Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Bình

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Saudade, 20 Tháng chín 2021.

  1. Saudade

    Bài viết:
    1
    Mục lục


    Trang

    I, Mở đầu. 3

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 4

    1.2 Tình hình nghiên cứu. 4

    1.3 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu. 4

    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

    1.5 Phương pháp nghiên cứu. 5

    II, Nội dung. 5

    2.1 Quy định của pháp luật hành chính về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 5

    2.1.1 khái niệm . 6

    2.1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 6

    2.1.1.2 Khái niệm xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 6

    2.1.2 Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 7

    2.1.2.1 các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 7

    2.1.2.2 Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 10

    2.2 Thực tiễn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình. 11

    2.2.1 Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Bình. 11

    2.2.2 Những khó khăn, vướng mắc về thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 13

    2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 13


    III, Kết luận. 16



    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Mở đầu.

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

    Cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành giao thông vận tải cũng không ngừng được phát triển, đặc biệt và giao thông đường bộ được nhà nước quan tâm và chú động đầu tư phát triển. Những tuyến đường bộ nối liền Bắc Nam được nâmg cấp sửa chữa và xây mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, giao lưa giữa các ngờii dân ở mọi vùng miền với nhau. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - thị trường cũng như đời sống xã hội được nâng cao.

    Tuy nhiên, trên thực tế thì giao thông đường bộ ngoài mang lại những thuận lợi trên còn mang lại một mặt trái khác như ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông... gây thiệt hại lớn về cả sức khỏe, tính mạng và tài sản của người dân. Đặc biệt vấn đề tai nạn giao thông đường bộ làm mất trật tự, an toàn giao thông là vấn đề nhức nhối được mọi người dân cũng như nhà nước quan tâm. Mà nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề nhức nối này có thể khể đến đó là những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến đường Hồ Chí Minh có thể nói đây là hai tuyến giao thông đường bộ quan trọng của địa bàn tỉnh. Nhưng vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ của tỉnh Quảng Bình đang diễn biến phức tạp và phát triển theo chiều hướng tăng lên. Chỉ 6 tháng đầu năm 2021 lực lượng cảnh sát giao thông công an tỉnh Quảng Bình đac phát hiện và xử lý gần 8.000 trường hợp vi phạm giao thông với số tiền phạt dự kiến hơn 13 tỷ đồng. [5]

    Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhà nước đã giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng tiến hành công tác quản lý trật tự an toàn giao thông trên cơ sở các quy định của pháp luật. Trong đó việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một công tác quan trọng, có vai trò to lớn trong việc cưỡng chế và giáo dục, nâng cao ý thức và nhân thức pháp luật cho người tham gia giao thông. Mặt khác, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh ngăn ngừa hoạt động của tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung.

    Từ những lý do đã nêu trên, việc lựa chọn đề tài " Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh lực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại tĩnh Quảng Bình" làm tiểu luận kết thúc học phần là cấp thiết và ý nghĩa

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

    Nhưng công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

    Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Phan Quỳnh (2018) về " Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay".

    Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thanh Nhàn (2010) "Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, một số vấn đề lý luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện".

    ...

    3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu.

    - Mục đích: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua thực tiễn áp dụng việc xử phạt vi phạm hành chính tại địa bàn tỉnh Quảng Bình.

    - Ý nghĩa: Từ những lý luận và thực tiễn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Quảng Bình, nhằm chỉ ra những hạn chế khó khăn còn mắc phải khi xử phạt vi phạm hành chính , từ đó đưa ra những giải phấp góp phần làm hoàn thiện hơn pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    - Đối tượng : Những vấn đề liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Bình.

    - Phạm vi nghiên cứu:

    + Không gian: Nghiên cứu các hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong phạm vi tỉnh Quảng Bình.

    + Thời gian: Nghiên cứu những lý luận liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng bình trong 6 tháng đầu năm 2021( tính đến thời điểm 15/6/2021)

    5. Phương pháp nghiên cứu.

    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.

    II. Nội dung.

    2.1 Quy định của pháp luật hành chính về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.



    2.1.1 Khái niệm về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    2.1.1.1 khái niệm về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Căn cứ theo khoản 1 điều 2 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Có thể hiểu luật giao thông đường bộ là tổng thể các quy định về các quy tắc giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. [3]

    Trong khi đó, trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trạng thái xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ , góp phần vào sự phát triển kinh tế, an ninh trật tự xã hội của đất nước.

    Từ hai khái niệm trên có thể khái quát được khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau: " vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính".

