Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài Tây Tiến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi vivutheogio, 6 Tháng mười 2021.

  1. vivutheogio Thời gian là tĩnh, thứ lưu động là con người

    Bài viết:
    37
    Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài Tây Tiến

    [​IMG]
    KHỔ 1:

    VẺ ĐẸP BI TRÁNG


    "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi"

    - "đoàn quân mỏi" : Sự gian nan, vất vả

    "Anh bạn dãi dầu không bước nữa

    Gục lên súng mũ bỏ quên đời"


    - "dãi dầu" : Đối mặt với sương gió, mưa nắng khắc nghiệt của núi rừng -> vất vả

    - "Không bước nữa" : Chết hoặc nghỉ ngơi

    - > Nghệ thuật nói giảm nói tránh đã làm cho câu thơ giảm đi tính đau thương, làm tăng thêm sự bi tráng của người lính trên chặng đường hành quân

    - "Gục lên súng mũ" : Đó có thể là nghỉ ngơi, chết hoặc ngủ thiếp đi

    - > Mặc dù có gian nan, hy sinh, mất mát nhưng người lính vẫn hành trang, áo mũ bên mình -> bi mà không lụy

    => Những chi tiết trên đã góp phần thể hiện vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của người lính trên chặng đường hành quân hào hùng. Đó chính là chất kiêu ngạo của người lính trẻ dù đối mặt với bao vất vả, gian lao


    VẺ ĐẸP LÃNG MẠN

    "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"


    Sau chặng đường hành quân vất vả, người lính dừng chân và quây quần trong niềm vui ấm áp, niềm hạnh phúc bên nồi cơm còn thơm mùi gạo mới

    - "Nếp xôi" : Là hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, của tình quân dân đằm thắm tha thiết. Chính nồi cơm nghi ngút khói ấy đã gắn kết tình nghĩa thủy chung giữa người dân Tây Bắc với bộ đội kháng chiến

    - "Mùa em" : Là một sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng, dùng để chỉ vẻ đẹp của những cô gái Mai Châu đảm đang, tháo vát, "giỏi việc nước đảm việc nhà"

    - > Câu thơ gợi lên sự ấm áp, đằm thắm tình quân dân


    KHỔ 2TÂM HỒN LÃNG MẠN, LẠC QUAN

    "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa"

    - "bừng lên" : Sự bừng sáng của ngọn đuốc, của tâm hồn tươi trẻ, nhộn nhịp, tưng bừng trong giờ phút văn nghệ -> dưới ánh sáng lung linh của lửa trại, không khí cũng trở nên tưng bừng và nhộn nhịp

    - "Đuốc hoa" : Đó là ngọn lửa trại bừng cháy (hiện thực), khiến người lính liên tưởng đến ngọn nến trong đêm tân hôn (lãng mạn) -> thể hiện niềm vui, hạnh phúc

    - > Vẻ đẹp tâm hồn của người lính trẻ hào hoa, lãng mạn trong ánh sáng lung linh và liên tưởng về những điều hạnh phúc


    "Kìa em xiêm áo tự bao giờ"

    - "kìa em" : Không chỉ diễn tả sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, sung sướng mà còn diễn tả niềm say mê

    - "Xiêm áo" : Trang phục rực rỡ của các cô gái núi rừng Tây Bắc -> các cô gái Thái hiện lên như nhân vật trung tâm của đêm liên hoan với vẻ đẹp duyên dáng, tình tứ, e thẹn


    "Kèn lên man điệu nàng e ấp

    Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"


    - Tâm hồn lãng mạn của những người chiến binh Tây tiến thể hiện qua cảm hứng lãng mạn hướng về những màu sắc có tính chất xứ lạ phương xa và những nhu cầu văn hóa tinh thần:

    + Họ thật sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ trước những điệu múa của người dân tộc (man điệu). Họ thực sự thích thú trước âm thanh tiếng khèn gửi về những miền đất xa xôi (nhạc về Viên Chăn).

    + Những người lính vốn xuất thân từ học sinh, sinh viên đâu chỉ mang theo cuộc đời người lính những vũ khí, những súng ống, gươm đao.. mà còn mang cả những nhu cầu văn hóa tinh thần. Họ tổ chức những đêm liên hoan văn nghệ, họ ngất ngây trong âm thanh của tiếng khèn, họ biết thưởng thức những vũ điệu của người dân tộc. Hình ảnh những cô gái Tây Bắc, nghệ thuật múa, nghệ thuật âm nhạc đã xây nên bao hồn thơ trong tâm hồn những người lính Tây Tiến.


