồm: Phong cách dễ dãi, phong cách không can thiệp, phong cách độc đoán, phong cách quyết đoán. Mỗi phong cách vừa đề cập bên trên là một kiểu cha mẹ khác nhau và những tác động của mỗi phong cách đối vời trẻ cũng có những màu sắc riêng biệt.

    [​IMG]

    Phong cách dễ dãi

    Đây là một phong cách dạy con khá phổ biến, những bậc phụ huynh có phong cách dễ dãi thường có 3 đặc điểm gồm: Nuông chiều theo mọi ham muốn của trẻ, không bao giờ trách phạt khi trẻ làm sai và không có những đòi hỏi nào ở trẻ. Có một thực tế là nhiều cha mẹ vì quá thương con nên không bao giờ muốn con bị thua kém hay thiếu thốn bất kỳ thứ gì so với bạn bè. Họ thường đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ dù biết rằng điều đó có thể không tốt cho trẻ. Một số trẻ nhỏ rất thích các món chiên và các loại thức ăn nhanh, nước ngọt nhưng thay vì giải thích cho trẻ hiểu tác hại của các loại đồ ăn thức uống ấy thì cha mẹ lại đáp ứng nhu cầu ăn uống đó cho trẻ. Một vấn đề khác là cha mẹ có phong cách dễ dãi thường không bao giờ trách phạt hay la mắng trẻ khi trẻ làm sai. Họ thường có khuynh hướng đỗ lỗi cho một đối tượng khác và phủ nhận việc trẻ làm sai, họ cũng không bao giờ nói cho trẻ biết điều gì trẻ có thể làm và điiều gì không được làm. Cuối cùng là sự kỳ vọng ở trẻ gần như không có. Cha mẹ không có bất cứ mong đợi nào từ trẻ và cũng không đề ra bất cứ mục tiêu nào giúp trẻ trưởng thành hơn.

    [​IMG]

    Trẻ lơn lên trong gia đình có phong cách nuôi dạy dễ dãi thường có những nét tính cách đặc trưng như: Bướng bỉnh, thích được nuông chiều, phụ thuộc và kỹ năng sống kém. Thực tế là những đứa trẻ luôn được chiều chuộng thái quá có một sự cố chấp trong suy nghĩ và hành động. Chúng thường tỏ ra bốc đồng, nóng nảy và dễ gây hấn, không vâng lời cha mẹ khi một dự định, mong muốn của bản thân không được đáp ứng. Một đặc điểm khác song hành là trẻ rất thích được nuống chiều và muốn người khác phải theo ý mình, điều này xuất phát từ việc trẻ được cha mẹ cưng chiều từ nhỏ nên khi trưởng thành trẻ vẫn giữ thói quen ấy. Có không ít bạn trẻ ngày nay có kỹ năng sống kém, thậm chí việc tự chăm sóc mình các bạn cũng không thể làm được, nguyên nhân sâu xa là do các bạn được cung phụng bởi cha mẹ từ nhỏ nên khi trưởng thành các bạn không thể tự lo liệu lấy mọi việc. Cuối cùng là sự phụ thuộc thái quá vào người khác, dễ hình thành nên tính cách dựa dẫm, thiếu tự chủ và chính kiến riêng. Nhìn chung những trẻ lớn lên trong sự nuông chiều thường có khuynh hướng kém trưởng thành và dễ bị sa ngã vào những con đường tội lỗi mà chính bản thân trẻ không ý thức được.

    Phong cách không can thiệp

    Phong cách này là một kiểu dạy con như không hề dạy bởi lẽ phụ huynh chẳng dành thời gian cho trẻ mà họ luôn lấy công việc làm ưu tiên hàng đầu. Họ cũng chỉ đơn giản là cung cấp các điều kiện sống thiết yếu về vật chất cho con mà hoàn toàn thiếu đi tình cảm và sự gắn bó. Cha mẹ thường tỏ ra thờ ơ với các vấn đề trẻ trình bày, không dành cho trẻ những khoảnh khắc yêu thương như âu yếm, cận kề, lắng nghe và có thái độ dửng dưng với con trẻ. Họ cũng không dạy trẻ điều gì đúng, điều gì sai và cứ để mặc trẻ tự lớn lên, tìm tòi, học hỏi.

    [​IMG]

    Nhiều trẻ em vị thành niên phạm tội được cho là lớn lên trong một gia đình có phong cách nuôi dạy con bỏ mặc. Cuộc sống luôn có những cặm bẫy, một đứa trẻ sẽ không thể nào hiểu được những lẽ phải điều hay nếu chúng không được dạy bảo từ thuở còn nhỏ dại. Khi trẻ càng lớn sự học hỏi của trẻ ngày càng được mở rộng và trí tò mò cũng thôi thúc trẻ tìm hiểu nhiều hơn, nhưng thay vì cha mẹ là người đồng hành hỗ trợ con thì họ lại thoái thác trách nhiệm và bỏ trẻ tự xoay sở một mình. Điều này dễ khiến một đứa trẻ chưa trải sự đời dễ rơi vào những cặm bẫy mà kẻ xấu giăng ra. Câu chuyện về những cậu ấm cô chiêu tiêu pha hoang phí và tự hoại hủy cuộc đời trong những cơn say thuốc phiện là điều không hề xa lạ trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân đa phần là do cha mẹ họ không dành thời gian quan tâm, chăm sóc con bằng tình thương mà thay vào đó là vung tiền cho con mặc sức ăn chơi để rồi gián tiếp giết chết tương lai con mình trong phút chốc.

