Phân tích thói quen mua sắm 2 miền nam bắc

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Admin, 9 Tháng năm 2016.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Sự khác nhau giữa thói quen mua hàng của người Hà Nội và người Sài Gòn. Bạn nào muốn kinh doanh bán hàng qua mạng nên đọc và nghiên cứu.

    Người Sài Gòn kết từ ấn tượng đầu bên, Hà Nội đắn đo năm lần bảy lượt.

    Nghiên cứu của FTA trong tháng 5.2009 cho thấy, người Hà Nội là những người cẩn trọng và khắt khe nhất trong việc lựa chọn sản phẩm. Trong khi đa phần người tiêu dùng ở các thành phố khác thường dựa vào sự tin tưởng và trải nghiệm đầu tiên với sản phẩm (đứng đầu là TP. HCM với 83%) thì người tiêu dùng Hà Nội có thể thay đổi suy nghĩ vài lần trước khi ra quyết định. Họ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp, đối tác) và sẽ không bao giờ mua những gì mà người khác không mua. Do đó, để giành được niềm tin của người tiêu dùng Hà Nội, không chỉ đơn giản là giành được niềm tin của một người mà là niềm tin của cả tập thể.

    Nếu áp dụng phương pháp phân khúc thị trường thì với tính độc lập trong mua sắm, người tiêu dùng TP. HCM gồm nhiều phân khúc khác nhau, còn người tiêu dùng Hà Nội là một phân khúc riêng biệt. Nhưng phân khúc này rất phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố và vẫn còn là một án số đối với các marketer. Tuy không cần phải xây dựng nhiều chiến lược khác nhau như TP. HCM, nhưng một chiến lược marketing cho Hà Nội không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bước tiếp cận ban đầu luôn tốn thời gian và cần sự đầu tư lởn. Tuy nhiên, khi đã thích một sản phẩm hay thương hiệu nào rồi thì mức độ trung thành của họ là rất cao, khác hẳn với người tiêu dùng TP. HCM luôn sẵn sàng đón nhận cái mới. Đặc biệt, do có thói quen lắng nghe người khác và bị ảnh hưởng bởi cộng đồng nên người thủ đô cũng có khuynh hướng trung thành với thương hiệu nội bơn TP. HCM.

    Người miền Nam độc lập trong mua sắm hơn người miền Bắc. Điểm khác nhau chủ yếu giữa người tiêu dùng hai miền là thiên hướng "Tôi" so với "Chúng ta" của họ. Thiên hướng "Tôi" chiếm đa số ở miền Nam, họ quan tâm ít hơn đến ý kiến của người khác và khi cần quyết định tiêu dùng họ chủ yếu dựa vào nhu cầu và mong muốn của bản thân mình. Thiên hướng "Chúng ta" lại chiếm đa số ở thị trường miền Bắc, họ thường bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác và các định kiến xã hội, họ muốn được chú ý và nổi bật trong đám đông, nhưng đồng thời cũng không muốn phá vỡ những quy tắc chuẩn mực của xã hội.

    Người miền Bắc ưa thích hàng hiệu, người miền Nam mua gì mình thích

    Người miền Bắc có một thói quen có vẻ ngược lại với thói quen tiết kiệm của mình, đó là họ rất thích sản phẩm cao cấp – hàng hiệu (71% cho rằng họ rất thích hàng cao cấp). Người miền Bắc rất dễ bị thu hút bởi các sản phẩm cao cấp đặc biệt là các sản phẩm giá trị như cao. Họ có xu hướng thích tiết kiệm và có suy nghĩ cho lâu dài.. Do đó khi cần cho các sản phẩm cao cấp thì khả năng chi trả của họ là rất cao.

    Người tiêu dùng ở miền Nam là những người có xu hướng "tiêu dùng nhanh" – họ sẽ mua cái gì họ cần vào lúc đó. Họ vẫn thích các sản phẩm cao cấp nhưng 48% cho rằng những thứ đó chỉ dành cho những người thích gây sự chú ý, do vậy họ thích chi tiền mua những sản phẩm thiết yếu hơn.

    Miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực.

