Phò giá về kinh là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Trần Quang Khải, là bài thơ yêu nước xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Bài thơ vừa thể hiện âm hưởng chiến thắng hào hùng vừa cho thấy tầm nhìn xa trông rộng về đường hướng phát triển đất nước của tác giả. Đây là khúc khải hoàn đầu tiên của dân tộc ta về công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thơ ca. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi với nhiều chiến công vang dội: Chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285.. Trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Bài thư nguyên văn bằng chữ Hán, theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt, toàn bài bốn câu, mỗi câu năm tiếng tuyệt hay. Tuy tác phẩm thuộc loại biểu ý là chính, nhưng đằng sau những ý tưởng lớn lao vẫn dạt dào biết bao cảm xúc sâu lắng. Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn nhưng vô cùng hàm súc. Hai câu thơ đầu là cảm hứng tự hào trước những chiến công của thời đại, mang tính thời sự nóng hổi: Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. (Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù) . Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên đời Trần, quân dân ta đã giành chiến thắng vang dội trong nhiều trận, nổi tiếng nhất là chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Nhưng Trần Quang Khải chí nói tới hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. Có lẽ đây là hai chiến dịch tiêu biểu, có tính quyết định để giành thắng lợi cuối cùng. Nhờ hai chiến thắng này, xa giá nhà vua và cá triều đình sau thời gian sơ tán, tạm lánh về nông thôn, được trở về kinh đô. Trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi, tác gủa đã sáng tác bài thơ này. Trong thực tế, chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước (tháng 4 năm 1285), chiến thắng Chương Dương sau (tháng 6 năm 1285). Tại sao tạc giả nêu Chương Dương trước, sau đó là Hàm Tử? Đây cũng là câu hỏi thú vị. Tìm hiểu lịch sử, ta biết rằng, ở chiến thắng trước - Hàm Tử - người chỉ huy là tướng Trần Nhật Duật, còn Trần Quang Khải chi tham gia hỗ trợ. Còn tại Chương Dương, Thượng tướng Trần Quang Khải thống lĩnh ba quân, trực tiếp chỉ huy và giành thắng lợi giòn giã, để rồi ngay sau đó đón nhà vua về kinh. Niềm vui chiến thắng, đi liền niềm vui được "phò giá" dồn dập nối tiếp nhau lay động trí tuệ và tâm hồn. Có lẽ vì thế trong phút ngẫu hứng, vị thượng tướng đã nhắc ngay tới Chương Dương, rồi mới hồi tưởng Hàm Tử. Trong cả hai chiến dịch Chương Dương và Hàm Tử, quân dân ta đã chiến đấu vô cùng dùng cảm, khí thế trận mạc vô cùng sôi sục, thành tích chiến đấu vô cùng vang dội. Ở mỗi chiến thắng, cũng đúc lại bằng hai từ: "Đoạt sáo" (cướp giáo), "cầm Hồ" (bắt quân Hồ). Ở nguyên tác, động từ "Đoạt" nghĩa gốc là "lấy hẳn được về cho mình qua đấu tranh với người khác". Như vậy, dùng từ "đoạt sáo" nhà thơ vừa ghi chiến công vừa ngợi ca hành động chính nghĩa và dũng cảm của quân dân ta. Bản dịch dùng từ "cướp giáo" làm giảm phần nào vẻ đẹp của chiến thắng. Ở Chương Dương, ta giành được gươm giáo, vũ khí quân giặc. Còn ở Hàm Tử, ta bắt được quân tướng của chúng. Các động từ mạnh mẽ, dứt khoát: đoạt, cầm mang phong cách của một vị tướng. Câu thơ vang lên thật hào sảng, hân hoan niềm vui. Đầu mỗi câu thơ gắn với hai địa danh: Chương Dương, Hàm Tử đây là những địa danh chói lọi gắn liền với những chiến công lịch sử của dân tộc, nó cũng trở thành biểu tượng cho thắng lợi huy hoàng. Nhắc lại hai địa danh đó càng làm niềm vui, niềm tự hào được nhân lên hơn nữa. Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: Chữ Hồ thường được người phương Bắc dùng để gọi các dân tộc thiểu số phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc. Bởi vậy khi dùng chữ này với quân xâm lược Mông – Nguyên tác giả thể hiện sự khinh bỉ. Hai câu thơ ngắn gọn, chỉ có mười chữ mà chắc nịch ý tứ và trà ngập niềm vui, thể hiện sự thần tốc, chớp nhoáng của các chiến công. Đọc thơ, ta còn có cảm giác vị thượng tướng ấy đang ngẩng cao đầu, vừa đi giữa đoàn quân chiến thắng vừa sang sảng cất tiếng ngâm thơ. Tiếng ngâm lan truyền và được ba quân nối tiếp, trở thành khúc ca hào hùng vang động núi sông. Đúng là khúc khải hoàn ca. Vui với niềm vui chiến thắng, nhưng đằng sau đó ta vẫn thấy một Trần Quang Khải có tầm nhìn xa trông rộng, hết sức quan tâm đến vận mệnh đất nước. Hai câu thơ trên lướt nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc: Thái bình tu nỗ lực, Vạn cổ thử giang san. (Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu). Hai câu cuối mang âm điệu sâu lắng như lời tự nhủ của vị thượng tướng về ngày mai của đất nước, cũng là lời nhắn nhủ toàn thể quân dân ta bấy giờ. Tiếng nói, khát vọng, của một người đã trở thành ý nghĩ, quyết tâm của toàn dân tộc. Trần Quang Khải tự nhắc mình nêu cao trách nhiệm, cố gắng "tu trí lực", tức là rèn luyện, tu dưỡng tài nâng, sức lực. Đồng thời ông động viên quân dân "gắng sức", đồng lòng, phát huy thành quả chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình bền vững dài lâu. Câu kết "Vạn cổ thử giang san" vừa chỉ ra cái đích đi tới của đất nước vừa bày tỏ lòng mong muốn, niềm khát khao mãnh liệt về một tương lai tươi sáng muôn đời của dân tộc. Hai câu thơ cho thấy cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một vị thủ lĩnh: Trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Mời các bạn đón đọc bài viết: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Chúc các bạn học tốt. Thân. Pikachu! ❤