    2.1.1.2 Khái niệm về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Phần lớin các văn bản quy phạm pháp luật hay giáo trình đều không nói về xử lý vi phạm hành chính mà chỉ nói về xử phạt vi phạm hành chính, ví dụ như trong giáo trình hành chính Việt Nam của trường đại học luật, đại học Huế do PGS.TS Nguyễn Duy Phương có giải thích về khái niệm xử phạt vi phạm hành chính rằng: " xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước, phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng biện pháp chế tài hành chính mang tính trừng phạt, gây cho đối tượng thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật".

    Cùng với khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã đưa ra ở mục 2.1.1.2 kết hợp với khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trên có thể rút ra khái niệm về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau: " xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hoạt động của các cơ nhf nước, có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài hành chính mang tính trừng phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả và ngăn chặn vi phạm hành chính. Bảo đảm việc xử lý vi phạm đối cơi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ

    2.1.2 Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    2.1.2.1 các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Trong xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính teong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng thì việc xử phạt đều do chủ thể có phẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt đối vơi từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể thoe quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực giao thông đường bộ việc xử phạt vi phạm hành chính có thể áp dụng các hình thức xử phạt sau (1) Cảnh cáo, (2) Phạt tiền, (3) tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, (4)Tịch thu tan vật , phương tiện sư dụng để vi phạm hành chính.


    (1) Hình phạt cảnh cáo

    Trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hình phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ, chưa gây thiệt hại vật chất do không biết hoặc do nguyên nhân khách quan. Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là người thuộc nhóm từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện thì chỉ áp hình thức xử phạt cảnh cáo mà không áp dụng các hình thức xử phạt khác.

    (2) Hình phạt tiền.

    Cùng với hình phạt cảnh cáo , hình phạt tiền cũng là hình phạt chính . Mức hình phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 40.000.000 đồng đối với tổ chức là 80.000.000 đồng.; còn mức tiền cụ thể được áp dụng đối với từng hành vi vi hạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại Nghị đinh 100/2019/ NĐ - CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Hình phạt tiền trong vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ khác hẳn với hình phạt tiền trong dân sự. Vì phạt tiền về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và không phụ thuộc quá nhiều vào mức thiệt hại; tiền phạt sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước. Trong khi đó, phạt tiền trong dân sự , người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước người bị thiệt hại và phụ thuộc rất nhiều vào mức thệt hại thực tế đã xảy ra; tiền phạt phải trả cho người bên bị thiệt hại.

    (3) Tước quyền sử dụng giấy phép,chừn chỉ hành nghề có thơi thời hạn.

    Đây vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cụ thể là hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề là hình phạt áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bi tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, cá nhân, tổ chức không được không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề, thơdi hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe và chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    (4) Tich thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

    Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân , tổ chức . nếu tài sản của các nhân tổ chức là tài sản hợp pháp bị chiếm đoạt để làm công cụ phương tiện vi phạm hành chính thì không bị tịch thu.

    2.1.2.2 Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Cũng giống như các vi phạm hành chính khác, vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng áp dụng các biện pháp khắc phục bao gồm những biện pháp sau:

    - Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay dôido vi phạm hành chính gây ra;

    - Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấy phép;

    - Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;

    - Buộc tái xuất phương tiện khỏi việt nam

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính

    Ngoài những biện pháp khắc phục chính trên còn có các biện pháp khắc phục khác được quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định100/2019/N Đ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ví dụ như: Buộc tháo dỡ các vật chất che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tính hiệu giao thông hoặc buộc phải dời đi cây tròng không đúng quy định; Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;....


    2. 2 Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình.

    2.2.1 Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Bình

    Có thể nói đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Sau đây là số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2021:

    Bảng 2.1 Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

    Tai nạn giao thông

    Chết

    Bị thương

    84 vụ

    59 người

    63 người


    Từ bảng số liệu trên có thể thấy tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có những diễn biến phức tạp. Riêng tai nạn giao thông đã xảy 84 vụ gây thiệt hại lớn trong đó co 59 người chết và 63 người bị thương.

    Bảng 2.2 Thực tiễn phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Trường hợp vi phạm

    Hình thức xử lý vi phạm

    Tạm giữ phương tiện

    Phạt tiền

    Trong nội tỉnh

    2.001

    140

    » 25 tỷ đồng

    Tổng

    7.845

    1.897


    Đầu năm 2021 lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Bình đã tích cực hoạt động kiển tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong đó đã phát hiện và xử lý 7.845 tổng số trường hợp vi phạm, tiến hành tạm giữ 1.897 phương tiện. Riêng trong nội tỉnh lực lượng cảnh sát giao thông đã tiến hành xử lý 2.001 trường hợp vi phạm và tạm giữ 140 phương tiện. Tổng số tiền phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua 6 tháng đầu năm 2021 ước lượng gần 25 tỷ đồng.

