Phân tích vẻ đẹp của sông đà trong tùy bút người lái đò sông Đà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trương Thị Hồng Gấm, 26 Tháng mười hai 2020.

  1. Có thể nói Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ sinh ra vì cái đẹp, cả đời văn của mình ông luôn khao khát săn tìm và ngợi ca cái đẹp. Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình ông đã làm cho cái đẹp thăng hoa. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét: "Nguyễn Tuân - một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn say đắm". Tuy nhiên quan niệm về sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng có nhiều biến chuyển. Nếu trước cách mạng ông đi tìm cảm giác mạnh cái mới lạ ở chủ nghĩa xê dịch, ở đời sống trụy lạc thì sau cách mạng ông tìm và thể hiện cảm giác ấy trong những thành tích chiến đấu, trong những công trình xây dựng, trong những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mĩ trên đất nước mình. Với phong cách viết vô cùng độc đáo, uyên bác, rài hoa không quản nhọc nhằn ông đã cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhất. Tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Tuân không thể không nhắc đến "Người lái đò sông Đà" bài tùy bút được in trong tập Sông Đà. Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn không chỉ để thỏa niềm khát khao xê dịch mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng "thứ vàng mười đã qua thử lửa" ở tâm hồn của những con người lao động và để cảm nhận vẻ đẹp đa dạng của sông Đà vừa hùng vĩ, hung bạo nhưng cũng đồng thời không kém phần thơ mộng, trữ tình.

    Người lái đò sông Đà là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sĩ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi sử dụng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú để xây dựng nên hình tượng sông Đà tuyệt mĩ. Trước hết sông Đà hiện lên là một dòng sông hùng vĩ, hung bạo qua cái nhìn của Nguyễn Tuân nó còn lắm bệnh nhiều chứng, chốc dịu dàng, rồi chốc lại gắt gỏng thác lũ ngay đấy. Sông Đà lắm thác ghềnh, ngỗ ngược không chảy theo khuôn khổ. Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm của sông Đà được tác giả viết "đá bờ sông dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đứng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia". Chỉ với vài chi tiết phác họa con sông Đà hiện lên với nhiều phức tạp, khó khăn, nguy hiểm khôn lường. Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông này. Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông này "ngồi teong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ nhất vừa vụt tắt điện". Một lối so sánh độc đáo đầy táo bạo và cũng không kém phần tinh tế. Sông Đà đẹp nhưng đẹp ở vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại, nguy hiểm. Hơn thế nữa, Nguyễn Tuân còn khiến cho người đọc bất ngờ hơn khi miêu tả sự hùng vĩ, hung bạo qua hình ảnh "quãng mặt ghềnh Hát Lóong dài hàng ngàn cây số nước xô đá, đá xô song, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghê suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt, bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy". Với cấu trúc trùng điệp diễn tả theo kiểu móc xích, nước, sóng, đá tung hoành dữ dội trên mặt sông, sẵn sàng bất chấp hết, lật ngửa bụng thuyền lấy đi tính mạng nếu người lái thuyền khinh suất. Thật táo bạo, mãnh liệt và mạnh mẽ. Nguy hiểm hơn cả là những cái hút nước sâu ghê rợn, nó giống như một cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu, "nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc", nước ặc ặc lại như vừa rót dầu sôi vào, những bẹ gỗ những con thuyền nào vô ý là bị những cái hút nước hút xuống lòng sông và đánh cho tan xác, mươi phút sau mới thấy ở khuỷnh sông dưới. Với hàng loạt hình ảnh so sánh, nhân hóa vừa miêu tả, vừa trần thuật. Nguyễn Tuân đã miêu tả hút nước trên sông Đà như một loài thủy quái độc ác, hung tợn luôn muốn tiêu diệt con người. Nhắc đến sự hùng vĩ của sông Đà không thể không nhắc đến âm thanh của tiếng thác nước. Khi Nguyễn Tuân miêu tả tiếng thác nước réo ở nhiều khung bậc, người đọc có cảm tưởng như đang đứng trước con sông Đà hùng vĩ chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó tưởng đó: "Như là oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như là khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo, tiếng thác rônga như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tung rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng". Những câu văn với giọng điệu dồn dập, đầy cảm xúc. Một cảnh tượng hùng vĩ, nguy hiểm vô cùng. Một cách so sánh hiếm có tuyệt vời, hiếm thấy trong văn học. Nguyễn Tuân thực sự là bậc thầy ngôn từ ông thổi hồn vào những con chữ, khiến chúng như biết nói, biết rung động. Đặc biệt, nguy hiểm hơn nữa, đá trên sông Đà hình thành ba trận chiến với một chân trời đá, đá tướng, đá quân, đá tảng, đá hậu vệ.. mà mặt hòn nào cũng nhăn nhúm, khó chịu, đứng ngồi tùy theo ý thích. Nó biết bày cả trùng vi thạch trận ở trên sông, chúng bày theo binh pháp có đá tướng, đá quân, cửa sinh, cửa tử. Người lái đò muốn vượ qua dòng chảy này phải vượt qua cả ba trận chiến hiểm trở này. Khi lâm trận chúng còn biêt "dụ" thuyền vào, khiêu khích và giơ mọi món đòn hiểm hóc để uy hiếp tinh thần và tiêu diệt người lái đò. Trước khi giao chiến đá tướng hất hàm buộc người lái đò phải xưng danh tính trước khi giao chiến. Bước vào trận chiến thứ nhất có bốn cửa tử và một cửa sinh nằm ở bờ tả ngạn, "mặt nước ho la vang dậy quanh mình, ủa vào mà bẻ gãy cái chèo. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách".. Sang đến trận thứ hai "tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vao và cửa sinh lại được bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn". Sang đến trận thứ ba dường như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt hơn ". Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặn ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Khi người lái đò vượt qua trùng vi thạch trận và chiến thắng đá trên sông, khi hết trận Nguyễn Tuân miêu tả mắt bọn chúng tiêu ngiủ xanh lè. Có thể nói con sông chính là kẻ thù số một của người lái đò với tất cả đặc tính nham hiểm nhất.

