Phân tích người lái đò sông Đà. Từ đó nhận xét sự thay đổi của Nguyễn Tuân trước và sau CáchMạng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Heo nhỏ dễ gần, 2 Tháng chín 2021.

  1. Heo nhỏ dễ gần

    Bài viết:
    6
    Phân tích người lái đò sông Đà. Từ đó nhận xét sự thay đổi của Nguyễn Tuân trước và sau CáchMạng

    "Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

    Khi lòng ta đã hóa những con tàu.."

    Quả thật, từ những năm 1958-1960, Tây Bắc đã trở thành "vùng đất hứa" để các nhà văn, nhà thơ tìm đến, lấy nó làm nguồn cảm hứng cho riêng mình. Đặc biệt, Nguyễn Tuân đã "thăng hoa" trên mảnh đất này với tập tùy bút "Sông Đà" mà linh hồn của nó là bài kí "Người lái đò sông Đà" được sang tác năm 1960. Bằng cảm hứng ngợi ca, tự hào, bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác, lãng mạn, độc đáo, ông đã khám phá ra "thứ vàng mười đã qua thử lửa" của con ngời và chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc. Hiện lên trên những trang kí đặc sắc, nổi bật ấy là hình ảnh người lái đò sông Đà vừa trí dung song toàn, vừa là một người lao động bình dị, khiêm tốn. Qua việc miêu tả hình tượng này, ta cũng thấy được cái nhìn mang tính phát hiện con người của Nguyễn Tuân sau Cách Mạng.

    Hình tượng người lái đò xuất hiện trong tác phẩm được đặt trong mối quan hệ khi thì song song, khi thì đối lập với hình tượng sông Đà. Ông đò với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, có ngoại hình "quắc thước sánh như chất sừng, chất mun trông trẻ tráng" và sự thấu hiểu đối thủ như một "bản trường thiên anh hung ca" mà ông đã thuộc đến tường dấu chấm phẩy, chấm than, từng cái xuống dòng. Vì vậy, trong cuộc chiến đấu với sông Đà, ông hiện lên như một dung tướng trong trận đồ bát quái. Mỗi một vòng chiến đấu trôi qua lại càng làm sang tỏ hơn vẻ đẹp trí dung, song toàn, tài hoa của người lái đò.

    Cuộc chiến đấu giữa người lái đò sông Đà và sông Đà là một cuộc chiến đấu không cân sức. Một bên là một con thuyền nhỏ bé, đơn độc, người lái đò chỉ có một vũ khí là cán chèo với một bên là con sông Đà được mệnh danh là loại thủy quái khổng lồ đầy thâm hiểm.

    Từ xa, chúng đã dùng những âm thanh đầy ma mị để dụ dỗ, lôi kéo người lái đò vào cuộc chiến, chúng cũng đầy thách thức trong cách bày binh bố trận.

    Trận chiến thật sự bắt đầu khi "thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới".

    Trong vòng đầu tiên, sông Đà bày năm cửa trận, bốn cửa tử và một cửa sinh ở bờ tả ngạn. Người lái đò phải đối diện với một trận giáp lá cà mà trên tay chỉ có một mái chèo làm vũ khí. Ông bình tĩnh "hai tay giữ lấy mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào.."

    Đối ngược với người lái đò, sông Đà ngay từ vòng một đã bắt đầu tấn công dồn dập"sóng nước như thể quân liều mạng.. mà đá trái, mà thúc gối.. bám lấy thuyền.. túm lấy thắt lưng ông đò đòi bật ngửa mình ra", các luồng sóng thi nhau "đánh đòn tỉa, đòn âm" vào chỗ dễ tổn thương nhất của người lái đò. Dính miếng đòn hiểm, mắt ông lão hoa lên tưởng như "một cửa bể đom đóm rừng mà ùa xuống châm lửa vào đầu sóng" . Đòn đau là thế, "ông đò mặt méo lệch đi" choáng váng nhưng vẫn "cố nén vết thương", "chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo" đưa con thuyền vượt trùng vây thứ nhất thành công. Điều này chỉ có được ở một người trong nghề đã dày dặn kinh nghiệm và giàu long dung cảm, sẵn sàng đối đầu với muôn trùng sóng thác. Bằng sự thông minh, gan dạ, linh hoạt của mình, ông đò đã phá tan kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của "kẻ địch".

    Ở vòng đầu vừa rồi, sông Đà giữa thế chủ động, người lái đò ở thế bị động hơn, là để thăm dò kẻ địch, quan sát tình hình, vì vậy chiến thắng đã thuộc về người lái đò.

    Phá xong vòng thạch trận đầu tiên"không một phút nghỉ tay ngời mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai, đổi luôn chiến thuật" . Để tô đậm hình ảnh người lái đò tài hoa, trí dũng, Nguyễn Tuân tiếp tục miêu tả cuộc giao tranh lần hai giữa ông đò với một kẻ thù hung dữ, xảo quyệt.

