Phân Tích Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông và mùa xuân - Vợ Chồng A Phủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Đặng Katerine, 10 Tháng bảy 2021.

  1. Đặng Katerine

    Bài viết:
    195
    Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông

    Tô Hoài là một nhà văn lớn có số lượng đầu sách đạt kỉ lục của việt nam ta. Thơ văn của ông hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện tự nhiên sinh động, ngôn ngữ giản dị giàu chất tạo hình, nhưng nếu chỉ có thế thì thơ văn của ông khó lòng mà giữ chân bạn đọc trước một rừng những tác giả có thực lực ở cùng thời điểm đó. Và thứ đã giúp ông bắt lấy được trái tim của bạn đọc là vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa- nghệ thuật trên mọi miền đất nước Việt Nam ta. Trong cả chiều dài văn học của Tô Hoài có vô vàn những tác phẩm thành công như Dế mèn Phiêu Lưu Kí, O Chuột nhung đặc biệt nhất phải kể đến Tập truyện Tây Bắc mà ánh lên là tác phẩm "Vợ chồng A Phủ". Nội dung câu truyện xoay quanh Mi, cô gài xinh đẹp tài năng nhưng lại bị cường quyền và thần quyền vùi dập đến thương, gần như là mất cả nhân tính nhưng sâu thẳm bên trong cô gái ấy luôn tồn tại một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Và sức sống đó đã được thể hiện rõ nét trong đêm tình mùa xuân khi cô quyết định "đi chơi"

    Nội dung tác phẩm vợ chồng A phủ của Tôi Hoài chủ yếu xoay quanh nhân vật Mị với những. Mị là con của một gia đình nhà nông nghèo khổ có món nợ truyền kiếp với nhà thống lý Pá Tra từ thời cha mẹ Mị, để rồi cuối cùng cô phải chịu cảnh làm vợ lẽ cho con trai nhà đó là A Sử. Mang tiếng là làm dâu cho nhà giàu nhất bảng nhưng cuộc sống của Mị chẳng khác nào chốn đại ngục, cô nàng chỉ muốn ăn sạch nắm lá ngón trong tay rồi chết quách đi cho rồi, nhưng không được, nếu cô chết thì ai sẽ là người sống để trả món nợ truyền kiếp cho cha đây. Thế rồi đến tận lúc cha mất Mị cũng chẳng màn đến việc chết nữa bởi "Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi", giờ đây Mị tự xem "mình cũng là con trâu, mình cũng là con bò". Xót xa thay cho cô gái ấy đã phải tổn thương đến nhường nào, khi rõ ràng là một người đang sống sờ sờ lại tự so sánh mình với loài động vật vô tri vô giác không có cảm xúc, thật trớ trêu và đắng cay đến cùng cực. Cuộc đời của Mị giống như con rùa "lủi thủi" sau xó cửa, im lặng và tù túng, trơ lỳ trong lớp mai dầy vô tri vô giác, không thiết tha đếm xỉa gì tới sự đời nữa. Thế nhưng đối lập với những gì mà người dân Hồng Ngài thường thấy, ở cô Mị còn tồn tại một nét tính cách nữa chẳng qua nó đã bị vùi hơi sâu dưới lớp đất cát của cường quyền, tôn giáo. Nét tính cách ấy chính là một cô mình hoạt bát, vui tươi, phong khoáng, hơn thế nữa cô không chỉ xinh đẹp nà còn tài năng vô cùng, và điều đó đã được thể hiện rõ nét trong đêm tình mùa xuân.

    Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng cảm xúc của Mị đã phát triển theo nhiều cũng bậc khác nhau, và bậc sau lại càng cao hơn bậc trước. Đêm ấy Mị nghe thấy tiếng sáo, Mị nhẩm hát theo rồi lại uống rượu rồi nhớ về ngày trước.. Mị ý thức được về bản than và cuộc đời, Mị muốn đi chơi. Nhưng chính sợi dây thô bạo của tên A Sử vũ phu đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấy chỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể nào trói được tâm hồn của một cô gái trẻ đang hòa mình vào đám đông, vào mùa xuân với cuộc đời. Đêm tình mùa xuân đó thực sự là một đêm đáng nhớ đối với Mị, bởi đó là đêm đầu tiên Mị sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm Mị chỉ sống vì chưa thể chết. Sau đêm tình mùa xuân ấy Mị lại trẻ về với kiếp sống làm trâu làm ngựa, nhưng nói về vấn đềnày nhà văn Tô Hoài cũng đã khẳng định những đắng cay và tủi nhục Mị đang chịu đựng tựa nhu lớp tro tàn phủ trên những hòn than nóng rực, và chỉ cần một ngọn lửa nhỏ thôi đám lửa ấy sẽ lại bùng lên mạnh liệt. Giá trị nhân đạo của tác phẩm cũng bừng lên ở chi tiết ấy

