Phân tích motif hóa thân trong Hóa thân - F.Kafka

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anh Dao, 1 Tháng bảy 2021.

  1. Anh Dao

    Bài viết:
    32
    Phân tích motiv hóa thân trong tác phẩm Hóa thân của F. Kafka.

    a. Phân tích motiv hóa thân trong tác phẩm này.

    Không hoàn trả kiếp ban đầu:

    · Trong Hóa thân, quy trình biến hóa của Gregor Samsa khác biệt hẳn so với truyện cổ.

    · Đối với nhân vật Gregor Samsa, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào gọi đây là một "chu kì khép kín vô vọng". Thay cho chu kì hóa thân vốn quen thuộc trong văn học dân gian: Người - vật - người, F. Kafka tạo nên một biến thể: Người - bọ - cái chết.

    F. Kafka, để nhân vật của mình vĩnh viễn ra đi trong kiếp côn trùng, trong thái độ thờ ơ lạnh lùng của những người thân, nhà văn đã thể hiện một cách "tinh tế hàm ẩn cái bi đát trong vấn đề triết lí, nhân sinh của thế giới hiện đại phương Tây".

    Yếu tố siêu nhiên

    · Sự hóa thân của Gregor Samsa xuất hiện ngay từ đầu truyện; không có sự giải thích cho điều này. Bị biến thành côn trùng - đây hẳn là đòn giáng họa của đấng siêu nhiên. Nhưng trong chuỗi ngày triền miên nghĩ suy, dường như chưa lúc nào nhân vật tự hỏi: Ai đã trừng phạt và tại sao mình bị trừng phạt.

    · Khi tạo nên bi kịch của Gregor Samsa, F. Kafka miêu tả rất rõ nét tai họa ập đến như thế nào, sự tiêu vong của nhân vật ra sao nhưng kẻ gây họa và nguyên nhân gây họa lại ẩn mình đầy bí hiểm.

    F. Kafka không sử dụng yếu tố phù trợ. Cho nên Gregor Samsa dù quẫy đạp, dù vẫn mang trọn vẹn ý thức, nghĩa vụ, tình cảm của một con người, thì cuối cùng vẫn chết trong lốt vật, thân xác bị đối xử như một con vật.

    Triệt tiêu ngôn ngữ

    · Các nhân vật trong truyện cổ tích dù bị biến hình thành cây cối hay con vật vẫn giữ được tiếng nói, vẫn dùng ngôn ngữ để nối kết với thế giới xung quanh. Gregor Samsa biến đổi không chỉ hình dáng, lề lối sinh hoạt mà cả giọng nói của mình.

    Bị tước đoạt ngôn ngữ, thứ phương tiện giao tiếp hữu dụng của con người, Gregor Samsa đã bị dồn đẩy vào tận cùng của nỗi cô đơn.

    Không thể đấu tranh

    · Trong truyện cổ tích, hóa thân là một bước trong chặng đường phiêu lưu, thử thách. Nhân vật phải nỗ lực vượt bậc mới mong có thể trút lốt trở lại kiếp người, hưởng kết cục hạnh phúc viên mãn. Với Gregor Samsa, không thể nói anh hoàn toàn buông xuôi phó mặc số phận. Nhưng trớ trêu thay, mỗi khi nỗ lực làm người trỗi dậy trong anh, là mỗi lần anh nhận thêm một đòn giáng đau đớn.

    · Trong truyện cổ tích, con người trải qua thử thách từ đó tạo cho mình một ý thức phản khán không chấp nhận số phận. Còn trong Hóa thân, Gregor Samsa là hiện thân cho sự nhỏ bé, cô đơn, yếu đuối, bất lực của con người hiện đại. Càng tranh đấu nỗ lực lại càng nhận thêm lắm nỗi bi ai.

    Biến mất tình cảm

    · Các nhân vật trong truyện cổ tích luôn nhận được sự quan tâm, yêu mến của những người xung quanh, cho dù họ mang hình hài của cây quả, con vật, thậm chí là những con vật xấu xí, gớm ghiếc (cóc, ếch, gấu, quái vật). Tình cảm trở thành một nhân tố quan trọng giúp các nhân vật trong truyện cổ trở lại kiếp ban đầu. Còn Gregor Samsa, bi kịch ở chỗ anh hoàn toàn cô đơn, không còn được gia đình yêu thương, săn sóc. Khi chưa biến thành côn trùng, khi đang kiếm tiền cho cả gia đình, anh là trung tâm đón nhận sự chăm chút, thương mến. Từ khi biến thành côn trùng, anh phải nhận sự ghẻ lạnh, xa lánh của tất cả mọi người.

    F. Kafka đã cho ta thấy sự phá sản tình thương trong một xã hội chỉ xem trọng tiền tài lợi ích. Đau đớn hơn là ngay trong không gian gia đình - nơi thường ngập tràn tình yêu thương - tình cảm trân quý ấy cũng không tồn tại nữa.

    Mượn motif cốt truyện của người xưa, F. Kafka đã ghi lại những chiêm nghiệm cay đắng về cuộc đời, về kiếp người trong những năm đầu thế kỉ XX. Sự biến dạng của Gregor Samsa không phải một giai đoạn thử thách trong hành trình đi tới hạnh phúc của các nhân vật cổ tích như ta thường thấy, mà là sự phơi bày tình trạng tha hóa và nỗi cô đơn hiện sinh của con người hiện đại.

