Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Đà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi chantbin, 7 Tháng tám 2021.

  1. chantbin

    Bài viết:
    58
    Đề: Phân tích vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà, qua đó bình luận cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà".

    "Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

    Mà khi về quê mình thì bắt lên câu hát

    Người ta đến hát khi trèo đò vượt thác

    Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi".

    Đến với mạnh đất cực Tây Trung Quốc, Nguyễn Tuân như được ùa vào Trung Quốc của mình. Ông say sưa viết về thiên nhiên mĩ lệ, nên thơ. Nhưng ông dùng bút lực nhiều hơn cả để miêu tả vẻ đẹp của dòng song Đà. Vẻ đẹp đầy trữ tình, nên thơ, nên họa cho thấy công phu trong sáng tạo của nhà văn, nhận ra vẻ đẹp tài hoa của Nguyễn Tuân khi dùng chữ nghĩa để tái hiện những kì công tạo hóa.

    "Người lái đò sông Đà" là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân được sáng tác năm 1960, là bài tùy bút in trong tập "Sông Đà". Tác phẩm là áng văn đẹp cho ta nhận ra diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, khao khát được hòa nhịp với đất nước, với cuộc đời.

    Qua ngòi bút của một nhà văn luôn khám phá thế giới ở phương diện văn học, thẩm mĩ, trong tùy bút "Người lái đò sông Đà', sông Đà hiện lên như một công trình mĩ thuật tuyệt vời của tạo hóa với vẻ đẹp đầy ấn tượng: Vẻ đẹp của một dòng song đằm thắm, trữ tình.

    Như trong lời đề từ của bài tùy bút này" Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông "– Sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân hiện lên dịu dàng như một cô gái nhỏ xinh đẹp. Ngắm vẻ đẹp của sông Đà, Nguyễn Tuân đã thấy dòng chảy uốn lượn như mái tóc của người phụ nữ kiều diễm ấy." Con sông Đà tuôn dài.. đốt nương xuân ". Lại có khi nhà văn nhìn" Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải ". Đây đều là những cách so sánh tài hoa, phong tình.

    Song với nhịp câu, lời văn và chữ nghĩa đã góp phần gợi tả những nét thi vị đặc biệt của dòng sông. Câu văn rất dài nhưng chỉ có một dấu ngắt duy nhất vừa như mô phỏng sự tuôn dài của dòng sông vừa đem đến cảm giác về sự bất tận, gợi hình ảnh dòng song uốn lượn tuôn chảy từ những dãy núi hùng vĩ, chảy xuống đồng bằng, lặng lẽ hòa vào sông Hồng rồi tha thiết đổ ra biển.

    Những âm thanh liên tiếp ở đầu câu văn cũng làm tang thêm sự yên ả, êm đềm, bình lặng cho dòng sông. Song với cách so sánh" Dòng sông như một áng tóc trữ tình "đã đem đến cho song Đà nét mềm mạ, đằm thắm, duyên dáng, đầy trữ tình mà không hề làm mất đi sự hùng vĩ của dòng sông.

    Trong câu văn miêu tả tài hoa của Nguyễn Tuân có thể thấy song Đà đã nhận thêm vào dòng chảy của mình nét thơ mộng huyền ảo của mây trời, sự tươi tắn rực rỡ của hoa ban gạo tháng hai và đặc biệt là cái ấm áp, gần gũi của làn" Khói núi Mèo đốt nương Xuân ". Từ đó nhà văn khẳng định: Vẻ đẹp của sông Đà làm say mê trái tim của người nghệ sĩ trước hết vì nó là vẻ đẹp của" Đất nước bao la ". Nhà văn của những vẻ đẹp" Vang bóng một thời "nay đã có sự thay đổi cơ bản trong quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp không còn cô đơn lac lỏng xa xôi, cái đẹp hiên ra ấm áp giữa cuộc đời bình dị, cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống đời thường.

    Ngắm nhìn sông Đà qua nhiều thời gian và không gian khác nhau, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những màu sắc tươi đẹp va đa dạng của dòng sông. Nhà văn đã thấy màu nước sông Đà biến đổi kì ảo theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. Mùa xuân, nước sông xanh màu xanh ngọc bích chứ không phải màu xanh canh hến của sông Gấm, sông Lô. Cái màu xanh ấy lại khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Xuân Diệu:" Đở trời xanh ngọc qua muôn lá ". Mùa thu, nước sông lại lừ lừ chín đỏ, và đặc biệt chưa bao giờ con sông lại có màu đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con song ra đổ mực tây vào và gọi bằng một cái tên lếu láo: Sông Đen.

    Bằng sự khẳng định này, Nguyễn Tuân không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của dòng song mà còn trực tiếp bày tỏ tình yêu đối với sông Đà, niềm tự hào về vẻ đẹp của con sông xứ sở.