    Và cuối cùng, đợi mã thì ngọn gió ấy cũng đến. "Những đêm mùa đông trên núi cao, dài và buồn". Mùa đông tại trên Hồng Ngại lạnh lẽo và giá rét, đấy lại là cái rét buốt da buốt thịt, buốt cả lòng người. Thế nên trong những đêm đông giá rét ấy đêm nào Mị cũng phải phải thức dậy để "thổi lửa hơ tay". Và ngọn lửa như trở thành người bạn duy nhất của cô, dù cho có bị A Sử hôm trước nhưng hôm sau Mị vẫn lại ra sưởi, có lẽ bởi ngọn lửa là thứ duy nhất có thể đem lại cho nàng cảm giác ấm áp trong ngồi nhà tuy rất rộng như cũng rất chật hẹp này. Rồi cũng trong đêm đông giá rét đó, Mị bắt gặp được hình ảnh của A Phủ, hắn bị trói đứng vào gốc nhà chờ chết. Thế nhưng vậy thì sao? Cô Mị lúc bấy giờ với trái tim đã chai sạn và gần như hóa đá kể từ mùa xuân năm ấy đã chẳng còn hơi sức mà quan tâm đến con người xa lạ ấy nữa, Mị bật ra suy nghĩ "Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi". Đến đây dưới ngòi bút của Kim Lân độc giả thấy được cái tội ác nặng nề của nhà thống lí Pá Tra, chúng nó không những đoạt mất tự do của người khác mà chúng còn vô tình cướp mất cả nhân tính của họ. Người ở nhà thống lí Pá Tra đã quá quen với việc có một người nào đấy bị trói đến chết ở cái gốc nhà ấy, thế nên họ chẳng còn mảy may quan tâm đến nữa, chết thôi mà dù gì cũng đâu phải mình. Và cô Mị cũng thế, cô nàng từng là một người yêu đời, yêu cuộc sống mà giờ đây lại dửng dưng thờ ơ trước trước những khổ đau của người khác. Chỉ vài chi tiết ngắn ngủi thế thôi ta cũng thấy được cái sức mạnh tố cáo cường quyền một cách liệt trong văn của Tô Hoài, ông tố cáo cái tội ác nặng nề nhất của bọn chúng là đã cướp đi tình thương người, và sự đồng cảm khi thấy người khác gặp những khổ đau bất hạnh, đồng thời làm chai sạn đi trái tim của họ để họ trở thành những con người thân thể thì sống nhưng trái tim thì vốn đã chết lâu rồi.

