Phân tích sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà Của Nguyễn Tuân - Văn học 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Amalife, 9 Tháng tám 2021.

  1. Amalife

    Bài viết:
    12
    Đề bài: Phân tích vẻ đẹp con sông Đà hung bạo ở miền Tây Bắc của Tổ quốc trong tác phẩm "Người lái đò sông đà" của Nguyễn Tuân. Từ đó, bình luận về cách nhìn, cách miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân qua việc "tìm kiếm chất vàng" của thiên nhiên Tây Bắc.

    Bài làm

    Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm "Người lái đò sông Đà" và vấn đề cần nghị luận.

    Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông viết bằng cái ngông và bằng tình yêu tha thiết. Trong đó "Người lái đò sông Đà" là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế của ông. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sĩ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo cho người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú. Qua tác phẩm, đã miêu tả vẻ đẹp của sông Đà, chúng ta thấy được cách nhìn, cách miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân qua việc "tìm kiếm chất vàng" của thiên nhiên Tây Bắc.​

    Thân bài:

    1. Vẻ đẹp hung bạo của dòng sông Đà được thể hiện và dẫn chứng qua các quãng sông:

    + Cảnh đá bờ sông dựng vách thành

    + Quãng mặt ghềnh Hát Loóng

    + Quãng Tà Mường Vát dưới Sơn La (Hút nước)

    + Thác nước sông Đà

    + Thạch trận trên sông Đà​

    Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện ra không phải như một cảnh trí thiên nhiên thông thường mà là một sinh thể sống động có cá tính, có tâm trạng với hai nét tính cách cơ bản là hung bạo và trữ tình. Sự hung bạo, dữ dội của sông Đà được thể hiện trước hết ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Với đá dựng hai bên bờ sông khiến cho lòng sông ở quãng này trở nên hẹp, tối, lạnh và sâu hun hút. Cái âm u cùa khúc sông được nhà văn gợi lên qua hình ảnh "mặt sông chỉ đúng ngọ mới có mặt trời". Đá ở hai bên bờ sông đã chắn hết ánh nắng, chúng không cho bất cứ tia nắng nào rọi chiếu xuống mặt sông lúc giữa trưa. Bởi thế ở quãng sông này thì ngoài lúc chính ngọ luôn mang một sự âm u, lạnh lẽo đến ghê người. Hình ảnh vừa giúp người đọc hình dung được độ cao của cảnh đá hai bên bờ sông mà vừa diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của những khúc sông có đá dựng thành vách. Rồi lại có đoạn lòng sông bị chẹt lại "như cái yết hầu" mà có quãng con nai con hổ vượt từ bờ bên này sang bờ bên kia.. ". Vẫn là lối so sánh quen thuộc, nhà văn lấy một bộ phận ở cổ họng con người để diễn tả hình ảnh dòng chảy vô cùng nhỏ hẹp. Ở những chỗ đá chẹt lòng sông Đà" như cái yết hầu ", lưu tốc của dòng chảy rất lớn, nhất là vào mùa nước lũ. Đi vào một khúc sông như thế, không thể không cảm thấy sự nguy hiểm đang rình rập. Có lẽ vì chính vì cái âm u, tăm tối ấy mà con người trên những chuyến đò ngược xuôi trên sông Đà qua quãng ấy" đang mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh ". Nhắc đến cái độc đáo trong phong cách của nhà văn Nguyễn Tuân có lẽ phải nhắc đến cái cách ông thường đặt những đối nghịch cạch nhau. Mượn cái đối nghịch để tạo ấn tượng mạnh mẽ về đối tượng được miêu tả. Mùa hè với cái oi nồng luôn làm con người khó chịu, nhưng cảm thấy lạnh giữa mùa hè thì có lẽ chỉ có nhà văn Nguyễn Tuân mới gợi được trường liên tưởng ấy ở người đọc về mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh. Để kết lại cái ấn tượng mạnh mẽ mà đá sông Đà mang lại, nhà văn Nguyễn Tuân đã mượn lối so sánh rất độc đáo:" như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt vụt đèn điện. ". Hình ảnh liên tưởng, so sánh độc đáo, bất ngờ mà chính xác. Nhà văn so sánh cái cảm giác của con người giữa thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với một khoảnh khắc của đời sống hiện đại giữa chốn thành thị. Đoạn văn ngắn chỉ với bốn câu, nhà văn Nguyễn Tuân đã mang đến cho người đọc cảm giác trọn vẹn về một khúc sông vừa hẹp, vừa lạnh lại vừa tối. Phải là người có óc tưởng tượng sáng tạo và trường liên tưởng phong phú, mới tạo ra được những đoạn văn độc đáo, thú vị đến thế.

