Phân tích sang thu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi quynhquynh.12, 7 Tháng mười hai 2021.

  1. quynhquynh.12

    Bài viết:
    30
    [ BÀI NÀY DO MÌNH TỰ VIẾT, KHÔNG PHẢI SƯU TẦM]

    Puskin từng viết: "Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây có sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút". Và nhà thơ Hữu Thỉnh đã không ngần ngại thổ lộ hết những tâm tư của lòng mình bằng những tiếng thơ khắc khoải. Với "Sang thu" ông đã thể hiện tất cả những cảm xúc, tâm sự và hoài niệm của chính mình. Chỉ với hai khổ thơ đầu ông đã cho người đọc cảm nhận được rõ nét nhất bức tranh giao mùa đầy rung Khoảnh khắc chớm thu, mọi tín hiệu khe khẽ, nhẹ nhàng như một bản ballad ngân vang giữa bốn bề không gian. Nhịp điệu vận động của ngoại cảnh tuy mơ hồ, nhạt nhòa nhưng vẫn hữu hình trong tâm cảnh của Hữu Thỉnh, để rồi thi nhân phải giật mình thảng thốt:

    "Bỗng nhận ra hương ổi

    Phả vào trong gió se

    Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về"

    Hữu Thỉnh thể hiện sự tài tình khi sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện. Chữ "bỗng" bật ra trong sự bất ngờ đầy thú vị. Thu đã về với đất trời, với lòng người mà không hề báo trước. Với hai câu thơ với hàng loạt những hình ảnh mang tính biểu trưng, Hữu Thỉnh đã đưa đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc mùi vị của thiên nhiên. Đó là mùi thơm của hương ổi, cái lạnh nhè nhẹ chạm vào da thịt của gió se. Thu đến trong thơ Hữu Thỉnh một cách rất riêng, không phải lá ngô đồng, không phải hương cốm mới, không phải hoa cau rụng, mùa thu bất chợt xuất hiện với hương ổi chín thơm lựng trong gió hanh se. Với Hữu Thỉnh, mùa thu đến với ông qua mùi thơm của hương ổi, thứ hương thơm dân dã, bình dị của đồng quê. Nó không rõ ràng như hương ngô đồng, hay nồng nàn như mùi cốm mới mà nó là thứ hương thoảng qua. Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, gợi những gì làng quê nhất. Gió se là làn gió nhè nhẹ lướt quá, mang theo một hơi lạnh. Huy động khứu giác để cảm nhận mùi thơm của hương ổi, xúc giác để cảm nhận cái lạnh của gió se, mùa thu như lan tỏa khắp không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm. Cùng với hương thơm của ổi chín là hơi lạnh của gió se tràn về xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè, mang lại cảm giác dễ chịu. "Phả" vốn là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột, nó diễn tả cái tốc độ của gió, vừa diễn tả sự bất chợt trong cảm nhận. Thi sĩ đã sử dụng rất đắt từ ngữ gợi tả, chỉ một từ ấy cũng đủ gợi liên tưởng đến một mùi hương như đang đặc sánh lại, ngào ngạt, đậm đặc, nồng nàn du ngoạn trong miền gió, được làn gió chở đến gõ cửa những ngôi nhà tranh, mang đi khắp ngõ ngách của làng quê. Câu thơ không chỉ đơn thuần là tả mà còn khiến người đọc liên tưởng đến màu vàng ươm, vị ngọt, giòn, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi quê nhà. Phải chăng hương ổi đã lan tỏa, chiếm lĩnh gió se. Phải là người rất để ý quan sát thiên nhiên, đất trời thì Hữu Thỉnh mới viết đợi những câu thơ vừa "tinh" vừa có hồn đến thế. Dường như trong cách nhìn của tác giả, mọi vật không đơn thuần là cảnh vật mà như một con người có cảm xúc, tâm hồn. Mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh không chỉ là hương ổi, là gió se mà còn là hình ảnh những màn sương sớm:

    "Sương chùng chình qua ngõ"

    Sương được miêu tả như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà giờ đây nhà thơ còn huy động cả thị giác để toàn tâm, toàn ý cảm nhận mùa thu về. Từ láy chùng chình gợi dáng vẻ chậm chạp, tư lự. Làng sương ấy được nhân hóa như thiếu nữ đôi mươi. Làng sương ấy hiện lên như sắc màu cổ tích khiến cho cảnh vật làng quê trở nên tuyệt đẹp. Tất cả tạo nên một bức tranh thu nơi thôn quê yên ả, thanh bình. Nhà thơ đã đón nhận thu về bằng cả tấm lòng và tâm hồn mình. Những tín hiệu gây ấn tượng mới lạ bởi sự mong manh, mơ hồ, không rõ nét. Phải vậy chăng mà nhà thơ, khi đã cảm nhận những nét riêng của mùa thu, vẫn còn dè dặt để thốt lên rằng:

    Hình như thu đã về

    Hai chữ "hình như" gợi ra một cảm giác đầy mơ hồ, mong manh giống như một sự tự vấn lòng mình. Thế nhưng thực ra là một lời thông báo – một thông báo rất nhẹ nhàng, ý vị. Mùa thu giờ đây như xâm chiếm cả không gian, thời gian. Bằng cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của một nhà thơ, chỉ với một khổ thơ với hai mươi tiếng đã để lại cho người đọc biết bao rung động về khoảnh khắc giao mùa của đất trời thật ngỡ ngàng, gợi cảm nhưng cũng thật ấm áp.

    Phải đến đoạn thơ thứ hai bức tranh mùa thu mới rõ nét hơn, hữu hình hơn

    "Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

    Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu".

    Dòng sông lúc sang thu không còn chảy xiết, cuộn từng xoáy như ngày hạ chí mà bỗng trở nên "dềnh dàng", thông thả, lững lờ trôi. Nó gợi ra trong ta bóng dáng những con người sống chậm, sống nhẹ nhàng giữa lòng thị thành tấp nập ngược xuôi, như "người khách bộ hành phiêu lãng khoan thai và thư thái ngắm nhìn vẻ đẹp của thế gian. Dường như dòng sông còn vương vấn mùa hạ chưa muốn dứt nên cố tình chảy chậm lại để lưu giữ những gì còn sót lại của mùa hạ đã qua. Trái ngược với sự chậm rãi của dòng sông là sự gấp gáp, vội vã của cánh chim. Thu sang cũng là lúc những đàn chim chuẩn bị về phương Nam tránh rét để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, Hữu Thỉnh đã chắt chiu, kí thác tinh hoa của một tâm hồn thi sĩ, tinh túy của một tác phẩm thi ca vào đôi dòng thơ:" Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu. "

    Câu thơ ngân lên với một sự liên tưởng độc đáo. Hai câu thơ trên còn chất chứa cả những suy tư, trăn trở của chính tác giả, những bâng khuâng, tiếc nuối như muốn níu kéo chút chói chang, nồng nàn của mùa hạ. Khi viết bài thơ này, tác giả tâm sự rằng ông đã từng liên tưởng đến những đám mây trọn vẹn một màu thu. Tác giả đã dùng phép nhân hóa đám mây tạo cho nó một dáng vẻ, một hành động giống như một con người, có chút gì đó lười biếng, có chút gì đó vấn vương lắm cái mùa hạ nên mới chỉ" vắt nửa mình sang thu ". Còn nửa kia thì đang nhớ thương mùa hạ. Đồng thời câu thơ còn lần nữa nhấn mạnh vào chủ đề của bài thơ là" Sang thu "tức là chưa bước hẳn vào mùa thu thực thụ, Hữu Thỉnh đã chắt chiu, kí thác tinh hoa của một tâm hồn thi sĩ, tinh túy của một tác phẩm thi ca vào đôi dòng thơ:

    Động của đất trời.

    Sự chuyển biến nhẹ nhàng được tác giả cảm nhận bởi tất cả các giác quan, bởi những điều khó nhận biết nhưng đối với Hữu Thỉnh ông đã có những cảm nhận rất tinh tế, sâu sắc. Tác giả đã vận dụng thành công một số biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ.. Chỉ với vài hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi song hành cùng ngôn ngữ sáng tạo, chọn lọc, thi sĩ đã bắt trọn được cái hồn của cảnh vật qua ngòi bút nghệ thuật thanh, nhẹ và tài hoa.

    Chỉ bốn câu thơ nhưng lại để trong lòng người đọc biết bao rung động. Bốn câu thơ còn chứa đựng trong đó là bức tranh thiên nhiên thôn quê khi thu về. Điều này đã khiến đoạn thơ càng trở nên gần gũi, thân thuộc. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ" Sang thu", một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam. Bằng nét vẽ gợi tả, Hữu Thỉnh đã giúp người đọc cảm nhận được sự chuyển mình của mùa thu. Đồng thời qua đây người đọc cũng thấy được khả năng quan sát tinh tế, ngòi bút miêu tả độc đáo của tác giả. Chính điều đó đã góp phần làm nên thành công và tạo chỗ đứng trong lòng độc giả.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. quynhquynh.12

    Bài viết:
    30
    PHÂN TÍCH SANG THU

    Puskin từng viết: "Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây có sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút". Và nhà thơ Hữu Thỉnh đã không ngần ngại thổ lộ hết những tâm tư của lòng mình bằng những tiếng thơ khắc khoải. Với "Sang thu" ông đã thể hiện tất cả những cảm xúc, tâm sự và hoài niệm khi đứng giữa khúc ca giao mùa đầy rung động của đất trời.

