Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà Trưa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 25 Tháng bảy 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh, chúng mình cùng phân tích khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa để hiểu được ý nghĩa của âm thanh tiếng gà trưa nhảy ổ làm xao động, làm dịu bớt đi cái oi ả, xua tan nỗi mệt mỏi bước chân người chiến sĩ và đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào của người lính nhé!

    [​IMG]

    1. Dàn ý Phân Tích Khổ Thơ Đầu Của Bài Thơ Tiếng Gà Trưa - Xuân Quỳnh

    A. Mở bài


    - Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh:

    Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu hiện những rung cảm khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết, đằm thắm.

    - Giới thiệu về bài thơ "Tiếng gà trưa" và khổ thơ đầu của bài thơ:

    "Tiếng gà trưa" là một bài thơ đặc sắc với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu. Bài thơ đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm, tình quê hương đất nước

    b. Thân bài

    + Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

    Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ.

    + Không gian, hoàn cảnh người lính nghe âm thanh tiếng gà trưa nhảy ổ:

    Tiếng gà cục tác buổi trưa để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người chiến sĩ nó gắn với kỉ niệm sâu sắc tuổi ấu thơ, chính vì vậy trong vô vàn âm thanh của làng quê, người chiến sĩ nghe thấy rõ nhất là tiếng gà cục tác. Vào một buổi trưa hè tại một làng quê vắng vẻ, trên đường hành quân người chiến sĩ được tiếp sức từ tiếng gà trưa.

    Đường hành quân ra trận đầy xa xôi hiểm trở. Người chiến sĩ trên đường hành quân xa, đường dài, giữa trưa nắng, mệt, dừng chân nghỉ bên một xóm nhỏ, chợt nghe tiếng gà gáy trưa nhảy ổ: "Cục.. cục tác cục ta". Để rồi những cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Đó là âm thanh bình dị, gần gũi, tự nhiên và quen thuộc.

    + Những tình cảm, cảm giác của người lính khi nghe tiếng gà trưa nhảy ổ:

    Nghe tiếng gà trưa, kỉ niệm tuổi thơ ùa về và xua tan những vất vả, mệt nhọc của người lính trẻ trên đường hành quân xa. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh "nghe xao động nắng trưa" : Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt đi cái oi ả buổi ban trưa. Tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác "nghe bàn chân đỡ mỏi" : Tiếng gà xua tan nỗi mệt mỏi bước chân người chiến sĩ. Để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn "nghe gọi về tuổi thơ" : Tiếng gà đánh thức những kỉ niệm ngọt ngào thời thơ ấu, đưa các anh sống lại những năm tháng tươi đẹp, hồn nhiên nhất của cuộc đời. Âm thanh tiếng gà như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả không gian làm xao động cả lòng người. Tiếng gà trưa làm thức dậy cả những kỉ niệm tuổi thơ.

    + Nghệ thuật: Điệp ngữ "nghe" được đặt ở 3 câu đầu liên tiếp kết hợp với lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác có tác dụng nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa, gợi ra dư âm kì diệu của tiếng gà, tạo cảm giác mới lạ: Nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi, tuổi thơ hiện về.

    - > Tiếng gà làm cảnh vật thay đổi mà còn người cũng đổi thay, từ đời sống đi vào bản thể gợi nên những cùng bậc trong tình cảm của tác giả. Tiếng gà trưa vượt không gian và thời gian đã trở về bên cháu, bên bà với biết bao điều bình dị thân thương.

    +Mở rộng, liên hệ:

    Nhắc đến làng quê việt là nghĩ đến cây đa, bến nước, cánh đồng dòng sông hay tiếng gà gáy mỗi sớm mai. Tiếng gà trở nên thân thuộc mà bao nhà thơ đã viết nên những xúc cảm chân thành ấy. Đến với Xuân Quỳnh tiếng mang đầy ý nghĩa, ẩn sâu trong tiếng cục tác thân quen ấy là cả một khung trời kí ức, là tình yêu thiết tha của người bà, là sự kính trọng yêu thương của cháu gửi đến bà. Và rộng hơn nữa đó là tình yêu quê hương, tổ quốc, thân thương.

    c. Kết bài: Khái quát nội dung, nghệ thuật của khổ đầu bài thơ:

    Khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa chỉ với 6 câu thơ viết theo thể 5 chữ, lời thơ bình dị kết hợp điệp ngữ đã tạo nên được nhịp điệu tự nhiên. Khổ thơ hay và sinh động trong cái hồn của âm thanh tiếng gà trưa nhảy ổ đã đánh thức cả một trời tuổi thơ thân thương gắn với người bà mà tác giả vô cùng yêu quý. Âm thanh Tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu còn làm bừng sáng cả hiện tại và tương lai bởi tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước của người lính.

