Chia sẻ Phía sau những bức ảnh nổi tiếng thế giới

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Thao Duongg, 11 Tháng sáu 2021.

  1. Thao Duongg

    Bài viết:
    5
    1. "Rơi tự do" - John Gilpin:

    - Ngày 22/02/1970, lịch sử hàng không thế giới nói chung và nước Úc nói riêng đã ghi nhận một sự việc thảm khốc khiến những người chứng kiến và biết đến đều không khỏi tiếc thương.

    - Keith Sapsford là một cậu bé 14 tuổi yêu thích phiêu lưu. Gia đình cậu đã dành nhiều thời gian cho việc đưa cậu du lịch trong phạm vi cho phép, thế nhưng, đối với Keith, như thế vẫn chưa đủ để thỏa mãn niềm đam mê của cậu. Đang ở độ tuổi nổi loạn, Keith đã trốn khỏi nhà vào ngày 21/02/1970 chỉ để thực hiện một chuyến thám hiểm vùng đất mới mà thậm chí cậu còn không màn đến nó là nơi nào. Keith không hề quan tâm đến điểm đến, khi rời khỏi nhà, cậu không mang theo đồng nào, giấy tờ của cậu cũng không hề đủ để cho cậu đi du lịch mà thiếu sợ bảo trợ của cha mẹ. Chính vì thế, Keith hiểu rõ cách duy nhất để bản thân có thể thực hiện kế hoạch trót lọt chính lén lút.

    - Sau khi trốn ra khỏi đường băng sân bay, cậu đã chui lên càng bánh xe của một chiếc máy bay chuẩn bị hướng đến Tokyo. Keith trốn trong khoang vốn để thu lại bánh xe khi máy bay cất cánh. Tuy nhiên theo các chuyên gia, do không đủ kiến thức nên Keith không biết rằng trong quá trình thu lại bánh xe, toàn bộ khoang này sẽ lại phải mở rộng tối đa. Thời điểm chiếc máy bay cất cánh, nhiếp ảnh gia John Gilpin đã có mặt ở đó, chỉ để chụp một vài bức ảnh về máy bay. Lên đến độ cao 60m, khoang chứa bật mở để thu lại bánh, Keith không kịp bám vào bất kì đâu, cậu rơi tự do và tử vong một cách thương tâm và John Gilpin đã kịp thời thu lại được tấm ảnh lịch sử.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Báo chí nước ngoài đưa tin về vụ việc

    [​IMG]

    Hình ảnh khám nghiệm hiện trường

    - Cơ quan điều tra cho biết, kể cả khi Keith không ngã ra khỏi khoang chứa bánh, cậu cũng sẽ khó lòng sống sót được, bởi những lí do sau đây:

    · Khoang chứa ấy sẽ không có đủ oxy giúp duy trì sự sống.

    · Vì không được trang bị điều hòa nhiệt độ, khi máy bay lên cao, nhiệt độ trong khoang sẽ xuống rất thấp, có thể khiến cậu chết cóng.

    · Khi khoang bánh thu lại ở mức tối đa, Keith hoàn toàn có thể bị nghiền nát.

    - Cha mẹ Keith vẫn mải miết tìm con sau khi phát hiện cậu bé mất tích đã 2 ngày trong cùng thời điểm. Đến cuối hôm thảm kịch xảy ra, cảnh sát gọi điện thông báo cho họ về mọi chuyện. Đáng buồn thay, cha của Keith từng dặn đi dặn lại con mình về việc đừng bao giờ đi đâu mà không lên kế hoạch cụ thể, vì nó rất nguy hiểm, không ai có thể lường trước hậu quả. 1 năm về trước, ông còn kể cho cậu câu chuyện về cái chết của một cậu bé người Tây Ban Nha vì trốn trong khoang hành lý máy bay và không may, sai lầm đó đã được hình thành.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng sáu 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Thao Duongg

    Bài viết:
    5
    2. "Sự phấn khởi của các phi hành gia" :

    - "Đây là một bức ảnh bình thường, điểm nổi bật duy nhất chính là thái độ đầy phấn khởi của các phi hành gia!" - Đấy chỉ là suy nghĩ của những ai chưa biết đến thảm họa Challenger 1986 thôi.

    [​IMG]

    - Ngày 28/01/1986, tàu con thoi Challenger của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ nổ tung sau 73 giây rời bệ phóng, khiến bảy phi hành gia thiệt mạng và tạo nên một sự cố thảm khốc chấn động nước Mỹ.

    [​IMG]

    Tàu con thoi Challenger

    [​IMG]

    Tâp thể phi hành đoàn

    - Challenger rời bệ phóng ở mũi Caneveral lúc 11h38' ngày 28/01. Phi hành đoàn bảy người bao gồm: Dick Scobee – Chỉ huy; Michael Smith – Phi công; Christa McAuliffe - một nữ phi hành gia dân sự; Gregory Jarvis – Chuyên gia kĩ thuật; Ronal Mcnair, Ellison Onizuka và Judith Resnik – Cả ba đều là chuyên gia; Hôm ấy trời lạnh bất thường. Nhiệt độ hạ xuống mức đóng băng. Cấp trên đã nhận được cảnh báo về vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc vòng đệm cao su chịu nhiệt có thể gặp rắc rối khi nhiệt độ xuống thấp bất thường như vậy bởi đội kỹ sư hàng không, nhưng đáng buồn thay, họ đã phớt lờ nó.

    - Định mệnh của Challenger được hình thành bởi một trong các tên lửa đẩy phụ của tàu, nó gặp sự cố khiến khí nóng áp suất cao thoát ra ngoài. Hiện tượng ăn mòn vỏ bình được gây ra bởi dòng khí này, nó thổi thẳng vào thùng nhiên liệu chính. Sau khi xuyên thủng lớp vỏ kim loại, nó làm nóng hỗn hợp hydro và oxy lỏng trong bình và gây ra vụ nổ bình chứa trên không trung. Challenger bung ra và bị phá hủy. Nó tách thành nhiều phần và rơi xuống vùng biển Đại Tây Dương. Cabin, nơi các phi hành gia đang ngồi, cũng chịu chung số phận với động cơ, khoang chứa hàng và các bộ phận khác của phi thuyền xấu số. 73 giây từ khi tàu được phóng cho đến khi nó kết thúc số mệnh, kéo theo 7 thành viên của NASA, đã được phát trên truyền hình và ngay tại địa điểm Challenger xuất phát đã có rất nhiều người chứng kiến, đau lòng hơn hết: Toàn bộ phi hành đoàn đã chết trước mắt của người thân.

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Thi thể của những con người tài năng mang trong mình khí thế quốc gia ấy đã được tìm thấy sau những nổ lực. Vụ nổ thương tâm đến nỗi, chỉ một vài phần thi thể là còn được nhận dạng và được người thân mang về mai táng. Những phần thi thể cháy không thể nhận dạng còn lại được chôn cất tại nghĩa trang Arlington ngày 20/5/1986.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...