    Đối với người tiêu dùng ở cả hai miền, chất lượng bao giờ cũng là yếu tố được quan tâm đầu tiên, tuy nhiên, việc định nghĩa như thế nào là "chất lượng" còn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể cũng như trình độ, kinh nghiệm với ngành hàng của từng người. Có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng Hà Nội lại rất chuộng hàng hiệu, đặc biệt là những mặt hàng giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, không chỉ là để thỏa mãn tâm lý coi trọng vẻ bề ngoài, thích nổi bật trước đám đông mà còn do suy nghĩ về lâu dài thì mua một sản phẩm có chất lượng sẽ tiết kiệm hơn. 70% sẵn sàng trả thêm tiền cho một sản phẩm mới hoặc độc đáo, trong khi đó tỉ lệ này ở TP. HCM hay Cần Thơ chỉ có 55% hay 46%. Họ cũng quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ này là tuyệt đối với trên 94%. Hà thành cũng là nơi đòi hỏi phải được đối xử như một khách VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc cao cấp đối với những ngành hàng giúp người tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn.

    Trong khi đó, người miền Nam thường chọn sản phẩm dựa trên những trải nghiệm chính thức từ sản phẩm hay dịch vụ đem lại, bao gồm những giá trị hữu hình và vô hình như tính năng của sản phẩm, dịch vụ. Nhưng họ cũng không bỏ qua những lợi ích cảm tính mang lại từ sản phẩm hay dịch vụ đó. Điển hình là Cần Thơ, nơi có số người lựa chọn sử dụng thương hiệu nổi tiếng nhiều nhất, nhưng cũng là những người ít tìm kiếm những giá trị biểu trưng mà chú trọng hơn vào chất lượng của sản phẩm. Họ chỉ mua cái họ cần hơn là mua để khoe khoang với mọi người và không tìm mọi cách để mua các sản phẩm đắt tiền. Hai thành phố này cũng không đòi hỏi phải được đối xử như khách VIP nhiều như Hà Nội, mà quan tâm đến chất lượng phục vụ nhiều hơn. 80% người tiêu dùng TP. HCM và 74% người tiêu dùng Cần Thơ cho rằng thái độ phục vụ còn quan trọng hơn bản thân sản phẩm, trong khi tỉ lệ này ở Hà Nội là 70% và Đà Năng 67%. Nam bộ cũng là nơi quan tâm đen yếu tố thân thiện với môi trường nhiều nhất khi quyết định chọn mua một sản phẩm.

    Người miền Nam mua sắm tùy hứng, người miền Bắc lên lịch rõ ràng.

    Người miền Nam có xu hướng mua sắm nhanh và tùy hứng. Không bị áp lực bởi tâm lý khẳng định bản thân, thể hiện đẳng cấp và cũng không có thói quen tiết kiệm để có thể chi trả cho các sản phẩm đắt tiền nên họ có khuynh hướng mua các sản phẩm rẻ tiền hơn và mua sắm cũng thoải mái hơn. Chi tiêu nhiều hơn, nhưng chỉ 62% lên kế hoạch chi tiêu trong tháng, không nhiều và chặt chẽ như người tiêu dùng miền Trung và miền Bắc. Họ thích một mức giá cố định hơn là phải mạc cả. Trong khi 55% người tiêu dùng Hà Nội và 59% người tiêu dùng Đà Nẵng thích mặc cả thì chỉ có 48% người tiêu dùng Cần Thơ và 28% người tiêu dùng TP. HCM thích hình thức này. Vì thế, hãy làm cho cuộc sống của họ thoải mái hơn phù hợp với thói quen mua sắm.

    TP. HCM cũng là nơi có số người thích mua sắm tại kênh hiện đại nhiều nhất. Trong khi chợ vẫn là nơi mua sắm được ưa thích với người tiêu dùng cả Hà Nội (56%), Đà Nẵng (63%) và Cần thơ (70%), trong khi chỉ có 26% người tiêu dùng TP. HCM thích kênh mua sắm này. TP. HCM cũng ưa thích các hoạt động marketing tại điểm bán nhiều hơn những thành phố khác. Vì thế, việc chú ý đến các kênh phân phối, các hoạt động khu rến mãi và trưng bày trong cửa hàng với TP. HCM đóng vai trò rất quan trọng. Họ cũng là người coi trọng bao bì thiết kế của sản phẩm nhất, tuy nhiên thiết ke này phải theo hướng nghệ thuật chứ không thích màu sắc như người tiêu dùng Cần Thơ và Hà Nội. Người tiêu dùng Hà Nội và nhất là TP. HCM (chỉ 25%) không thích mua sản phẩm có khối lượng lớn để tiết kiệm chi phí, trong khi người tiêu dùng ở Đà Nẵng (75%) và Cần thơ (66%) rất thích hình thức này.