    Qua sự quan sát ở những điểm gần bằng những câu văn đầy chất thơ, Nguyễn Tuân đã để cho ngòi bút của mình về Đà giang. Ví sông Đà như một cố nhân, xa thì nhớ, gần thì mừng vui khốn xiết. Với cách so sánh độc đáo, nhân cách hóa, song Đà hiện lên với vẻ đẹp: Thân thiện, dễ mến, phảng phất hơi ấm tình người. Nó trở thành một người bạn thủy chung, điềm tĩnh chờ đợi người đi xa trở về.

    Song từ điểm nhìn này của một vị khách hải hồ, du thuyền trên sông Đà, nhà văn đã quan sát và khắc họa những vẻ đẹp hết sức đa dạng và nên thơ của cảnh ven sông.

    Nét trữ tình của Đà giang được thể hiện" đậm đặc "nhất qua tính từ" Lặng tờ ", hoang dại đậm màu sắc cổ tích. Sắc màu cổ tích được thể hiện trong một đoạn văn vừa đặc sắc vừa giàu chất thơ" Thuyền tôi trôi trên song Đà.. ". Tác giã đã khẳng định lại lần hai" Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê.. mà thôi "khiến cho sự" lặng tờ "của con sông Đà dày thêm. Bờ sông tiếp tục được miêu tả trong những hình ảnh so sánh độc đáo" Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.. "làm cho dòng sông trôi xa thêm vào miền mộng mơ, tiêu điều của cõi hồng hoang xa xôi.

    Có lúc ông dùng bút chấm phá" điểm nhãn "để làm nổi bật những nét đẹp thiên nhiên hữu tình của con sông Đà xa lạ mà mến thương. Với" Mấy lá ngô non đầu mùa mới nhú "," Mấy búp cỏ gianh giẫm sương đêm "đều gợi tả được sự nguyên sơ, thuần khiết, đầy tươi non, cả khung cảnh hiện lên giữa âm thanh dịu nhẹ của đàn cá dầm xanh quẫy nước. Đặc biệt nhất là hình ảnh" con hươu thơ ngộ.. "cất tiếng hỏi nhà văn" bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành "làm tang lên ảo giác như bước vào một cõi trong trẻo, không có thực, bỗng nhà văn" Thèm được giật mình vì.. "giúp nhà văn nhận ra rằng mình vẫn đang ở thế giới hiện thực.

    Tùy bút" Sông Đà "nói chung và đoạn trích nói riêng đã miêu tả thành công vẻ đẹp trữ tình của Đà giang với phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác ở cách tiếp cận khai thác đối tượng trên nhiều phương diện thẩm mĩ, văn hóa, dòng song được miêu tả như một công trình tuyệt vời của tạo hóa, Nhà văn sử dụng các thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo làm cho đối tượng trữ tình trở nên sinh động và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tác giả cũng sử dụng những hình ảnh đặc sắc lồng ghép vào câu văn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Đặc biệt nhà văn còn vận dụng hế thống ngôn từ và kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như văn hóa, giao thông, điện ảnh.. Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng con sông Đà-một hình ảnh tiêu biểu của vùng núi cao Tây Bắc, nó in đậm bản năng văn chương của Nguyễn Tuân.

    Qua vẻ đẹp trữ tình của dòng sông ta phát hiện được cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân bởi lẽ ông đã thành công khi chinh phục người đọc ở cái tôi độc đáo, tài hoa uyên bác với giác quan sắt nhọn tinh tế, ngôn từ điêu luyện, giàu hình ảnh. Cái tôi tài hoa còn được thể hiện ở niềm rung động say mê vẻ đẹp thơ mộng hùng vĩ của sông Đà và con người lao động trong những trang văn đẹp. Nhà văn đã phát hiện ra một sông Đà như một sinh thể sống, là công trình tuyệt mĩ của tạo hóa ở cách nhìn đa dạng và sự khám phá hiện thực có chiều sâu ở sự vận dụng kiến thức sách vở, tri thức đời sống một cách phong phú, ở sự giàu có ngôn ngữ. Đồng thời cái tôi tài hoa còn được thể hiện mạnh mẽ, sâu sắc ở chính tình yêu quê hương đất nước của một người nghệ sĩ chân chính, qua đó bộc lộ quan niệm của Nguyễn Tuân: Viết văn là để khẳng định sự độc đáo của chính người viết. Tùy bút chính là lối văn có thể bộc lộ hết được cái tôi trữ tình của nhà văn.

    Kể cả trước đây và mãi mãi sau này, những người nghệ sĩ cứ hát mãi khúc ca về những dòng sông. Hoàng Cầm hát về sông Đuống" Nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì", Văn Cao hát về sông Lô với điệu hồn hùng tráng, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đưa sông Hương vào những điệu hồn êm dịu. Một nhà văn độc đáo như Nguyễn Tuân cũng hát-hát về sông Đà bằng tất cả niềm yêu thương, tự hào. Bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác nhà văn đã tạo nên những trang văn đẹp về cả hình thức lẫn tư tưởng. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp trữ tình, hùng vĩ của con sông mà còn khẳng định sự lớn lao, sức mạnh phi thường của những con người bình thường trong hành trình chinh phục thiên nhiên.
     
    Mèo A Mao Huỳnh MaiThùy Minh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...