    2. Bài văn mẫu – hay nhất: Phân Tích Khổ Thơ Đầu Của Bài Thơ Tiếng Gà Trưa - Xuân Quỳnh

    Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ của bà chủ yếu viết về tình yêu, tình cảm gia đình và quê hương đất nước. Bài thơ &Tiếng gà trưa& là một tác phẩm đặc sắc với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà. Khổ thơ đầu bài thơ là một trong những khổ thơ hay nhất của bài, tạo tiền đề cho sự phát triển những khổ thơ tiếp theo với những dòng cảm xúc giản dị và chân thành:

    Trên đường hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ

    Cục.. cục tác.. cục ta

    Nghe xảo động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ.

    Nhớ nhà la tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ.

    Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ việc nghe thấy tiếng gà nhảy ổ khi dừng chân bên xóm nhỏ trên con đường hành quân ra trận. Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường:

    Trên đường hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ

    Cục.. cục tác.. cục ta

    Đường hành quân ra trận đầy xa xôi hiểm trở. Người chiến sĩ trên đường hành quân xa, đường dài, giữa trưa nắng, mệt, dừng chân nghỉ bên một xóm nhỏ. Xóm nhỏ là xóm nhỏ nào trên chặng đường hành quân không mệt mỏi.

    Bởi tiếng gà là âm thanh bình dị, gần gũi, tự nhiên và quen thuộc, gắn với kỉ niệm sâu sắcvề tuổi ấu thơ của người lính nên trong vô vàn âm thanh của làng quê, người chiến sĩ nghe thấy rõ nhất là tiếng gà nhảy ổ "Cục.. cục tác cục ta". Để rồi những cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về.

    Tiếng gà trưa đã gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc của người lính trẻ trên đường hành quân xa:

    Nghe xao động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ.

    Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh "nghe xao động nắng trưa" : Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt đi cái oi ả buổi ban trưa. Tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác "nghe bàn chân đỡ mỏi" : Tiếng gà xua tan nỗi mệt mỏi bước chân người chiến sĩ. Để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn "nghe gọi về tuổi thơ" : Tiếng gà đánh thức những kỉ niệm ngọt ngào thời thơ ấu, đưa các anh sống lại những năm tháng tươi đẹp, hồn nhiên nhất của cuộc đời.

    Như vậy, cách hiểu nghĩa của cả hai câu thơ "Nghe xao động nắng trưa", "nghe gọi về tuổi thơ" thiên về nghĩa bóng thì câu thơ "Nghe bàn chân đỡ mỏi" thì thiên về nghĩa đen. Cách đảo trật tự ở các câu không giống nhau làm cho âm điệu các câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả sự bồi hồi xao xuyến của tâm hồn. Tiếng gà trưa được cảm nhận từ nhiều giác quan bằng cả tâm hồn.

    Điệp ngữ "nghe" được đặt ở 3 câu đầu liên tiếp kết hợp với lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác có tác dụng nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa, gợi ra dư âm kì diệu của tiếng gà, tạo cảm giác mới lạ: Nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi, tuổi thơ hiện về. Âm than htiếng gà như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả không gian làm xao động cả lòng người. Nắng trở nên có hồn hơn bởi thiên nhiên, con người dường như cảm nhận được nét tươi mới trong thiên nhiên, thêm niềm tin hơn giữa chiến trường khắc nghiệt. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên. Chao ôi, điệp từ "nghe" cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả thật tinh tế sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trữ tình.

    Tiếng gà trưa đã vượt không gian và thời gian đã trở về tuổi thơ, cháu sống cùng bà, bên bà với biết bao điều bình dị thân thương mà ấp áp tình bà cháu. Đoạn đầu mở ra không khí rất đỗi thanh bình, trái ngược hẳn với những đau thương mất mát mà hàng ngày, hàng giờ những người lính phải đối mặt, đương đầu.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Chúc các bạn học tốt. Thân mến!

    Pikachu! ❤
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...