Phân tích tình huống truyện của Vợ Nhặt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Heo nhỏ dễ gần, 5 Tháng tám 2021.

  1. Heo nhỏ dễ gần

    Bài viết:
    6

    Kim Lân được mệnh danh là "cha đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một long đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyễn thủy của cuộc sống nông thôn". Lần đầu tiên trong lịch sử VHVN đã có 1 nhà văn đã xoắn quần lội xuống bùn để lắng nghe hơi thở nồng nàn của đất đai, của cuộc sống người nông dân Bắc Bộ để tái hiện mồn một trên mỗi trang viết. Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi văn phong giản dị, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Trong số những tác phẩm của minhg, Kim Lân đã gửi tới người đọc 1 tác phẩm kinh điển thể hiện tình cẩm đậm đà của ông dành cho những số phận nông dân nghèo trong xã hội cũ- "Vợ Nhặt". Trong tác phẩm, Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện độc đáo, cảm động, chứa đụng nhiều giá trị tư tưởng sâu sắc.

    Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Tình huống truyện là một lát cắt, một khúc của đời sống nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người ta thấy được tram năm của đời thảo mộc." Tình huống truyện là vấn đề then chốt của truyện ngắn, là cánh cửa mở ra để người đọc vào đó khám phá vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của nhân vật, đồng thời tái hiện bức tranh đời sống xã hội.

    Trong "Vợ Nhặt", Kim Lân đã xây dựng nên tình huống truyện thể hiện ở phần nhan đề của tác phẩm. "Vợ Nhặt" là một nhan đề gây ấn tượng sâu sắc. "Nhặt" là 1 động từ chỉ những hành động ngẫu nhiên, thờ ơ, không chú tâm để lấy một vật gì đó, thường là nhặt từ dưới đất lên, vì vật đó quá nhỏ bé nên không ai để ý hoặc không còn giá trị nên bị vứt bỏ. "Vợ" là một nhân vật quan trọng trong đời của người đàn ông, lấy vợ lại là 1 việc trọng đại trong đời người. Thế nhưng, ở nhan đề này, từ "nhặt" đã làm định ngữ cho từ "vợ" khiến nhan đề gợi lên cho người đọc về giá trị của người vợ khi được nhặt về như cỏ rác, cũng đồng thời hình dung được tình cảnh của người chồng khi 1 việc lớn lao, trọng đại của đời người lại hành động 1 cách ngẫu nhiên, thờ ơ, không chú tâm. Như vậy, nhan đề truyện phần nào đã hàm chứa tình huống truyện trong đó.

    Tình huống truyện nhặt vợ trong truyện ngắn cùng tên này thể hiện qua việc: 1 anh chàng ở xóm ngụ cư nghèo khổ độc thân, đứng tuổi, xấu xí, làm nghề đẩy xe thóc lên tỉnh chỉ với vài câu bông đùa và mấy bát bánh đúc là đã có được vợ - 1 cố gái đang đứng bên bờ vực của cái chết vì nạn đói. Họ trở thành vợ chồng giữa khung cảnh tối sầm của sự đói khát. Tình huống truyện này là 1 tình huống oái ăm, trớ trêu, đồng thời cũng rất cẩm động.

    Sự trớ trêu đầu tiên xuất hiện ở nhân vật Tràng – chủ thể của hành động nhặt vợ là: Anh cu Tràng ngay trong hoàn cảnh bình thường cũng ít có khả năng lấy được vợ ấy vậy mà Tràng lại có vợ, thâm chí là chóng vánh, dễ dàng đến mức hắn cũng không thể tin nổi.

    Sự trớ trêu thứ 2 đặt ra ở hoàn cảnh nhặt vợ của Tràng: Hôn nhân là biểu tượng của cuộc sống gia đình, của sự sinh con đẻ cái, của sự sống, sự hạnh phúc. Vậy mà việc nhặt vợ của Tràng diễn ra vào thời điểm khủng khiếp nhất của nạn đói, khi làng ngụ cư bao trùm trong không khí chết chóc, lạnh lẽo. Tình huống éo le đã được tạo ra bởi sự đối lập khốc liệt giữa sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc vầ đau khổ, giữa hi vọng và tuyệt vọng.

    Tình huống trớ trêu ấy cũng gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người: Dân xóm ngụ cư thì thầm phỏng đoán, bà cụ Tứ không tin vào mắt mình và ngay cả Tràng cũng ngỡ ngàng, bang hoàng như đang trong một giấc mơ.

    Đây cũng là tình huống đầy cảm động bởi không ai nghĩ được rang trong nạn đói, trong sự thê lương của chết chóc, Tràng vẫn dang đôi tay cứu vớt, cứu mạng người đàn bà không còn nơi nương tựa dẫu biết trước mắt mình là cái chết, lưỡi hái tử thần đang bủa vậy tứ phía.

    Việc xây dựng tình huống vợ nhặt có ý nghĩa giá trị rất to lớn giúp nhà văn Kim Lân gửi gắm những vấn đề lớn lao của cuộc sống, con người, đem đến cho tác phẩm những giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc.