    Một đêm nữa lại đến, lúc này mọi người trong nhà đã yên giấc, như bao đêm Mị vẫn mò ra "thổi lửa", dưới ảnh lửa bập bùng Mị "lé mắt trông sang", trùng hợp làm sao khoảnh khắc đó đôi mắt của A Phủ cũng "vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Chính hình ảnh này đã giáng một đòn nặng nề vào cái lớp chai sạn trong Mị, cô chợt nhớ rằng bản thân cũng đã từng bị trói đứng vào gốc nhà thế kìa, từng rơi giọt nước mắt đau đớn nhận ra cái chết đã gần kề, từ tình cảm thương mình rồi đến tình cảm thương những người xung quanh, cô nhận ra cái tội ác tày trời của bọn chúng để rồi phải thốt lên "Chúng nó thật độc ác". Người đàn ông lạ kia trong nay mai thôi sẽ phải chết, đó không phải cái chết nhẹ nhàng như những người gia khi họ trút hơi thể cuối đời trên chiếc giường bên cạnh những người thương, mà cái chết của A Phủ là cái chết cô độc, "chết đau, chết đói, chết rét" túm lại là "phải chết". Nhưng cô Mị là tự hỏi bản thân là người đó có xứng đáng với cái chết thống khổ như vậy không, cô nhận ra là không, đối với thân phận của bản thân cô hiểu cô "thân đàn bà, bọn chúng đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi", mà người kia "việc gì mà phải chết". Chính suy nghĩ đó của cô Mị đã cho người đọc thấy được cái tập tục cổ hủ của người Mèo đã ăn sâu vào tâm thức của Mị, đồng thời cũng đã biết suy nghĩ cho người khác chứ không còn thờ ơ vô cảm như trước nữa. Trong đầu Mị bỗng đâu hiện ra khung cảnh sau khi A Phủ trốn thoát, cha con thống lý Pá Tra sẽ buộc tội Mị là người đã thả A Phủ ra rồi bắt Mị trói thay vào cái chỗ đấy, "Mị sẽ phải chết trên cái cọc ấy". Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ. Suy tưởng của Mị là có căn cứ khi cha con Pá Tra đã biến Mị từ người con hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành đứa con dâu gạt nợ với cuộc đời không hơn không kém một nô lệ, trước Mị chúng đã từng trói đến chết một người đàn bà khác trong cái nhà này thì chẳng có việc gì mà chúng lại bỏ qua cô cả. Như vậy khi chứng kiến dòng nước mắt lấp lánh của A Phủ tâm trạng của Mị đã trải qua một loạt những diễn biến phức tạp, Mị nhớ về ngày trước mình cũng từng bị trói vào gốc nhà như thế, Mị thương thay cho a phủ và nhận ra tội ác tày trời của cha con nhà Pá Tra, Mị nhớ đến cái chết của người đàn trước và còn biết nếu a phủ thoát mình sẽ là người bị trói thay vào cái chỗ ấy nhưng cô gái đấy cũng "không sợ". Một loạt những thay đổi trong tâm lý đó đã thúc đẩy Mị đi đến hành động cắt dây cho A Phủ. Mị dùng "con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây", đó là một việc làm táo báo và hết sức nguy hiểm nhưng lại hợp lý trong đêm đông ấy. Khi đã cắt hết mớ dây trói ấy Mị cũng không thể nào tin được mình lại có thể làm một chuyện động trời như vậy "Mị cũng hốt hoảng". Mị thì thào một tiếng "Đi ngay" rồi lặp tức nghen lại. Cái "nghẹn lại" này phải chăng là cái nghẹn khi nhận ra cuối cùng Mị cũng đã giải thoát đươc cho người đàn ông ấy. Khoảnh khắc cô Mị cắt sợi dây trói đã lưu lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, hành động cắt sợi dây không đơn thuần chỉ để giải thoát cho A Phủ mà nó cũng là hành động quyết liệt của Mị cắt đi cái sợi dây vô hình mang tên cường quyền đang gắt gao trói lấy cô từng ngày. Ngay khi a phủ vụt chạy đi Mị đứng ngây đó một lúc rồi cũng quyết định chạy, Mị phải chạy thoát cái nơi khốn khổ này. Trời tối lắm nhưng cô vẫn chạy băng băng, dường như thứ cô nàng đang dẫm xuống chân bấy giờ chẳng phải là đất là cát mà chính là cường quyền, hủ tục, thần quyền vẫn luôn đè nặng Mị suốt bao năm nay. Đuổi kịp A Phủ Mị cất lên tiếng nói đầu tiên sau bao năm câm lặng "A Phủ cho tôi đi/ Ở đây thì chết mất", câu nói biết bao nghẹn ngào và uất ức đã lấy đi không ít nước mắt của độc giả. Nói rồi hai người dìu nhau thoát khỏi Hồng Ngài, nơi mà những kỉ niệm vui vẻ và tươi đẹp của họ thì quá ít, mà nối buồn, và tủi nhục thì không sao kể hết.