    Hữu Thỉnh gia nhập quân ngũ và trở thành nhà thơ quân đội, là một trong những gương mặt tiêu biểu trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ được viết cuối năm 1977. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước chuyển biến của thiên nhiên từ hạ sang thu.

    Khoảnh khắc chớm thu, mọi tín hiệu khe khẽ, nhẹ nhàng như một bản ballad ngân vang giữa bốn bề không gian. Nhịp điệu vận động của ngoại cảnh tuy mơ hồ, nhạt nhòa nhưng vẫn hữu hình trong tâm cảnh của Hữu Thỉnh, để rồi thi nhân phải giật mình thảng thốt:

    "Bỗng nhận ra hương ổi

    Phả vào trong gió se

    Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về"

    "Bỗng" là một trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vô tình, sửng sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi. Kỳ lạ thay, tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu lại chính là hương ổi- một thứ hương thơm mộc mạc mà lại giản dị, thân quen của trời thu phương Bắc. Thu đến trong thơ Hữu Thỉnh một cách rất riêng, không phải lá ngô đồng, không phải hương cốm mới, không phải hoa cau rụng, mùa thu bất chợt xuất hiện với hương ổi chín thơm lựng trong gió hanh se. Trong biết bao hương vị thân thuộc của làng quê vậy mà Hữu Thỉnh lại giật mình thoảng thốt nhận ra mùi hương ngây ngất ngọt ngào của trái ổi đầu mùa. Cùng với hương thơm của ổi chín là hơi lạnh của gió se tràn về xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè, mang lại cảm giác dễ chịu. Từ "phả" vừa gợi ra cái bất chợt, vừa gợi ra cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió. Thi sĩ đã sử dụng rất đắt từ ngữ gợi tả, chỉ một từ ấy cũng đủ gợi liên tưởng đến một mùi hương như đang đặc sánh lại, ngào ngạt, đậm đặc, nồng nàn du ngoạn trong miền gió, được làn gió chở đến gõ cửa những ngôi nhà tranh, mang đi khắp ngõ ngách của làng quê. Câu thơ không chỉ đơn thuần là tả mà còn khiến người đọc liên tưởng đến màu vàng ươm, vị ngọt, giòn, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi quê nhà. Phải chăng hương ổi đã lan tỏa, chiếm lĩnh gió se. Phải là người rất để ý quan sát thiên nhiên, đất trời thì Hữu Thỉnh mới viết đợi những câu thơ vừa "tinh" vừa có hồn đến thế. Dường như trong cách nhìn của tác giả, mọi vật không đơn thuần là cảnh vật mà như một con người có cảm xúc, tâm hồn.

    "Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về"

    Từ láy chùng chình gợi cảm giác về sự lưu luyến, ngập ngừng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. Từ láy ấy phải chăng chính là tâm trạng của Hữu Thỉnh, mang chút tiếc nuối, mang chút quyến luyến lại pha thêm vài giọt bịn rịn của thi nhân khi bồi hồi nhận ra mùa hạ đã đi qua từ lúc nào.. Làng sương được nhân hóa như thiếu nữ đôi mươi. Làng sương ấy hiện lên như sắc màu cổ tích khiến cho cảnh vật làng quê trở nên tuyệt đẹp. Trong sự ngỡ ngàng, cả khứu giác, xúc giác và thị giác đều đang mách bảo rằng thu đã về mà con người vẫn chưa còn chưa dám tin, chưa dám chắc. Thành phần tình thái "hình như" tựa sự phỏng đoán nửa tin nửa ngờ, nửa khẳng định, nửa kia lại hoài nghi, là cái ngỡ ngàng ngạc nhiên, bâng khuân xao xuyến của thi sĩ trước khung cảnh dao động của đất trời sang thu. Sang khổ thơ thứ hai, mọi vật dường như đã chân thật và hữu hình hơn rất nhiều:

    "Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

    Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu".

    Dòng sông lúc sang thu không còn cuồn cuộn gấp gáp như ngày hạ mà bỗng trở nên thong thả dềnh dàng, lờ lững trôi như đang còn ngẫm ngợi suy tư. Dường như dòng sông còn vương vấn mùa hạ chưa muốn dứt nên cố tình chảy chậm lại để lưu giữ những gì còn sót lại của mùa hạ đã qua. Trái ngược với sự chậm rãi của dòng sông là sự gấp gáp, vội vã của cánh chim. Thu sang cũng là lúc những đàn chim chuẩn bị về phương Nam tránh rét để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông hay cũng có thể nó chỉ đang vội vã quay về tổ trước lúc những ánh mặt trời cuối cùng vỡ tan vào trong màn đêm. Hữu Thỉnh đã chắt chiu, kí thác tinh hoa của một tâm hồn thi sĩ, tinh túy của một tác phẩm thi ca vào đôi dòng thơ: "Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu."