    · Trong Hóa thân, quy trình biến hóa của Gregor Samsa khác biệt hẳn so với truyện cổ.

    · Đối với nhân vật Gregor Samsa, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào gọi đây là một "chu kì khép kín vô vọng". Thay cho chu kì hóa thân vốn quen thuộc trong văn học dân gian: Người - vật - người, F. Kafka tạo nên một biến thể: Người - bọ - cái chết.

    F. Kafka, để nhân vật của mình vĩnh viễn ra đi trong kiếp côn trùng, trong thái độ thờ ơ lạnh lùng của những người thân, nhà văn đã thể hiện một cách "tinh tế hàm ẩn cái bi đát trong vấn đề triết lí, nhân sinh của thế giới hiện đại phương Tây".

    Yếu tố siêu nhiên

    · Sự hóa thân của Gregor Samsa xuất hiện ngay từ đầu truyện; không có sự giải thích cho điều này. Bị biến thành côn trùng - đây hẳn là đòn giáng họa của đấng siêu nhiên. Nhưng trong chuỗi ngày triền miên nghĩ suy, dường như chưa lúc nào nhân vật tự hỏi: Ai đã trừng phạt và tại sao mình bị trừng phạt.

    · Khi tạo nên bi kịch của Gregor Samsa, F. Kafka miêu tả rất rõ nét tai họa ập đến như thế nào, sự tiêu vong của nhân vật ra sao nhưng kẻ gây họa và nguyên nhân gây họa lại ẩn mình đầy bí hiểm.

    F. Kafka không sử dụng yếu tố phù trợ. Cho nên Gregor Samsa dù quẫy đạp, dù vẫn mang trọn vẹn ý thức, nghĩa vụ, tình cảm của một con người, thì cuối cùng vẫn chết trong lốt vật, thân xác bị đối xử như một con vật.

    Triệt tiêu ngôn ngữ

    · Các nhân vật trong truyện cổ tích dù bị biến hình thành cây cối hay con vật vẫn giữ được tiếng nói, vẫn dùng ngôn ngữ để nối kết với thế giới xung quanh. Gregor Samsa biến đổi không chỉ hình dáng, lề lối sinh hoạt mà cả giọng nói của mình.

    Bị tước đoạt ngôn ngữ, thứ phương tiện giao tiếp hữu dụng của con người, Gregor Samsa đã bị dồn đẩy vào tận cùng của nỗi cô đơn.

    Không thể đấu tranh

    · Trong truyện cổ tích, hóa thân là một bước trong chặng đường phiêu lưu, thử thách. Nhân vật phải nỗ lực vượt bậc mới mong có thể trút lốt trở lại kiếp người, hưởng kết cục hạnh phúc viên mãn. Với Gregor Samsa, không thể nói anh hoàn toàn buông xuôi phó mặc số phận. Nhưng trớ trêu thay, mỗi khi nỗ lực làm người trỗi dậy trong anh, là mỗi lần anh nhận thêm một đòn giáng đau đớn.

    · Trong truyện cổ tích, con người trải qua thử thách từ đó tạo cho mình một ý thức phản khán không chấp nhận số phận. Còn trong Hóa thân, Gregor Samsa là hiện thân cho sự nhỏ bé, cô đơn, yếu đuối, bất lực của con người hiện đại. Càng tranh đấu nỗ lực lại càng nhận thêm lắm nỗi bi ai.

    Biến mất tình cảm

    · Các nhân vật trong truyện cổ tích luôn nhận được sự quan tâm, yêu mến của những người xung quanh, cho dù họ mang hình hài của cây quả, con vật, thậm chí là những con vật xấu xí, gớm ghiếc (cóc, ếch, gấu, quái vật). Tình cảm trở thành một nhân tố quan trọng giúp các nhân vật trong truyện cổ trở lại kiếp ban đầu. Còn Gregor Samsa, bi kịch ở chỗ anh hoàn toàn cô đơn, không còn được gia đình yêu thương, săn sóc. Khi chưa biến thành côn trùng, khi đang kiếm tiền cho cả gia đình, anh là trung tâm đón nhận sự chăm chút, thương mến. Từ khi biến thành côn trùng, anh phải nhận sự ghẻ lạnh, xa lánh của tất cả mọi người.

    => F. Kafka đã cho ta thấy sự phá sản tình thương trong một xã hội chỉ xem trọng tiền tài lợi ích. Đau đớn hơn là ngay trong không gian gia đình - nơi thường ngập tràn tình yêu thương - tình cảm trân quý ấy cũng không tồn tại nữa.

    => Mượn motif cốt truyện của người xưa, F. Kafka đã ghi lại những chiêm nghiệm cay đắng về cuộc đời, về kiếp người trong những năm đầu thế kỉ XX. Sự biến dạng của Gregor Samsa không phải một giai đoạn thử thách trong hành trình đi tới hạnh phúc của các nhân vật cổ tích như ta thường thấy, mà là sự phơi bày tình trạng tha hóa và nỗi cô đơn hiện sinh của con người hiện đại.
     
    phamhoaithuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...