    Rõ ràng trog cái đêm đông giá rét ấy, để đủ sức mạnh vực dậy khỏi những xiềng xích thì sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Qua tác phẩm ta cũng thấy được vẻ đẹp của người con gái vùng núi nói riêng và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung. Tô Hoài xót thương cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ ấy, ông đồng cảm với nhưng gì mà nhân vật của mình phải trải qua và cũng chính những chi tiết đó đã làm bật lên tính nhân đạo của nhà văn. Đồng thời qua đoạn trích Tô Hoài cũng làm sáng tỏ chân lý muôn đời: Ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có đấu tranh để chống lại tội ác đó

    Tập truyện "Tây Bắc" nói chung và tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" nói riêng đã cho ta hiểu được vì sao Tô Hoài lại thành công đến thế trên con đường văn chương của mình. Tác phẩm với những nét đặc sắc nghệ thuật độc đáo: Có đầy đủ các màu sắc đậm đà dân tộc, kết hợp với chất thơ ca trữ tình trong văn bản đã hội tụ lại nơi đây và đã thực sự phát sáng ở tác phẩm này. Và thông qua đoạn trích em đã học được cách trân trọng hơn những khát khao của nhưng người phụ nữ. "Vơ chồng A Phủ" quả là một tác phẩm để đời mà mọi người ai cũng nên một lần đọc qua vì tác phẩm không chỉ đơn thuần là sản phẩm giải trí mà khi đọc, nó giúp ta hoàn thiện và nhân đạo hóa tâm hồn của người đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn "Đời thừa" của ông
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Đặng Katerine

    Bài viết:
    195
    Phân tích hình tượng Mị trong đêm tình mùa xuân

    Tôi Hoài là một nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại của nước ta. Văn thơ của ông hấp dẫn người đọc bằng lối kể chuyện tự nhiên sinh động và ngôn ngữ giàu chất tạo hình, nhưng chỉ như thế thì làm gì đủ để giữ chân người đọc giữa một rừng những tác giả vô cùng thực lực cùng thời. Thứ để ông có thể bao vây và túm lấy trái tim người đọc ở lạ với những đứa con tinh thần của mình chính là vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa trên mọi vùng đất nước ta. Cuộc đời thi ca của Tô Hoài có vô vàn những tác phẩm hay như "Dế mèn phiêu lưu kí," O chuột "và đặc biệt nhất chắc hẳn phải kể đến tập truyện Tây Bắc mà ánh lên là tác phẩm" Vợ chồng A Phủ ". Câu truyện xoay quanh số phận cuộc đời nhân vật Mị, một cô gái miền núi bị cuộc sống vùi dập đến thảm thương nhưng sâu thẩm bên trong vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, điều đó được thể hiện đặc sắc qua trích đoạn về mùa xuân giá rét ở Hồng Ngài năm ấy.

    Câu chuyện về Mị có lẽ là câu chuyện mà người dân ở Hồng Ngài sẽ không bao giờ quên khi nhắc đến. Mị vốn là một người con gái xinh đẹp, tháo vát có ý thức sâu sắc về giá trị của lao động lại vô cùng tài năng, cô gái ấy có tài thổi sao cô thổi rất hay biết bao chàng trai điêu đứng vì cái tài năng ấy. Thế nhưng như Nguyễn Du đã từng nói" Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ", Vì cha cô đành trở thành đứa con dâu gạt nợ ở nhà thống lý, tại đây cô đã bị bốc lột sức lao động. Một cô gái đang tuổi xuân thì cháy bỏng, giờ lại trở nên căm lặng như con rùa" lùi lủi "sau xó cửa

    Trong mùa xuân năm ấy, Hồng Ngài" gió và rét rất dữ dội ", những tưởng gió rét khắc nghiệt như vậy sẽ chỉ làm lòng người thêm lạnh lẽo, huống chi là người đã chai sạn" quen cái khổ "như Mị. Nhưng đây lại là yếu tố đầu tiên tác động đến tâm lý của Mị. Tuy thời tiết khác thường nhưng không khí đón xuân thì vẫn rộn ràng bày ra trước mắt Mị. Những hình ảnh chỉ có vào mùa xuân được Tô Hoài lần lượt vẽ ra và bày biện một cách đẹp đẽ trước mắt cô nàng, đó là hình ảnh của những chiếc" váy hoa "được" phơi trên mõm đá xòe ra như con bướm sặc sỡ ", là tiếng cười đùa của bọn trẻ, và đặc biệt là tiếng sao thổi ở đâu đó" vọng lại, thiết tha bổi hổi ". Các giác quan của Mị đã đươc nhà văn dẫn lối và mở rộng từ thị giác đến thính giác đã làm cho Mị chợt bừng tỉnh, trái tim của tuổi trẻ đã bị chôn vùi từ lâu dưới tấm mồ hôn nhân giả dối nay đột nhiên sống dậy, giây phút bừng tỉnh ấy mạnh mẽ như phút giây mà Chí Phèo chợt bừng tỉnh sau những cơn say kéo dài dai dẵng của hắn. Mị tha thiết bổi hổi, và Mị hát lên bài hát đã chôn cất một góc sâu trong tim" Mày có con trai.. tìm người yêu "

