Tên truyện: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ (vợ nhặt- Kim Lân) Tác giả: Marry nguyễn Thể loại: Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, là con đẻ của đồng ruộng chuyên viết về nông thôn và người nông dân. Viết đặc sắc về phong tục và đời sống của làng quê. Ông viết chân thực, xúc động về cuộc sống và con người dân quê. Ông có đóng góp đáng kể, góp phần làm phong phú kho tàng văn học Việt Nam. Trong đó đáng chú ý là tác phẩm vợ nhặt. Đây chính là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Tác phẩm "Vợ nhặt" có tiền thân là tiểu thuyết "xóm ngụ cư" sau đó bị mất bản thảo. Hòa bình lập lại dựa vào cốt truyện cũ, ông viết vợ nhặt in trong tập con chó xấu xí. Tác phẩm là câu chuyện về những người nông dân nghèo trong nạn đói 1945. Đó là tràng, thị, bà cụ tứ, sống trong hoàn cảnh "Kiếp người cơm vãi cơm rơi. Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi". Dưới sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, người nông dân việt nam mất hết ruộng đất, rơi vào tình trạng đói khổ. Nhưng ngay chính trong hoàn cảnh ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh, những người nông dân đó vẫn rất yêu đời, khao khát hạnh phúc mãnh liệt. Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân: "Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện" Vợ nhặt "đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng" Hình ảnh bà cụ tứ chính là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những con người trong cái "đám tang khổng lồ năm Ất Dậu ấy". Hình ảnh bà cụ tứ chính là đại diện cho những bà mẹ việt nam bao đời nay. Sống trong chốn địa ngục trần gian, tưởng chừng bà mẹ ấy sẽ luôn đau khổ, kĩ tính, ích kỉ nhưng bà lão lại biết bao lần vui cười, luôn hi vọng vào tương lai, góp nhặt hạnh phúc bé nhỏ của con trai thành hạnh phúc trong đời mình. Tấm lòng cao đẹp của bà cụ tứ đã được tác giả thể hiện một cách sinh động thông qua tình huống truyện đặc sắc, tình huống anh cu tràng- con trai bà lão cưới được vợ. Bà cụ tứ là một người đàn bà góa trồng, chồng và con gái út đều đã mất, bà chỉ còn một người con trai duy nhất là Tràng. 2 mẹ con bà sống ở xóm ngụ cư, trong "cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổm nhổm những búi cỏ dại". Giữa nạn đói 1945 cảnh vật xơ xác, điêu tàn, âm u. Con người thì lũ lượt bồng bết dắt díu, xanh xám như bóng ma, nằm ngổn ngang giữa lều chợ, người chết như ngả rạ. Không khí với mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người, tiếng quạ kêu tha thiết. Đây cũng chính là hoàn cảnh éo le của bà cụ tứ. Trong hoàn cảnh thảm thương và tha thiết đến thế con trai bà lại cưới được vợ. Bà cụ tứ không phải là nhân vật chính của câu chuyện, đến giữa tác phẩm thì mới xuất hiện, sau khi tràng đưa người vợ nhặt về nhà, nhưng như thế cũng đã đủ làm ám ảnh trong lòng người đọc hình ảnh một người mẹ lam lũ tần tảo nhưng cũng rất nhân hậu, bao dung. Tác giả đã miêu tả rất tinh tế sự xuất hiện của bà cụ tứ trong tác phẩm với tiếng húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào, bà vừa đi vừa lầm nhẩm tính toán gì trong miệng. Chính sự xuất hiện của bà cụ tứ đã thấy được cuộc đời lam lũ vất vả, luôn phải lo lẵng bận tâm của người mẹ nghèo đã không còn minh mẫn. Bà cụ tứ cũng giống như người vợ của tú xương: "Quanh năm buôn bán ở mon sông Nuôi đủ 5 con với 1 chồng." Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem