Phân tích khổ thơ 7,8 của bài thơ Tấy Tiến tác giả Quang Dũng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lưu Phước Tính, 11 Tháng sáu 2021.

  1. Lưu Phước Tính

    Bài viết:
    2
    "Tôi làm thơ này rất nhanh, viết xong, tôi đọc trước đại hội mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó, tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì tôi viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ cả". Đây là những chia sẻ của nhà thơ Quang Dũng về bài thơ "Tây Tiến". Một thi phẩm viết về những con người luôn luôn mang trong tim tình yêu nồng nàn với quê hương đất nước, luôn luôn khắc ghi lời thề sắc son với Tổ quốc mẹ hiền. Đây là một tác phẩm thể hiện rõ nét chất thơ của Quang Dũng, tiêu biểu là phần khắc họa chân dung nghệ thuật người lính Tây Tiến:

    "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm

    * * *

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành."


    Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, soạn nhạc và vẽ tranh. Ông là nhà thơ với hồn thơ hồn hậu, phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. Tây Tiến là đơn vị bộ đội kết hợp với bộ đội Lào giữ nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt-Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng. Người chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Nội. Sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, chiến tranh nhưng vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn, anh hùng. Hoạt động ở Lào một thời gian, trở về Hòa Bình, thành lập trung đoàn 52. Rời xa đơn vị, Quang Dũng nhớ về đơn vị nên đã sáng tác bài thơ "Tây Tiến". Ban đầu thi phẩm mang tên "Nhớ Tây Tiến" sau đổi thành "Tây Tiến" và được in trong tập Mây đầu ô. Thông qua tác phẩm nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên vừa hiểm trở vừa dữ dội nhưng cũng không kém phần thơ mộng và mỹ lệ. Người lính Tây Tiến thể hiện lên rất đỗi hào hùng và cũng rất đỗi hào hoa.

    Sau buổi liên hoan thấm đẫm tình quân dân gắn bó, những giây phút hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, tác giả Quang Dũng đã khắc họa bức tranh chân dung người lính Tây Tiến oai hùng, đẹp đẽ.

    "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm."


    "Đoàn binh không mọc tóc" và "quân xanh màu lá" thể hiện sự khác nghiệt, khó khăn của chiến tranh. Qua đó thể hiện tư thế hiên ngang, chủ động của những người chiến sĩ. Đọc hai dòng thơ đầu, chúng ta gợi nhớ đến bài thơ "Cá nước" của tác giả Tố Hữu:

    "Giọt giọt mồ hôi rơi

    Trên má anh vàng nghệ

    Anh vệ quốc quân ơi!

    Sao mà yêu đến thế".


    Dù "quân xanh màu lá" hay "má anh vàng nghệ" thì đó cũng là hiện thực của chiến tranh. Chiến tranh là thế, bởi chiến tranh đâu phải trò đùa. Vì thế nên những con người mang trên vai trọng trách, ghi trong tim tình yêu quê hương đất nước, khắc sâu trong trí óc lời thề "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" phải trải qua hoàn cảnh thách thức, khó khăn khắc nghiệt, thử thách cùng gian lao thì đoàn quân Tây Tiến càng mạnh mẽ, càng được toi luyện, sức mạnh niềm tin được nâng cao, khẳng định. Tuy gian lao, khó nhọc nhưng người lính Tây Tiến như "hùm" mạnh mẽ, hiên ngang giữa thiên nhiên rừng thiên nước độc, hơn thế giữa họ còn phải chiến đấu với những căn bệnh nơi núi rừng. Vẻ về xanh xao là thế, nhưng bên trong họ là một trái tim ấm nóng tạc ghi hai chữ "Sát thát". Tả thực "mắt trừng" kết hợp cụm từ "gửi một qua biên giới" thể hiện quyết tâm cao độ, khát vọng chiến thắng cửa những người lính. Câu thơ "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ "dáng kiều thơm" để chỉ về thành phố quê hương Hà Nội hay em gái Hà Nội mộng mơ. Mạnh mẽ là thế, ga dạ là thế nhưng họ vẫn rất thơ mộng, có tình cảm, cảm xúc, biết nhớ nhun về quê hương về người con gái họ yêu. Bởi thế mới nói:

    "Chẳng thơm cũng thể hoa lài

    Chẳng lịch cũng thể là người Tràng An"


    Họ lấy đó làm động lực để chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương của họ, bảo vệ những người họ thương yêu.

    Sau khi miêu tả bức chân dung người lính, Quang Dũng đã kể về sự đau thương, mất mát của chiến tranh thật trữ tình:

    "Rải rác biên cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành."


    Các từ "rải rác", "biên cương" và "viễn xứ" bộc tả màu sắc bi thương của chiến tranh. Xác các anh nằm "rải rác" nơi chiến trường. Các anh đã ra đi mãi mãi, thân xác các anh trở về với đất mẹ dịu hiền, mãi mãi nằm trong lòng mẹ, nhưng tâm hồ các anh luôn sát cánh cùng chiến đấu với đồng đội của mình. Từ Hán Việt được tác giả sử dụng nhằm giảm bớt sự tang thương này. Dẫu biết chiến tranh là chết hóc, chiến trường là tan trường nhưng các anh vẫn cất vào ba lô những ước mơ hiền dịu, đứng lên cầm súng đánh đuổi kẻ thù mà "chẳng tiếc đời xanh". Chiến tranh thì biết khi nào trở về nên các anh đi với tâm thế "nhất khứ bất phục hoàn" mãi không hối tiếc. "Áo bào" của các anh chính là những bộ quân phục màu xanh, nó cũng là "mồ" của các anh khi ra đi. Biện pháp nói giảm nói tránh làm cho câu thơ nhẹ nhàng nhưng nghe sao chua xót quá. Tiếp đến ở câu thơ kế, Quang Dũng đã dùng biện pháp nhân hóa để thể hiện sự nuối tiếc, thương đau của dòng sông Mã. Dòng sông gắn chặt cuộc đời mình với những giây phút hy sinh, tang thương của đoàn quân Tây Tiến. Để trong giờ khắc nuối tiếc đó nó đã tấu lên khúc nhạc trầm buồn, tiễn đưa lính hồn các anh về với cõi vĩnh hằng. Cạnh đó với nhịp thơ 2/2/3 tác giả đã làm cho câu thơ thấm đẫm tính nhạc.

    Bằng việc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: Tả thực, ẩn dụ, nói giảm nói tránh, nhân hóa nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa bức tranh chân dung người lính Tây Tiến thật hùng vũ, khắc họa chiến tranh, sự ra đi nhẹ nhàng mà đau thương, đã ra đi không hẹn ngày trở lại.

    Tây Tiến là một tác phẩm có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết bằng những màu sắc nghệ thuật phong phú. Có cảnh núi rừng hùng tráng với cảnh thiên nhiên thơ mộng của nơi bản làng quê hương, có tư tưởng mạnh mẽ với sự nhẹ nhàng chất thơ. Đặc biệt mỗi dòng thơ là một giai điệu, giai điệu của tâm hồn, của cuộc sống. Giờ đây khi học và tìm hiểu về bài thơ tôi càng trân quý nền hòa bình của đất nước, trân trọng từng mảnh đất quê hương này. Vì nó đã được đánh đổi bằng xương máu, bằng da thịt của những người anh hùng. Và tôi tự nhủ rằng phải sống làm sao cho xứng đáng với công lao to lớn ấy.
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...