    KHỔ 3:

    NGOẠI HÌNH


    Quang Dũng đã đem đến cho người đọc bức chân dung ngoại hình về đoàn binh năm xưa qua những chi tiết: "Không mọc tóc", "quân xanh", từ đó gợi ra điều kiện chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, khốc liệt.

    - "Không mọc tóc" : Có thể hiểu đó là những người lính cắt tóc thích nghi với điều kiện chiến đấu hoặc do căn bệnh sốt rét hoành hành ác liệt

    - "Quân xanh màu lá" : Ta có thể hiểu người lính làm vậy để ngụy trang, hoặc do bệnh sốt rét và thiếu thốn vật chất

    - > Cho thấy hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, điều kiện chiến đấu của người lính Tây Tiến và cảm hứng bi tráng vê người lính oai phong, kiêu hùng


    KHÍ PHÁCH, TÂM HỒN

    a) Kiêu hùng

    - "Mắt trừng" : Thiếu ngủ, tập trung canh gác. Đó cũng có thể ánh mắt thiêu cháy kẻ thù

    - "Gửi mộng" : Mộng giết giặc, mộng hòa bình

    - >Sự quyết tâm, kiên cường dù trong bất kì hoàn cảnh nào

    B) Lãng mạn

    - "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" Dáng kiều thơm là dáng thiếu nữ kiều diễm, thanh lịch, quyến rũ của thủ đô.

    - >Chất nghệ sĩ, tâm hồn hào hoa lãng mạn

    C) Bi tráng

    - Sử dụng các từ cùng trường nghĩa: "Mồ viễn xứ", "chẳng tiếc đời xanh", "anh về đất". Đây vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang tính biểu tượng khắc họa sự khốc liệt của hiện tranh. Những người lính ấy xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, sẵn sàng ra đi vì Tổ quốc

    - Ẩn dụ "áo bào" giảm đi nỗi đau thương mất mát, tăng lên vẻ hào hùng, lẫm liệt

    - Dòng sông Mã – chứng nhân lịch sử đã gầm lên "khúc độc hành" như bản hùng ca tiễn người lính về nơi an nghỉ cuối cùng


    ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT:

    Sự thành công của Tây Tiến trước hết ở thi liệu, từ ngữ, hình ảnh sáng tạo, độc đáo, đồng thời kết hợp với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc: Ẩn dụ, hoán dụ.. Đặc biệt, giọng điệu giàu chất nhạc, vừa thiết tha lại vừa bi tráng. Tất cả đã góp phần khắc họa thành công bức chân dung người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa, đậm chất bi tráng trên phông nền thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội.

    Mở rộng: SO SÁNH TÂY TIẾN VÀ ĐỒNG CHÍ

    Giống

    - Đều là hình tượng của những người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - thiếu thốn đủ thứ về vật chất, từ quân phục, thuốc thang, trang thiết bị cần thiết..

    - Ở họ đều hiện lên vẻ đẹp của những người lính oai hùng, dũng cảm, với tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn

    Cả hai bài thơ đều mang chất hiện thực và vẻ đẹp lãng mạn


    Khác

    - Người lính Tây Tiến xuất thân là những học sinh, sinh viên Hà Nội nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mà xếp bút nghiên lên đường tranh đấu. Họ mang đậm vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, có cái nhìn hóm hỉnh, ngang tàng vừa mang vẻ đẹp bi tráng, hào hùng; hiện lên chủ yếu qua bút pháp lãng mạn bay bổng.

    - Họ không chỉ phải chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn gian khổ mà còn phải chứng kiến sự hi sinh của đồng đội. Cả bài thơ đã có tới hai lần Quang Dũng nhắc tới cái chết

    - Người lính trong bài Đồng chí xuất thân là những người nông dân đến từ các làng quê; họ mang đậm vẻ đẹp hồn hậu, chất phác, khiêm nhường; nêu cao tình đồng chí sâu nặng, cao cả giữa những người lính áo nâu mới bước vào kháng chiến; hiện lên qua bút pháp hiện thực.

    - Người lính trong Đồng chí mới chỉ trải qua những khó khăn, thiếu thốn vật chất, những cơn sốt rét rừng. Cái chết không được nhắc đến ở đây
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...