    Ở một quãng khác trên hành trình dài của mình, sông Đà lại bộc lộ một nét dữ dội, hiểm ác của nó trên quãng mặt ghềnh Hát Loóng:" dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió gùn ghè suốt năm.." "như lúc nào cũng đòi nợ xuýt". Con sông giờ đây được nhân hóa thành một kẻ chuyên đi đòi nợ, sẵn sàng lật ngửa những con thuyền đi qua. Với hàng loạt điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, lại được hỗ trợ bởi các thanh trắc liên tiếp đã tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương gợi tả sự chuyển vần dữ dội nơi ghềnh sông. Sông - Nước - Gió - Đá như hợp sức cùng nhau khiến ghềnh sông như sôi lên cuộn chảy dữ dằn. Câu văn đang đi những nhịp ngắn bỗng duỗi dài ra theo lối tăng tiến khiến cho những vận chuyển của sóng gió đá cũng bức thúc tạo nên một mối đe dọa thực sự đối với bất cứ người lái đò nào đi qua những ghềnh sông như thế.

    Với bất cứ ai đã từng vượt qua sông Đà, nỗi ám ảnh không bao giờ có thể quên chính là những cái hút nước đáng sợ ở quãng Tà Mường Vát dưới Sơn La. Những cái xoáy nước mà Nguyễn Tuân gọi là những "cái hút nước", cái "giếng hút" "thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.. xoáy tít đáy.. quay lừ lừ.. nước ặc ặc lên.." khiến cho con thuyền nào qua cũng phải "chèo nhanh như ô tô sang số nhấn ga" nếu không muốn nó hút xuống, trồng cây chuối ngược.. ". Những cái hút nước được nhân cách hóa có hình dáng, âm thanh giọng nói, hành vi thủ đoạn như con người. Chúng chực chờ những con thuyền, hù dọa những kẻ yếu tim, nuốt chửng những tay lái non nớt khi đối mặt với chúng trên sông. Hàng loạt những hình ảnh so sánh, nghệ thuật nhân hóa và những từ ngữ ấn tượng được vận dụng hết sức độc đáo, kết hợp với kiến thức điện ảnh, Nguyễn Tuân đã tô đậm mức độ kinh hoàng dữ dội của xoáy nước sông Đà. Chúng luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với những người lái đò. Đoạn trích đã miêu tả được vẻ đẹp hung bạo của dòng sông Đà, tuy nhiên sự dữ dội này cũng chính là" chất vàng mười "của thiên nhiên nơi đây. Một vẻ đẹp hùng vĩ dự báo một tiềm năng kinh tế lớn cho đất nước.

    Dữ dội nhất trên sông Đà có lẽ chính là thác. Người ta đếm được hơn 70 con khác lớn nhỏ trên sông Đà. Hành trình vượt thác chính là cuộc chiến cam go vất vả và hiểm nguy của bao người dân sông nước nơi đây. Bởi cái giá họ phải trả chính là mạng sống quý giá của con người. Bằng ngòi bút tài hoa vào inbox của mình Nguyễn tuân đã khiến cho người đọc có thể hình dung và cảm nhận được sự dữ dội của những thác nước từ đằng xa. Nhà văn đã nhân cách hóa con sông, biến nó thành một sinh thể dữ dằn, gào thét trong những âm thanh phong phú đầy ghê sợ. Âm thanh tiếng thác được nhân hóa bằng những giọng điệu khác nhau: Lúc thì:" Réo.. oán trách.. Rồi lại như là van xin.. khi thì gầm.. chế nhạo ". Có lúc nó" giống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa ". Câu văn với những đối nghịch qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân trở nên thật độc đáo. Lấy lửa để tả nước. Mượn cái dữ tợn của lửa để đặt tả cái hung hãn của nước thác. Có lẽ thế mà nhà thơ Tố Hữu từng ca ngợi" Nguyễn Tuân là người thợ kim hoàn của chữ ". Dòng sông đà như một con quái vật khổng lồ đầy hung ác đang gầm gào với buôn vàn giọng điệu khủng khiếp của tử thần.