    Tiếng sáo ở đâu đó đã thức tỉnh tâm hôn Mị, đối với người con gái ấy tiếng sáo chính là thứ âm thanh của tuổi trẻ của tự do, của một thời quá khứ huy hoàng đẹp đẽ thứ mà giờ đây đối với Mị chỉ là giấc mơ xa xỉ. Cảm nhận được những cơn sóng trong lòng đang mạnh mẽ trỗi dậy" Mị lén lấy hủ rượu uống ực từng bát "." Uống ực ", cách uống dứt khoát mạnh mẽ chẳng hề quan tâm đến mùi vị, nàng uống ực là để thỏa mãn nhưng khao khát hay để chế ngự nhưng khát khao đang lớn dần trong mình, rõ ràng là vế thứ hai. Khung cảnh làm ta chợt nhớ đến cái cách mà Chị Phèo uống rượu, hắn uống để quân đi cái cô độc vẫn luôn bám lấy hắn và để hắn trở nên mạnh mẽ hơn trong cái xã hội thối nát ấy. Ở đây rượu đã khiến những khao khát của Mị trở nên mạnh mẽ hơn, thứ thức uống đó đưa Mị thoát khỏi cái thực tại ê chề, bế tắc mà cô đang sống." Lòng Mị như đang sống về ngày trước ", sống về cái ngày mà không gian của cô tràn ngập tiếng sao, tiếng cười, cùng tự do xa xỉ. Tiếng sáo ở hiện tại đã hòa cùng tiếng sáo trong tâm tưởng, tiếng sáo gọi bạn tình xưa kia. Tiếng sao như đem cô Mị của ngày trước trở lại, cô Mị với trái tim ấm nóng không bị tổn thương bởi những đòn roi những công việc lặp đi lặp lại hằng ngày, một cô Mị cả ngày trước hoạt bát, phóng khoáng, vui tươi. Nhà văn Tô Hoài đã khéo léo linh hoạt trong việc trần thuật và đan xen giữa quá khứ và thực tại. Bằng những câu văn ngắn nhà văn đã tạo nên những mảnh ghép tươi sáng và chập chờn của hạnh phúc, những khát khao và hi vọng tự do. Con người một khi không còn bất cứ hy vọng nào ở thực tại họ sẽ nhớ về ngày trước để tìm lại những yêu thương. Chính tiếng sao là chất xúc tác, vật dẫn đường cho Mị trở về với ngày trước, nơi đầy ắp những kỉ niệm của tuổi trẻ, tình yêu" Mị thổi sao rất giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo "," Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo MỊ ". Mị nhớ về những ngày xuân rạo rực ấy không chỉ vì Hồng Ngài đang mùa xuân mà là vì đấy là những ngày đáng sống nhất trong cuộc đời của Mị. Và vượt lên sự áp bức của cường quyền, sự cầm tù của cái nghèo cái đói, của món nợ truyền kiếp. Mị đã lần nữa sống lại với sức trẻ tràn trề vốn có. Tiếng sao chính là nhịp cầu nối mùa xuân ngày trước với mùa xuận hiện tại, cũng chính tiếng sáo đã thức tỉnh mùa xuân trong Mị. Thế rồi mị vẫn cứ say, rồi lịm mặt ngồi đấy, vẫn là khuôn mặt lùi lũi không có sức sống vẫn là hình ảnh của một bông hoa đang dần héo tàn, nhưng thật ra nhưng tàn lụi héo úi đấy đang dần hồi sinh, những lớp chai sạn trong trái tim cũng dần tan chảy trong tâm hồn Mị. Căn phòng chật hẹp với cái lỗ vuông đã không còn đủ sức để giam cầm lấy tâm hồn của cô gái ấy." Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại ". Sự thức tỉnh bất ngờ sau nhiều năm làm con dâu nhà thống lý Pá Tra khiến lòng Mị rạo rực, cháy bỏng. Thế nhưng đang ở đỉnh cao của khát vọng Mị lại lựa chọn cái chết để kết thúc mọi khát khao mong muốn" nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ chẳng buồn nhớ lại nữa ". Người ta thường nghĩ hành động tìm đến cái chết là sự nhu nhược, nhưng đối với Mị suy nghĩ tìm đến cái chết của là sự lựa chọn đau đớn cuối cùng, quyết liệt của mình để giải thoát khỏi kiếp nô lệ cùng cực ở nhà thống lý Pá Tra. Những suy nghĩ đối lập đan xen tranh nhau nổi lên trong tâm trí cô gái ấy. Tiếng sao gọi bạn tình, tiếng sao của quá khứ chính nó đã giữ cô lại với thực tại. Cùng với men say và nhưng suy nghĩ ngày một lớn hành động của Mị cũng ngày càng táo bạo hơn để rồi cô nàng đưa ra quyết định" Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi "," Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng ". Chính hành động xắn một miếng mỡ để thắp sáng lên ngọn đèn đã đánh vào được tâm lý của người đọc, hành động xắn miếng mở ấy không chỉ là để thắp sáng mang tính chất vật lý xua tan bóng tối đang bao trùm lấy căn nhà, mà thông qua hành động đó tác giả còn cho thấy Mị đã quyết tâm ngọn lửa sự sống của Mị đã thực sự thức tỉnh bùng dậy. Giữa lúc ngọn lửa sự sống đang sôi sục căn trào trong Mị thì tên A Sử bước lại, nắm lấy Mị rồi thuần thục tói cô vào cột nhà," Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng vào gốc nhà ", thậm chí với những lọn tóc xóa xuống hắn cũng cột lên luôn để Mị không thể cúi đầu xuống hay quay qua quay lại được. Hành đồng này phải xảy ra thường xuyên đến cỡ nào tên A Sử đó mới có thể làm thuần thục đến thế cơ chứ. Thế rồi hắn đi ra," Tắt đèn "," khép cửa lại ", cái tên vũ phu ấy đã tắt đi cái ngọn đèn mà vừa nãy Mị đã thắp lên cũng gián tiếp dập đi ngọn lửa trong Mị, thế nhưng cô gái ấy nào có biết. Trong cơn say cô chẳng còn cảm nhận đau đơn nữa mà chỉ hát nhẩm theo" em không yêu, quả pao rơi rồi.. "rồi chợt" Mị vùng bước đi "ta có thể thấy sợi dây của hiện thực đau đớn trói lấy Mị nhưng lại chẳng thể nào trói lấy cô gái đang mộng du ấy.