    Tình huống truyện kì lạ, độc đáo của tác phẩm đã giúp nhà văn phản ánh chân thực bức tranh hiện thực của làng quê Việt Nam trong nạn đói 1945, qua đó bộc lộ những nét sâu đậm nhất của tư tưởng nhân đạo. Tràng đưa vợ về nhà và bắt đầu cuộc sống gia đình trong khung cảnh làng ngụ cư tràn ngập âm khí với những đám người đói dìu dắt nhau xanh xám, dật dờ như những bóng ma bên những người chết "còng queo" chưa kịp chôn cất, với âm thanh của tiếng hờ khóc người chết, tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, với mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác nhận và nhất là với bóng tối lạnh lẽo, thê lương trùm phủ xóm làng.

    Không chỉ dừng lại ở việc phản ảnh hiện thực với những âm thanh, hình ảnh, Kim Lân còn phản ánh bề sâu của hiện thực khi sự đói khát khiến giá trị con người trở nên bi hài, chua chát đến tội nghiệp. Sự đói khát đã khiến cho hình hài, bộ dạng của con người ngày càng trở nên tiều tụy, thê thảm. Trẻ con xóm ngụ cư ủ rủ như những cụ già, người lớn thì mặt u tối, hốc hác, người vợ nahwtj mặc bộ quần áp tả tơi như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn 2 con mắt.

    Sự đói khát đã hủy hoại cả nhân cách con người, điều này thể hiện chua xót nhất ở nhân vật người vợ nhặt. Một người đàn bà phải vứt bỏ cả ý tứ, phép tắc xả giao, sĩ diện, xấu hổ, bấu víu vào một câu hò bông đùa để kiếm miếng ăn, bào vào một câu hò tầm phơ tầm phào để đi theo một người đan ông xa lạ kiếm chỗ nương thân.

    "Vợ Nhặt" cũng cho thấy giá trị của con người trở nên rẻ rung, thảm hại, đáng thương, miếng ăn ngày đói đã trở thành sự khởi đầu và đích đến của một mối quan hệ thiêng liêng, trở thành yếu tố chi phối khốc liệt tới nhân cách con người.

    Tư tưởng nhân đạo của Kim Lân cũng qua tình huống này mà được bộc lộ rõ nét. Tình huống cho thấy sự đói khát không làm con người mất đi long nhân ái. Tràng chia sẻ miếng ăn với một người xa lạ, một người đàn bà khốn khó không phải chỉ vì liều lĩnh mà đằng sau đó là bởi tâm long hòa hiệp của một người đàn ông cúa trái tim nhân ái. Tình huống truyện này cũng cho thấy, trong long người đàn ông này không hề có sự rẻ rúng, coi khinh người vợ nhặt. Ngay cả khi đưa vợ về nhà, TRàng vẫn rất trân trọng, nâng niu, lo lắng. Ngoài ra, qua tình huống này, người đọc cũng thấy được tấm long nhân hậu. Vị tha của bà cụ Tứ trước việc nhặt vợ của cậu con trai. Dù phải chấp nhận thêm một miệng ăn ngày đói khát, bà cụ tứ có lo, có buồn tủi nhưng hơn tất cả, bà vui mừng thương yêu các con vô bờ bến. Tình huống truyện này đã làm nổi rõ vẻ đẹp biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ, quan tâm lẫn nhau trong những ngày khốn khổ nhất của nạn đói.

    Câu chuyện nhặt vợ của Tràng đac cho thấy tấm long nhân ái của con người không thể bị hủy hoại trước sự đói khát, sự đe dọa ghê gớm của cái chết. Đồng thời, thể hiện được khao khát hạnh phúc mãnh liệt của các nhân vật cũng như của nhân dân ta ngày đó. Và tình huống cũng khẳng định một điều rất cảm động là con người không bao giờ mất đi hi vọng sống, hi vọng vào tương lai tươi sang dẫu trong bất kì hoàn cảnh nào.

    Tư tưởng nhân đạo của truyện ngắn là một trong những tiêu chí đánh giá giá trị của tác phẩm. Dù văn học ở giai đoạn nào, tư tưởng này luôn là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Trước Cách Mạng tháng 8-ện 1945, các truyện ngắn của một số nhà văn hiện thực thiên về thể hiện tư tưởng nhân đao thông qua việc thể hiện sự thương xót cho số phận của nhân vật nhưng họ chưa tìm ra con đường giải phóng cho hình tượng nhân vật mình xây dựng nên. Vì vậy, Ngô Tất Tố vẫn để chị Dậu vùng chạy ra ngoài, Chí Phèo của Nam Cao vẫn phải chết trước ngưỡng cửa nhà Bá Kiến để được quay về làm người lương thiện, lão Hạc tự giải thoát cho mình bằng cách ăn bã chó.. Từ đây, khi đối chiếu các tiêu chí của giá trị nhân đạo trong văn bản "Vợ Nhặt" chúng ta mới nhìn được hết tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của Kim Lân. Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới trong tâm trí Tràng ở cuối truyện đã khẳng định chắc chắn hơn về niềm tin và sức mạnh giải phóng con người. Đó là hình nahr cho thấy những hi vọng của người dân xóm ngụ cư, của mẹ con Tràng không còn hão huyền, viển vông mà đó là tín hiệu chắc chắn của sự đổi đời sẽ được thực hiện hóa trong tương lai.

    Cảm hứng nhân đạo mới mẻ này đã bao trùm toàn bộ các tác phẩm từ sau Cách Mạng tháng 8-1945. Điều đó cũng đánh dấu sự thay đổi của các nhà văn Việt Nam thời kì đó.
     
    Không Tin AiThùy Minh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 2 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...