    Câu thơ ngân lên với một sự liên tưởng độc đáo, chất chứa cả những suy tư, trăn trở của chính tác giả, những bâng khuâng, tiếc nuối như muốn níu kéo chút chói chang, nồng nàn của mùa hạ. Tác giả đã dùng phép nhân hóa đám mây tạo cho nó một dáng vẻ, một hành động giống như một con người, có chút gì đó lười biếng, có chút gì đó vấn vương lắm cái mùa hạ nên mới chỉ "vắt nửa mình sang thu". Còn nửa kia thì đang nhớ thương mùa hạ. Đồng thời câu thơ còn lần nữa nhấn mạnh vào chủ đề của bài thơ là "Sang thu" tức là chưa bước hẳn vào mùa thu thực thụ. Hữu Thỉnh đã chắt chiu, kí thác tinh hoa của một tâm hồn thi sĩ, tinh túy của một tác phẩm thi ca vào đôi dòng thơ:

    "Vẫn còn bao nhiêu nắng

    Đã vơi dần cơn mưa

    Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi".

    Cuối cùng, tới những câu thơ cuối, thu đã hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết, cùng với cách tác giả lắng động lại để suy tư, để hoài niệm về cuộc đời. Vẫn là nắng đấy, nhưng đã mờ phai. Vẫn là mưa, là sấm nhưng đã chẳng còn bất ngờ ồn ã như lúc trước. Nhà thơ đã tinh tế kết hợp những hình ảnh ấy với các từ chỉ mức độ "vẫn còn", "bao nhiêu", "vơi dần" để gợi tả tần suất thưa thớt, lắng lại, chừng mực và ổn định hơn. Bài thơ khép lại với hình ảnh sấm và hàng cây vừa có tính tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư thâm trầm. Tất cả những gì đặc sắc nhất của mùa hạ dường như đều mờ phai, nhạt dần và nhẹ nhàng hơn. Song, bằng việc vận dụng phép ẩn dụ đầy nghệ thuật, đằng sau đôi dòng thơ cuối bài là một tầng nghĩa với bao trầm ngâm, chiêm nghiệm. Tiếng sấm là những vang động, biến thiên bất thường, những vệt sáng của gian truân, của khó khăn luôn hiện hữu trong cuộc đời mỗi con người. Còn "hàng cây đứng tuổi" ngụ ý chỉ những người đã bước vào cái ngưỡng trưởng thành, trải nghiệm và dấn thân nhiều hơn, họ kinh qua những cảm xúc từ mất mát tang thương đến vỡ òa hạnh phúc. Bởi vậy, những người từng trải trở nên dày dặn kinh nghiệm, điềm tĩnh và vững vàng hơn. Chuyển biến của thời cuộc, phong ba bão táp của ngoại cảnh đã chẳng còn tác động quá lớn đến họ. Họ biết dung hòa cảm tính và lí tính, bình tâm và suy nghĩ thấu đáo hơn, không còn nóng nảy, bồng bột như xưa.

    Sự chuyển biến nhẹ nhàng được tác giả cảm nhận bởi tất cả các giác quan, bởi những điều khó nhận biết nhưng đối với Hữu Thỉnh ông đã có những cảm nhận rất tinh tế, sâu sắc. Tác giả đã vận dụng thành công một số biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ.. Chỉ với vài hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi song hành cùng ngôn ngữ sáng tạo, chọn lọc, thi sĩ đã bắt trọn được cái hồn của cảnh vật qua ngòi bút nghệ thuật thanh, nhẹ và tài hoa.

    Hạ đi, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để rồi gieo lại trong lòng ai những bồi hồi về một nàng thu nồng nàn êm ái. Hữu Thỉnh đã khắc họa nên bức tranh giao mùa ấy bằng ngòi bút sắc nét mang đầy hơi thở trữ tình cùng những triết lý sâu xa. Với những dòng thở bốn chữ vỏn vẹn, bài thơ mộc mạc một tình yêu thiên nhiên đằm thắm, về khát khao yêu đời mà tác giải mong muốn gửi gắm cho bạn đọc cũng như gửi lại cho tuổi trẻ của chính mình đã đi qua tự thuở nào. Tác phẩm như viên pha lê đầy góc cạnh, trải qua bao thăng trầm để trọn vẹn lung linh. "Sang thu" chính là như thế! Sinh ra trên đời để lặng lẽ yêu thương và du dương suốt dặm đường.
     
  4. Vô Ky Cơ Tiện

    Bài viết:
    259
    Phần tích chuẩn
     
    Astrid ChanNgọc Thiền Sầu thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...