    Với tư cách là kẻ thù số một, ở khúc sông này, sông Đà bày ra "nhiều cửa tử hơn""cửa sinh nằm lập lờ phía hữu ngạn". Dòng thác sông Đà được ví như "hùm beo hổ báo" đang "hồng hộc tế mạnh trên sông đá". Từ "hồng hộc" miêu tả một kẻ đang say máu, quyết đấu một phen dữ dội nhưng nó lại gặp phải một đối thủ không phải dạng vừa. Ông đò "cưỡi lên thác sông Đà", "nắm chắc được các bờm sóng đúng luồng.. giữ cương lái, bám lấy luồng nước đúng.. lái miết một đường chéo về phía cửa sinh".

    Nếu như ở vòng một, ông đò ở thế bị động, dò xét thì ở vòng hai, sự khéo léo, thông minh của ông được thể hiện qua sự lật ngược tình thế. Ông luôn sáng tạo, tỉnh táo trước loài thủy quái đang lồng lộn đòi ăn chết cái thuyền. Ông đò đã nắm chắc quy luật của thần sông, thần đá không hề nao núng mà ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.

    Qua cách miêu tả của Nguyễn Tuân, người đọc hình dung thấy sông Đà như hùm, như báo còn chiếc đò như một chiến mã đươc điều khiển bởi một kị sỹ tung hoành trong chiến trận sông nước. Ông đò đã kiểm soát được tình hình, khi thì "tránh mà rảo bơi chèo lên", khi thì "đè sấn lên, chặt đôi ra mở đường tiến" . Chút níu kéo cuối cùng của bốn, năm bọn thủy quân định xô ra níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử không còn nghĩa lí gì so với sức mạnh của người lái đò.

    Kết thúc vòng hai, người lái đò vẫn là người chiến thắng.

    Tiến vào vòng ba, "vị chúa tể bất kham" là sóng nước sông Đà đã chuyển vị trí cửa sinh vào ngay giữa bọn đá hậu vệ, những cánh cổng đá khép mở làm tang tính chất nguy hiểm bởi "luồng sống chỉ nằm mập mờ không hiện rõ" điều này đòi hỏi người lái đò phải là một chiến binh có kinh nghiệm trận mạc, không phải chỉ có sức khỏe mà còn phải đạt đến trình độ khéo léo khi chèo lái con đò vượt qua ngàn cửa tử mà dòng sông bày trí.

    Cuộc giao tranh thứ ba được đẩy lên đỉnh điểm, sự sống của người lái đò được quyết định ở vòng này. Nhưng kì lạ thay, ngòi bút của Nguyễn Tuân khi miêu tả cuộc chiến đấu giữa người lái đò với loài thủy quái bỗng trở nên bay bổng, linh hoạt, có những liên tưởng thật thú vị.

    Ở trùng vi thạch trận thứ ba, sự tấn công của sông Đà không được Nguyễn Tuân miêu tả một cách kỹ lưỡng nhưng thông qua các cụm từ"bên phải, bên trái đều là luồng chết cả.. cổng đá cánh mở, cánh khép.. cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng" người đọc phần nào hình dung được sự nham hiểm, độc dữ của loài "kẻ thù số một" -sông Đà. Nhưng chính nhờ sự nguy hiểm đó, người đọc mới càng thấy được phẩm chất trí dung, tài hoa của người lái đò. Những hành đọng "phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa.." cho thấy người lái đò đã hoàn toàn nắm chắc được trận địa mà sóng thác sông Đà bày ra.

    Đường đi của con thuyền được Nguyễn Tuân vẽ ra bằng một nét bút tuyệt đẹp "thuyền vút qua.. vút vút" cùng với hình ảnh so sánh "thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được" . Người lái đò giờ đây như một vị cung thủ lão luyện, đưa ngang "mũi tên thuyền" và lướt nhẹ, thuyền lướt đi trên sóng nước sông Đà nhanh nhẹn, chính xác, linh hoạt. Hành động này thể hiện thái độ tự tin, làm chủ hoàn cảnh, thuần thục trong công việc của người lao động.

    Nếu so sánh công cuộc phá 3 vòng vây thạch trận của người lái đò, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra người lái đò đã từ thế bị động, thăm dò đến tư thế chủ động và vượt lên là tư thế làm chủ hoàn cảnh của một người nghệ sĩ. Bản thân ông đã coi việc vượt qua sóng thác sông Đà là một bộ môn nghệ môn nghệ thuật để thử thách long mình, tài năng và bản lĩnh của mình. Vậy nên, ông đã làm công việc này bằng cả niềm đam mê, tình yêu và đầy trí tuệ. Đó là lí do tại sao vượt qua ba vòng chiến đấu, phần chiến thắng vẻ vang đã thuộc về người lái đò một cách xứng đáng nhất. Hình tượng người lái đò đã khiến hai chữ "con người" vang lên đầy kiêu hãnh trước thiên nhiên bao la, rộng lớn, nhiều thách thức. Ông xứng đáng là một nghệ sĩ tài hoa trên mặt trận sông nước.

    Bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác, lãng mạn, độc đáo của mình, Nguyễn Tuân đã tái hiện lại cuộc giao tranh giữa người lái đò và trùng vi thạch trận sông nước như một thước phim phóng sự, sinh động, hấp dẫn, đầy lôi cuốn. Với hàng loạt các động từ mạnh, nhịp điệu gấp gáp cùng với phép so sánh, nhân hóa, Nguyễn Tuân đã làm sáng lên hình tượng người lái đò quả cảm, gan dạ, tài hoa. Ông đã thông qua hình tượng này để tôn vinh lên vẻ đẹp của người lái đò nói riêng và những người dân lao động chung trong công việc xây dụng xã hội chủ nghĩa.

    Bên cạnh vẻ đẹp trí dung song toàn, tài hoa nghệ sĩ, người lái đò còn gây ấn tượng mạnh với độc giả khi toát lên vẻ đẹp tâm hồn hết sức giản dị, khiêm tốn, bình thản đón nhận phong bão táp trong cuộc sống. Điều đó được thể hiện trực tiếp thông qua thái độ của người lái đoáu cuộc chiến đấu với loại thủy quái sông Đà. Chiến thắng dữ dội mà vẻ vang trước sông Đà, trước "tướng dữ quân tợn" không khiến người lái đò "hồi hộp đáng nhớ" . Cụm từ"ngày nào cũng.." được lặp lại hai lần cho thấy đối với người lái đò, công việc thường nhật của họ là sống và chiến đấu trên sông nước. Đó đã trở thành quy luật, thói quen, là một phần tạo nên dư vị cuộc sống của họ. Người lái đò coi việc dành lấy cái sự sống từ tay kẻ khác cũng bình thường, quen thuộc như việc"nướng ống cơm lam.. bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh..". Cách nói của Nguyễn Tuân khi miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của người lái đò có vẻ rất dễ dàng, bình thường nhưng ẩn sau đó là thấp thoáng sự ngưỡng mộ, thậm chí còn bất ngờ trước phần ứng xử rất bình thản, tĩnh tâm của người lái đò sau sự việc mà như một người đã nói là "long trời lở đất".

    Xây dựng hình tượng người lái đò –một người lao động bình thường nhưng mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, Nguyễn Tuân đã thể hiện cái nhìn mang tính chất phát hiện về con người rất mới mẻ, độc đáo, tiến bộ, khác hẳn với quan niệm của Nguyễn Tuân trước Cách Mạng.

    Trước Cách Mạng tháng 8, Nguyễn Tuân thường tập trung miêu tả vẻ đeph của một lớp người "đặc tuyển", phần lớn là tầng lớp tri thức hám học. Họ là những người tài hoa, khí phách, thiện lương và chỉ xuất hiện ở một bộ phận rất nhỏ trong xã hội. Đi kèm với việc miêu tả những đối tượng này, Nguyễn Tuân thường thể hiện cái nhìn vừa ngưỡng mộ, vừa ngợi ca, vừa tiếc nuối, vừa thương xót, nhưng họ chỉ còn là vẻ đẹp của một thời vang bóng.

    Đến sau Cách Mạng tháng 8, đại diện là "Người lái đò sông Đà", Nguyễn Tuân đã mở rộng đối tượng nghệ thuật trong sáng tác của mình. Họ không còn là những người tri thức mà mở rộng ra phần đông là những người dân lao động.

    Quan niệm của Nguyễn Tuân cũng có phần thay đổi: Chỉ cần một người làm công việc của mình thành thạo đến độ kĩ xảo, như một người nghệ sĩ đang thăng hoa trong tâm hồn thì bản thân người đó cũng là một vẻ đẹp rực rỡ, có giá trị, có cống hiến làm đẹp cho đời. Nói theo cách của Ngyễn Tuân thì những ái có "thứ vàng mười đã qua thử lửa" đều có thể trở thành những đấng tài hoa nghệ sĩ.

    Thái độ của Nguyễn Tuân đối với người lái đò ở đây đâu chỉ còn là sự ngợi ca, tôn vinh, tự hào. Thông qua việc miêu tả đối tượng người lái đò, Nguyễn Tuân cũng đã gián tiếp thể hiện, bày tỏ tình yêu, sự trân quý đối với người dân lao động. Đó cũng là cách để ông bày tỏ tình yêu nước-một phẩm chất quý và đẹp đẽ nhất trong tâm hồn của một người nghệ sĩ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...