    Bảng 2.3 thống kê số lỗi vi phạm chủ yếu.

    Lỗi

    Trường hợp vi phạm

    Chạy quá tốc độ

    1.913

    Vi phạm nồng độ cồn

    829

    Vi phạm quy định chở hàng quá trọng tải trên đường bộ

    213

    Chở hàng, vật liệu không che bạt phủ, có che nhưng để rơi vãi

    557

    Lắp thùng xe không đúng quy định.

    68


    Lỗi vi phạm chủ yếu là chạy quá tốc độ; vi phạm nồng độ cồn; vi phạm quy định chở hàng quá trọng tải trên đường bộ; vi phạm do chở hàng, vật liệu không che bạt phủ, có che nhưng để rơi vãi; lắp thùng xe không đúng quy định; ...

    Qua thống kê thực tiễn 6 tháng đầu năm 2021 có thể thấy tỉnh Quảng Bình đang không ngừng đấu tranh, phòng chống và giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông đường bộ , làm góp phần nâng cao điều kiện phát triển kinh tê, trật tự an ninh xã hội cho người dân trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Bình.

    2.2.2 Những khó khăn, hạn chế về thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Một là, chưa có hệ thống chế tài xử lý cụ thể đối với các chủ phương tiện vi phạm giao thông đường bộ trốn tránh khi bị phát hiện vi phạm giao thông, nhất là các trường hợp vi phạm chưa lập biên bản, chỉ mới gửi thông báo phạt nguội, xử lý qua hình ảnh. Hồ sơ xử phạt tồn động, chờ giải quyết còn quá nhiều.

    Hai là, tại khoản 2 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính không quy định cho Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Trong thực tế khi phát hiện vi phạm, thì những người này không thể ra quyết định khắc phục hậu quả như: Buộc phải hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ... Do đó, sau khi lập biên bản vi phạm xong các đối tượng vẫn chở quá tải hoặc quá khổ, không bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật .


    Ba là, do thường xuyên bị quá tải bởi một khối lượng công việc quá lớn, cán bộ xử lý khi ra quyết định xử phạt thường đề xuất lãnh đạo hoặc ra quyết định xử phạt ở mức trung bình của khung phạt tiền mà ít chú ý đến việc xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức và mức phạt cho phù hợp, dẫn đến một số trường hợp cần phạt nặng và áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung để răn đe thì lại không được áp dụng, khiến cho công tác xử lý vi phạm mới chỉ chạy theo số lượng, chưa đi vào chiều sâu, do đó hiệu quả ngăn ngừa vi phạm và tái vi phạm đạt được chưa cao.

    2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    · Hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện đã thực sự tạo ra một môi trường pháp lý đảm bảo cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính của lực lượng cảnh sát giao thông.

    Trong tình hình hiện nay, hoạt động xử lý xử phạt vi phạm hành chính trong chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi có một hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng và khoa học. Đó chính là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho hoạt động thực thi pháp luật của lực lượng chức năng. Áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi cố tình không thực hiện quyết định xử phạt hoặc không thực hiện quyền giải trình với các cơ quan chức năng.

    · Sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban ngành chức năng trong phát hiện, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh lực giao thông đường bộ là một trong những yếu tố đảm bảo tính triệt để, nghiêm minh và hiệu quả trong công tác này. Hoạt động giao thông vận tải do nhiều yếu tố cấu thành và vấn đề đảm bảo an toàn giao thông trở thành trách nhiệm chung của toàn xã hội. Công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng được giao cho nhiều cơ quan, lực lượng khác nhau song đều hướng tới một mục tiêu chung là bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tham gia giao thông, đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng chức năng như Cảnh sat giao thông, Công an các cấp, chính quyền địa phương... đã được phát huy tốt, tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý, giám sát, xử lý vi phạm. Như trong vấn đề thông báo các trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn cho Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý, thông báo các trường hợp vi phạm nhiều lần đến chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể, tổ chức của người vi phạm để có biện pháp phối hợp giáo dục, quản lý.