    Tuy nhiên bên cạnh vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ, hiểm trở. Sông đà còn hiện lên thật thơ mộng và trữ tình biết bao. Qua ngòi bút tinh tế của tác giả" sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi. Mèo đốt nương xuân ". Thật tài hoa và trữ tình, một hình ảnh tuyệt đẹp hiện lên giữa rừng núi hiểm trở tây bắc. Đặc biệt khi tác giả miêu tả nước của dòng sông mới thật tuyệt vời làm sao" mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông đà không xanh màu canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về ". Những từ ngữ mượt mà tươi đẹp đã làm nên vẻ đẹp hiếm có của một dòng sông tưởng chừng chỉ có giận dỗi vàhung dữ. Từ trên cao nhìn xuống sông Đà được ví như một sợi dây thừng ngoằn ngoèo nằm dưới chân mình. Thật là một vẻ đẹp nhẹ nhàng, chân chất và tươi mới biết bao nhiêu. Sông Đà có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến lạ ki" bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nổi niềm cổ tích xưa. "Cảnh sắc hai bên bờ thật thơ mộng và tràn đầy sức sống". Nương ngô đang nhú ra những lá non đầu mùa, cỏ gianh đang ra những nõn búp, một đàn hươu đang vúi đầu gặm cỏ còn ướt đẫm sương đêm ánh lên như những viên ngọc khi ánh sáng ban mai rọi chiếu vào. Trên mặt sông có chuồn chuồn, bươm bướm bay lượn thỉnh thoảng tắm mình xuống dòng sông, đàn cá dầm xanh lâu lâu phóng vọt lên khỏi mặt nước phơi chiếc bụng trắng xóa như những chiếc thoi rơi. Qua đôi mắt của người lái đò hay đôi mắt của chính tác giả, sông Đà tạo nên những dòng cảm xúc lạ kì. Nó như là một người bạn cố nhân lâu ngày gặp lại mà người bạn ấy lại lắm bệnh nhiều chứng. Có lẽ, khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng.

    Viết về dòng sông trữ tình, Nguyễn Tuân đã cho ta thấy thiên nhiên Tây Bắc đâu chỉ có hùng vĩ dữ dội mà còn thơ mộng, say đắm lòng người, đẹp tựa như tranh. Qua đây ta thấy rằng thiên nhiên Việt Nam đâu đâu cũng đẹp, như Tố Hữu nói: "nước non mình đâu đâu cũng đẹp như tranh". Bài văn tuy ngắn nhưng cho ta thấy phần nào tài năng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân ở thể loại tùy bút. Sau cách mạng, ông vẫn giữ được những nét thống nhất trong văn phong của mình. Ngôn từ của nhà văn phong phú vô cùng đa dạng ở nhiều lĩnh vực. Câu văn dài hơi gợi tả hình ảnh con sông dài ngang mảnh đất Tây Bắc duyên dáng. Cách so sánh độc đáo, tài tình có sức gợi hình gợi cảm. Sông Đà quả là một kiệt tác của tạo hóa làm rung động trái tim biết bao đọc giả:"đọc người lái đò sông Đà ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ.. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tác nên những tác phẩm kì vĩ (Phan Huy Đông).
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...