    Đặc biệt là" Thạch trận trên sông đà "với đá ở lòng sông, các hình ảnh nhân hóa cho thấy đá ơi dòng sông nhiều chủng loại kích thước tìm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Nhà văn hình dung sóng, nước, gió, đá như đang hỗ trợ cho nhau tạo nên một thạch trận trùng điệp giăng bẫy khắp dòng sông. Ở vòng một, chúng bày ra một cửa tử, chỉ có một cửa sinh" nằm lập lờ ở phía tả ngạn ". Hai thằng đá đứng canh cửa trong như là sơ hở nhưng nhiệm vụ là dụ thuyền đối phương đi vào sâu thêm. Tiếp đến ở vòng hai, chúng lại tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lệch về phía hữu ngạn. Thằng đá tướng đứng chắn cửa sinh. Nước sóng luôn đánh" khuýp quật vu hồi con thuyền ". Tại vòng ba, cửa tử giàn ra 2 bên cửa sinh ở giữa, một dàn đá hậu vệ đứng chắn ở cửa sinh. Bằng những hiểu biết về quân sự, điện ảnh, võ thuật, đặc biệt là thủ pháp nhân hóa Nguyễn Tuân đã tạo nên một sông Đà có diện mạo và tâm địa độc ác, xảo quyệt, hung hãn, dữ tợn như một thứ" kẻ thù số một "của con người. Hình ảnh con sông Đà hung bạo hiểm ác tiêu biểu cho sự khắc nghiệt hùng vĩ hiểm trở của thiên nhiên Tây Bắc, nơi thử thách" chất vàng mười "trong tâm hồn con người.​

    2. Bình luận về cách nhìn cách miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn tuân qua việc" tìm kiếm chất vàng "của thiên nhiên Tây Bắc .

    Nguyễn tuân đến sông đà với mục đích trước tiên là tìm chất vàng của thiên nhiên. Đằng sau những biểu hiện hung bạo của Đà giang, nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp hoang dại hùng vĩ và tiềm năng thủy điện to lớn của sông Đà. Khi nghĩ đến những tuyến pin thủy điện, có lẽ nhà văn đã dự cảm được vị trí, vai trò của Đà giang trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Chính dưới Cái nhìn của Nguyễn Tuân, thiên nhiên không thuần túy là thiên nhiên, mà thiên nhiên cũng là một sản phẩm nghệ thuật vô giá của tạo hóa. Vì thiên nhiên chính là phông, là nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp con người-người lái đò trên dòng sông hung bạo.​

    3. Đánh giá chung về nghệ thuật và nội dung

    Bằng tài năng uyên bác, hiểu biết sâu rộng của mình, nhà văn đã xây dựng hình tượng con sông Đà với thể tùy bút tự do đầy phóng túng, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt kể và tả cùng với phép so sánh, liên tưởng bất ngờ, độc đáo và thú vị. Và quả đôi mắt tinh tế của Nguyễn Tuân, sông Đà tạo nên những cảm xúc thật lạ kỳ, thần tiên và mộng mơ quá đổi. Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mỗi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được. Và sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng. Góc trang sách lại nhưng hình ảnh con sông Đà trong tùy bút" Người lái đò sông Đà "lại ám ảnh người đọc cho đến sau này. Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ thiên nhiên đang xen sự thơ mỏng nhẹ nhàng như chốn bồng lai. Đó là sự thành công của Nguyễn Tuân.​

    Kết bài: khẳng định lại giá trị của tác phẩm tài năng của tác giả cảm nghĩ của người viết

    " Nguyễn Tuân là một định nghĩa và người nghệ sĩ tài hoa"thật không sai về ông đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc trên hành trình của một dòng sông Đà. Một dòng sông với vẻ đẹp hung dữ, nguy hiểm nhưng vô cùng kỳ vĩ, khắc nghiệt. Một dòng sông khiến ta phải ca ngợi tự hào bởi lẽ thiên nhiên đã ban tặng cho con người.​

    Hi vọng bài viết có ích trong việc tham khảo và ôn thi 12 hiệu quả cho các bạn

    Tìm kiếm các bài viết khác: Amalife
     
    poohhh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...