    · Cần phải tăng cường công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, các loại biểu mẫu, giấy tờ trong xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Rà soát lại những hồ sơ xử lý đã lập biên bản nhưng chưa xử lý để kịp thời báo cáo Lãnh đạo Công an tỉnh có hướng giải quyết, tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian dài dẫn đến hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, tổ chức đánh giá quy trình xử lý vi phạm hành chính, đối với những hồ sơ nào chưa đảm bảo đúng theo quy định phải bổ sung hoặc làm lại. Ngoài ra, Ban chỉ huy đội cần trực tiếp nghiên cứu hồ sơ xử lý và chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ khi tham mưu ra quyết định xử phạt phải chú ý đến các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ để trình lãnh đạo ra quyết định xử phạt phù hợp theo từng đối tượng và đúng quy định của pháp luật. Qua đó, rút ra những mặt tốt để tiếp tục phát huy hoặc chấn chỉnh kịp thời những mặt còn hạn chế và đề ra yêu cầu để cán bộ, chiến sĩ thực hiện.


    · Chú trọng công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông thông qua chức năng xử lý vi phạm hành chính là một hình thức tuyên truyền có hiệu quả cao.

    Nhìn chung hiện nay ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người dân đã được nâng cao hơn trước song chưa có sự thay đổi về căn bản, bởi tập quán, tác phong sinh hoạt đã thành thói quen, khó thay đổi được trong một khoảng thời gian nhất định. Phải làm sao để tạo được sự chuyển biến đồng bộ, tích cực trong ý thức chấp hành Luật giao thông của người dân không phải là vấn đề đơn giản. Cần phải sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, với nhiều nội dung phong phú, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội và đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Trong đó công tác tuyên truyền thông qua chức năng xử lý vi phạm hành chính cũng được coi là một hình thức có hiệu quả cao. Cụ thể là cần phải phân tích lỗi vi phạm một cách rõ ràng, chi tiết, chỉ rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm và những chế tài xử phạt đối với hành vi đó. Nhằm giúp cho bản thân người vi phạm và những người xung quanh có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động giao thông, hiểu rõ pháp luật về giao thông đường bộ và có ý thức tuân thủ.

    III. Kết luận.


    Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình qua 6 tháng đấu năm 2021 đã được các cơ quan chuyên ngành, các lượng chức năng triển khai một cách tích cực, xử lý nghiêm minh đối với những đối tượng vi phạm. Góp phần làm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh ngăn ngừa hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm hành chính khác, giữ gìn an ninh trật tự giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

    Tuy nhiên tình hình vi phap hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng lớp, gây ra những thiệt hại về sức khỏe, tónh mạng và tài sản của người dân.Vì đó,việc nghiên cứu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Bình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bởi lẽ việc xác định đúng lỗi vi phạm trong quy định xử phạt vi phạm hành chính, bên cạnh đó xác định dúng biện pháp khắc phục hậu quả đối với đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là quan trọng, có vai trò tích cực trong việc cưỡng chế , giáo dục và tuyên truyền cho, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia gioa thông.nhằm ngăn chặn , phòng ngừa các hành vi vi phạm hành chính, an toàn giao thông và đảm bảo trật tự án toàn giao thông đường bộ.

    Tiểu luận đã nêu lên những quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính và thực tiễn để đánh giá một cách khách quan trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình trong 6 tháng đầu năm nay. Chỉ ra những mặt hạn chế, khó khăn trong quá trĩnh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ , trong những năm vừa qua, Quảng Bình đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật, xử lý theo đúng trình tự luật định, xử phạt đúng lỗi đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,không xử phạt người không v i phạm. Góp phần quan trọng váo việc giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế và sảy ra sai lầm trong quá trình các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên ngành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cũng như đanh giá thực tiên về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Bình, tôi đã đưa ra các yêu cầu và giải pháp để đảm bảo viễ ảu lý vi phạm hành chính trong lĩnh vữ giao thông được áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

    Tôi mong răng đó sẽ là những ý kiến đóng góp, làm hoàn thiện hơn việc pháp luật xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng xử lý vi phạm hành chính trong thực tiễn, bảo vệ quyền và lợi ích của con người, của công dân.

    Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm hành chính này. Tôi đã cố gắng để cho bài tiểu luận hoàn thiện và đạt chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên vì thời gian nghiên cứu hạn hẹ và một số nguyên nhân khách quan khác nên bài tiểu luận này vẫn còn một số hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của quý thầy cô.





    Phụ lục tài liệu tham khảo.


    1. Giáo trình hành chính Việt Nam, Trường đại học luật, Đại học Huế do PGS.TS Nguyễn Duy Phương làm chủ biên.

    2. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

    3. Luật giao thông đường bộ 2013.

    4. Nghị định số 100/2019/ NĐ – CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

    5. Thông tin giao thông: Quảng Bình xử lý hàng nghìn trường hợp vi phạm giao thông trong 6 tháng đầu năm (Quảng Bình: Xử lý hàng nghìn trường hợp vi phạm giao thông trong 6 tháng đầu năm).
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...