    Người miền Bắc thích khuyến mãi, miền Nam không bị ảnh hưởng nhiều.

    Nếu tính riêng các loại hình quảng cáo, ta có thể thấy rõ hơn sự khác biệt nảy. Số người thích xem quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Hà Nội cao hơn từ gấp hai đến ba lần so với TP. HCM, thậm chí cá biệt có khi đến năm lần. Người Hà Nội thật sự xem quảng cáo là một nguồn tham khảo hữu ích khi muốn mua một món đồ nào đó, cảm thay tin tưởng hơn đổi với sản phẩm có quảng cáo nhiều và việc họ thích sản phẩm nào hơn cũng phụ thuộc vào yếu tố nổi tiếng của quảng cáo đó. Nội dung của quảng cáo cũng được họ chú ít và yêu thích hơn người tiêu dùng TP. HCM. Tỉ lệ yêu thích những mẫu quảng cáo lạ, độc đáo và hài hước lẫn những mẫu quảng cáo có nội dung ăn ý một cách có nghĩa cũng cao hơn một cách khác biệt. Điều đáng chú ý là sự yêu thích phong cách quảng cáo giữa các miền cũng rất khác nhau. Theo nghiên cứu của FTA, người miền Bắc thích những mẫu quảng cáo âm hưởng "đao to búa lớn", trong khi người miền Nam thì thích những mẫu quảng cáo hài hước hơn.

    Nhìn chung, những thành phố lớn như TP. HCM hay Hà Nội thích quảng cáo ngoài trời và billboard cũng như các hình thức quảng cáo hiện đại như ti vi LCD.. Họ cũng tin vào lời khuyên của bạn bè và những mồi quan hệ cá nhân nhiều hơn quảng cáo.

    Bên cạnh việc dễ bị tác động bởi quảng cáo, người tiêu dùng Hà Nội cũng hứng thú hơn với những hoạt động khuyến mãi trong cửa hàng và dịch vụ hậu mãi. Các chương trình khuyến mãi nên chú trọng vào giá và giảm giá là hình thức họ yêu thích nhất, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng TP. HCM thì phức tạp hơn, chỉ một hình thức không thôi thì chưa đủ để họ lưu tâm. Không chỉ thích nhiều loại hình khuyến mãi cùng lúc, mỗi hình thức còn phải phù hợp với từng ngành hàng như thêm dung lượng sản phẩm hay kèm quà tặng cho những ngành hàng thông dụng như dầu gội, nước uống, giảm giá bán cho những sản phẩm có giá trị lớn như ti vi, tủ lạnh.. cũng như đa dạng hóa các chiến lược marketing nói chung.

    Người miền Bắc sống cho tương lai, người miền Nam sống cho hiện tại.

    Người miền Bắc kiếm được 10 đồng, nhưng chi tiêu 1 đồng; người miền Nam kiếm được 10 đồng nhưng chi tiêu tới 11 đồng.

    Câu nói này dường như diễn tả rất đúng thói quen tiêu dùng ở 2 miền. Theo nghiên cứu của Nielsen (2008), người miền Nam sẵn sàng đi vay mượn của ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác cho các nhu cầu tiêu dùng của mình, trong khi đó hơn một nửa (57%) người miền Bắc cho biết họ sẽ không vay tiền từ ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tài chính nào. Trong mắt người miền Bắc, việc vay mượn tiền hay bị phụ thuộc tài chính sẽ khiến họ bị "mất mặt".
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng năm 2016
  2. Đăng ký Binance
  3. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Info graphic sự khác nhau giữa thói quen mua sắm 2 miền

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...