Phân tích khổ thơ thứ 2 bài thơ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi vivutheogio, 10 Tháng mười 2021.

  1. vivutheogio Thời gian là tĩnh, thứ lưu động là con người

    Bài viết:
    37
    Phân tích khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

    [​IMG]

    Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng, thể hiện một chiều sâu văn hóa mang đặc trưng của thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Trường ca "Mặt đường khát vọng" là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông. Đoạn trích "Đất nước" nằm ở phần đầu chương 5 của bản trường ca. Đoạn thơ là (yêu cầu đề)

    2. Khổ 2: Cảm nhận đất nước qua không gian địa lí và thời gian lịch sử

    Nếu như mở đầu Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm khơi nguồn cho tâm hồn người đọc tìm về cội nguồn, để lý giải sự hình thành Đất Nước thì đến đoạn thơ thứ 2, đôi mắt thơ của Nguyễn Khoa Điềm đặt hình ảnh Đất Nước trong chiều rộng của không gian địa lý, trong chiều dài của thời gian lịch sử và trong mối quan hệ gắn bó của mỗi cá nhân

    a) Cảm nhận đất nước qua không gian địa lí

    "Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất Nước là nơi ta hò hẹn

    Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"


    Cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. "Khi ta hò hẹn", đất nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những không gian làng quê thanh bình yên ả: Mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ.. tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai đứa: Câu thơ "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" đậm đà chất dân gian, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng "Khăn thương nhớ ai".

    - > Mỗi người chúng ta đều là một phần của Tổ quốc. Hay nói cách khác, đất nước là máu xương, là sự sống của mỗi cá nhân.


    Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

    Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi


    - Nếu ở trên ta thấy một Đất Nước nhỏ bé dung dị thì tới những câu thơ này ta lại thấy Đất Nước mang một dáng vẻ kỳ vĩ và lớn lao được đo bằng sải cánh của con chim phượng hoàng bay về núi bạc, được đo bằng sự mênh mông, rộng lớn của biển khơi. Hình ảnh" con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc "," con cá ngư ông móng nước biển khơi "mang phong cách dân ca miền Trung, thẫm đẫm lòng yêu quê hương cả tác giả. Đất Nước mình bình dị, quen thuộc nhưng đôi khi cũng lớn rộng, tráng lệ và kì vĩ vô cùng, nhất là đối với những người đi xa. Dù chim ham trái chín ăn xa, thì cũng giật mình nhớ gốc cây đa lại về. Gia đình Việt Nam là như thế, lúc nào cũng hướng về quê hương, hướng về cội nguồn -> Đất nước là nơi trở về với những tâm hồn thiết tha với quê hương.

    b) Đất nước được cảm nhận xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai

    " Thời gian đằng đẵng

    Không gian mênh mông

    Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ "

    Đất là nơi Chim về

    Nước là nơi Rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng"


    - Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian: Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông để mãi mãi là nơi dân mình đoàn tụ, là không gian sinh tồn của cộng đồng Việt Nam qua bao thế hệ.

    - Nhà thơ nhấn mạnh dân tộc Việt Nam là nơi "đất lành chim đậu", nơi có rồng thiêng "thăng long", có cội nguồn lâu đời, gắn với truyền thuyết dân gian mà không một ai trên mảnh đất hình chữ S thân thương này không nhớ. Tất cả dân tộc Việt Nam đều là anh em một nhà, dù có lên rừng hay xuống biển thì nguồn cội từ xa xưa vẫn được đẻ ra từ trong "bọc trứng" -> Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, gợi nhắc về giống nòi cao quý của dân tộc ta, vốn là con rồng cháu tiên. -> nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn của dân tộc. Dù bôn ba chốn nào, người dân Việt Nam cũng đều hướng về đất tổ, nhớ đến dòng giống Rồng Tiên của mình.

    Nhắc đến chuyện xưa ấy như để khẳng định, cũng là để nhắc nhở:


    "Những ai đã khuất

    Những ai bây giờ

    Yêu nhau và sinh con đẻ cái

    Gánh vác phần người đi trước để lại

    Dặn dò con cháu chuyện mai sau

    Hằng năm ăn đâu làm đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"


    - "Những ai đã khuất" là những người trong quá khứ - những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. "Những ai bây giờ" là những người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh "Yêu nhau và sinh con đẻ cái" bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng "Gánh vác phần người đi trước để lại". Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc "Hằng năm ăn đâu làm đâu - Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ". Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao "Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba". Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên. Hai chữ "cúi đầu" thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông. Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng.

    Nhà thơ không chỉ cảm nhận đất nước qua không gian địa lí, thời gian lịch sử mà còn đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng


    "Trong anh và em hôm nay

    Đều có một phần đất nước"

    Khi hai đứa cầm tay

    Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm

    Khi chúng ta cầm tay mọi người

    Đất nước vẹn tròn, to lớn "


    - Nguyễn Khoa Điềm khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với cộng đồng, đất nước:" Trong anh và em "đều" có một phần Đất Nước "với giọng thơ đầy tự hào.