    Với diễn biến tâm trạng vừa phức tạp vừa hợp lý, Mị đã thực hiện cuộc nổi loạn đầu tiên. Mặc dù không thành công những sự sống lại trong đêm tình mùa xuân cũng mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong quá trình trưởng thành trong tư tưởng của nhân vật, đồng thời cho độc giả thấy được ấn sau người phụ nữ bị nô lệ hóa tưởng chừng như trái tim đã chai sạn nhưng sâu trong cơ thể ấy vẫn âm thầm tổn tại một sức sống mãnh liệt. Đồng thời khát khao tự do bị chặn đứng bởi cường quyền cũng mang ý nghĩa tố cáo và phê phán sâu sắc.

    Tập truyện Tây Bắc nói chung và truyện ngắn" Vợ chồng a phủ nói riêng"cho đến nay vẫn luôn đọng lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng. Thông qua cách miêu tả tâm lí độc đáo, ngôn ngữ giản dị, vốn kiến thức sâu rộng Tô Hoài đã đưa người độc được sống với từng cảm xúc của nhân vật, một cô gái Mị mà mãi mãi có lẽ ai đã đọc tác phẩm một lần cũng không thể nào quên. Tác phẩm như một thông điệp mạnh mẽ về tinh thần lạc quan, về nghị lực sống, nghị lực vươn lên, đấu tranh với những độc ác, bất công để tìm lấy hạnh phúc, tự do cho cuộc sống
     
    Dã Miêu, poohhh, Linh Bư2 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...