    Phong cách độc đoán

    Trái ngược hoàn toàn với 2 phong cách trên là một phong cách nuôi o dạy con mang màu sắc kiểm soát và áp đặt, đó chính là cách dạy con mang sắc thái độc đoán. Những cha mẹ có kiểu giáo dục này thường tỏ rõ uy quyền của đấng sinh thành bằng việc đặt ra các điều lệ cho con, họ muốn kiểm soát trẻ trên bất cứ phương diện nào từ tính cách, suy nghĩ, hành động, lời nói, ước muốn.. Những điều mà cha mẹ độc đoán thường làm với con họ chính là dùng roi vọt, lời ham dọa và la mắng mỗi khi trẻ làm sai, họ không bao giờ lắng nghe mà chỉ áp đặt và muốn trẻ luôn vâng lời một cách tuyệt đối.

    [​IMG]

    Sự chống đối ngầm là điều thường dễ bắt gặp ở những trẻ được nuôi dạy bởi phong cách này. Trẻ có thể phát triển theo hai xu hướng đối lập hoàn toàn. Thứ nhất, trẻ tỏ ra phục tùng một cách thái quá. Vì bị kèm kẹp quá lâu nên trẻ dần trở nên mất đi tố chất của riêng mình, trẻ không xác định được mong muốn của bản thân là gì, không thể bày tỏ cảm xúc trong lòng và càng không thể là chủ được mọi điều liên quan đến ban thân bao gồm cả suy nghic thật của riêng mình. Xu hướng thứ hai tì hoàn toàn ngược lại, trẻ tỏ ra chống đối gay gắt và thậm chí là thù địch cha mẹ, trẻ không vâng lời, thường cố cãi lại. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong trường hợp này trở nên tệ hơn và thiếu dần đi tình cảm gia đình cũng như sự thấu hiểu nhau.

    Phong cách quyết đoán

    Trong 4 phong cách nuôi dạy con thì đây là phong cách giáo dục trẻ tốt nhất. Đặc trưng của phong cách này là cha mẹ thường xuyên lắng nghe trẻ, nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của con và thường có sự tương tác tốt. Phong cách này là sự kết hợp giữa yêu thương và uy quyền. Cha mẹ vẫn đáp ứng nhưng mong muốn của con nhưng trong một giới hạn cho phép và đồng thời không cấm đoán, bắt ép con một cách quá hà khắc. Họ thường cho trẻ quyền tự quyết, dạy trẻ những điều nên và không nên làm cũng như cho trẻ những sự kỳ vọng hợp lý.

    [​IMG]

    Trẻ khi trưởng thành sẽ phát triển đầy đủ mọi tiềm năng nếu được thừa hưởng phong cách nuôi dạy tuyệt vời này. Trẻ có thể làm chủ được cuộc sống của chính mình, tự giải quyết mọi vấn đề nảy sinh và hoàn toàn độc lập. Đồng thời giá trị đạo đức, nhân phẩm của trẻ rất cao, trẻ biết yêu thương và cảm thông với mọi người, trẻ cũng xác định được cho mình những điều mà trẻ mong muốn.

    Kết luận

    Mỗi phong cách nuôi dạy con là một sự phóng chiếu của chính cha mẹ lên đứa con thân yêu của mình. Ta có thể không giết chết một người bằng việc sát thương thể chất nhưng ta hoàn toàn có thể giết chết cuộc đời họ bằng những gì ta dạy cho họ và thực tế cha mẹ chính là người có quyền hạn rất lớn trong việc định hình nên tương lai con trẻ. Trẻ có thể triển nở bằng chính tiềm năng vốn có và phát triển một tương lai tốt đẹp hay tự chấm dứt cuộc đời mình bằng những sai lầm và tội lỗi đêu phụ thuộc rất lớn vào cách cha mẹ dạy dỗ trẻ như thế nào. Cha mẹ không thể sống thay trẻ nhưng lại chính là người dẫn dắt trẻ qua những tháng năm đầu đời vì thế đừng phóng chiếu hình ảnh bản thân lên các con bằng sự cấm đoán hay bỏ mặc các con vì lý do công viêc. Con trẻ là tài sản vô giá, chính vì thế hãy yêu thương và quan tâm trẻ nhiều hơn nhưng đồng thời cần cho trẻ hiểu giới hạn của tình thương không phải là sự nuông chiều mà là sự thấu hiểu và chân thành.

    [​IMG]
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...