    + Thứ nhất, đó còn là mối quan hệ gắn kết giữa con người và con người để tạo nên sự hài hòa, liên kết bền chặt từ những cá nhân:" Khi hai đứa cầm tay/Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm ". Đại từ nhân xưng thay đổi từ" anh và em "đến" hai đứa "góp phần khẳng định sự gắn kết đôi lứa làm nên sự hài hòa, nồng ấm cho đất nước.

    + Thứ hai, đó là sự tăng tiến từ sự gắn kết của cá nhân" anh và em "đến tình cảm lứa đôi (hai đứa) với mọi người khiến cho đất nước trở nên" vẹn tròn, to lớn ". Đây chính là triết lý sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và giữa cộng đồng với quê hương, đất nước. Nói một cách dễ hiểu là: Nguyễn Khoa Điềm khẳng định nền tảng để tạo nên đất nước" vẹn tròn, to lớn "chính là tự sự tình yêu, ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương đất nước, mối quan hệ bền chặt của tình cảm lứa đôi, gia đình có vững chắc mới tạo nền móng vững vàng cho đất nước.

    Đồng thời, ý thức, trách nhiệm với đất nước không chỉ dành cho" đất nước "ở hiện tại ở mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng mà đó còn là sự nuôi dưỡng, dành trọn niềm tin cho thế hệ mai sau:


    " Mai này con ta lớn lên

    Con sẽ mang đất nước đi xa

    Đến những tháng ngày mơ mộng "


    - Trong tương lai đó là một đất nước với triển vọng tươi sáng, những thế hệ tương lai được kỳ vọng, được đặt lên vai cái trách nhiệm lớn lên cả về trí tuệ lẫn tầm vóc, để làm nên những điều kỳ diệu cho cả dân tộc cả Đất Nước. Con sẽ đưa Đất Nước đi xa, sánh vai cùng với các cường quốc trên thế giới, đưa Đất Nước trở nên giàu đẹp vững mạnh gấp nhiều lần hôm nay.

    Sau khi đã định nghĩa một cách rõ ràng Đất Nước cả về không gian và thời gian, cả về địa lý lẫn lịch sử thì Nguyễn Khoa Điềm đã chốt lại bằng những câu thơ rất tha thiết về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Đất Nước:


    " Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó san sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên Đất Nước muôn đời.. "


    - Lời thơ như là lời tâm tình của người anh với người em, lời tâm tình của chàng trai đối với một người con gái, của thế hệ trước với thế hệ sau.

    - Đất Nước là một khái niệm trừu tượng, thế nhưng khi so sánh Đất Nước với hình ảnh " máu xương của mình " thì đó lại là một khái niệm cụ thể, hữu hình. Đây cũng là phần nối tiếp trong ý thơ" trong anh và em hôm nay đều có một phần Đất Nước ", thì ở đây Nguyễn Khoa Điềm đã chỉ rõ Đất Nước là máu xương của mỗi con người, đã là phần căn cơ cốt yếu trong mỗi cá nhân, ai cũng phải có.

    - Điệp từ " phải biết " trong hai câu thơ sau là biểu hiện của một mệnh lệnh, xác định trách nhiệm cho mỗi người, yêu nước không phải là một khái niệm chung chung, một tư tưởng trừu tượng mà yêu nước phải thực hiện bằng hành động. Mỗi con người cần phải biết" gắn bó san sẻ ", đặc biệt phải" biết hóa thân cho dáng hình xứ sở ", dâng cả sự sống, thanh xuân cho Đất Nước, coi trọng Đất Nước hơn cả hạnh phúc riêng của bản thân mình.


    NT

    Bằng sự kết hợp của giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ giản dị và cách sử dụng sáng tạo chất liệu văn học văn hóa dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho bạn đọc những cảm nhận mới mẻ đặt bằng cách đặt hình ảnh Đất Nước trong chiều rộng của không gian địa lý, trong chiều dài của thời gian lịch sử và trong mối quan hệ gắn bó của mỗi cá nhân.

    KB

    Bằng việc vận dụng sáng tạo hình thức thơ trữ tình - chính luận, thể thơ tự do, giọng thơ biến đổi linh hoạt và sử dụng chất liệu văn hóa dân gian đa dạng qua phong tục tập quán, lối sống, sinh hoạt, ca dao, dân ca, tục ngữ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không gian nghệ thuật đặc biệt để làm nổi bật tư tưởng" Đất Nước của Nhân Dân". Qua tư duy mới mẻ của nhà thơ, hình tượng đất nước đã được khám phá ở nhiều phương diện về chiều sâu văn hóa, chiều rộng không gian cũng như chiều dài của thời gian. Bằng chính trải nghiệm của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã đánh thức tình yêu quê hương luôn tồn tại trong tâm thức và trái tim hàng triệu con người Việt Nam.
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...