Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Huấn Cao Trong Truyện Ngắn Chữ Người Tử Tù

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trương Thị Hồng Gấm, 25 Tháng mười hai 2020.

  1. Nhà văn Nguyễn Tuân được xem là định nghĩa đầy đủ nhất về một người nghệ sĩ. Ông là người luôn trân trọng cái đẹp, cả đời văn của mình ông luôn khao khát săn tìm và ngợi ca cái đẹp. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng nhận xét: "Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật". Có thể nói trong suốt cuộc đời sáng tác bằng ngòi bút điêu luyện của mình ông đã làm cho cái đpej thăng hoa. Ông quan niệm, cái đẹp thuộc về thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. Đặc biệt trong các sáng tác của mình Nguyễn Tuân luôn chú ý đến chất tài hoa tài tử khi miêu tả và thể hiện con người. Đó là những con người "sinh nhầm thế ki" những giai nhân tài tử, những con người tài hoa với cốt cách thanh cao. Tiêu biểu cho vẻ đẹp con người ấy là hình tượng nhân vật Huấn Cao, một nhân cách sáng và đẹp mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên bằng tất cả niềm trân trọng và tài năng của mình, gửi vào đó một quan niệm sâu sắc về cái đẹp qua truyện ngăn "chữ người tử tù".

    Có thể nói "Chữ người tử tù" là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân trong giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945. Lúc đầu truyện ngắn có tên là "Dòng chữ cuối cùng" in trên tạp chí "Tao đàn", sau đó được in trong tập truyện "Vang bóng một thời" với tên gọi "Chữ người tử tù". Vang bóng một thời được xem là kết tinh xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân trước cách mạng được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là "một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện toàn mĩ". Nhân vật chính của truyện phần lớn là những nho sĩ cuối mùa gặp lúc Hán học suy vi, họ không chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ "thiên lương" và sự trong sạch của tâm hồn. Họ dường như cố ý lây "cái tôi tài hoa", ngông nghênh của mình như một thái độ phảm ánh trật tự xã hội đương thời. Trong số đó nổi bật lên là hình tượng nhân vật Huấn Cao- một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng, mặc dù chí lớn không thành nhưng vẫn hiên ngang bất khuất.

    Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nên nhân vật Huấn Cao- một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ rất đẹp của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quí trọng cái tài, cái đẹp. Tài viết chữ của Huấn Cao được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại: "Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm vuông lắm" nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục mất ăn, mất ngủ không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao một báu vật trên đời. Trong một xã hội mà Đông Tây bát nháo, ối a bông phèn, cái cũ thì chưa suy hẳn mà cái mới thì chưa kịp thay thế hết, Nguyễn Tuân là nhà văn mang trong mình tâm thế bất hòa, bất mãn, bất lực với thực tại, xây dựng một nhân vật với thú chơi cổ truyền như một cách để nhà văn bày tỏ những tiếc nuối về một quá khứ vàng son đã qua nay chỉ còn vang bóng. Chữ của Huấn Cao đẹp nhưng nhân cách của ông lại càng đẹp hơn. Ông là còn người tài tâm vẹn toàn. Vốn là một người song toàn văn võ, bên cạnh tài thư pháp còn có tài "bẻ khóa và vượt ngục", Huấn Cao là cái tên khiến những người trong tù phải dè chừng. Trong mắt triều đình ông là một tên phản nghịch, nhưng thật chất đó là một anh hùng đứng lên vì chính nghĩa, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét và bảo vệ lẽ phải. Ông là hiện thân của một con người kinh bang tế thế, anh hùng cái thế. Khi được đặt vào hoàn cảnh lao tù, hình ảnh của Huấn Cao càng nổi bật lên với những vẻ đẹp khí phách hiên ngang, lẫm liệt. Điềm nhiên bước vào nhà lao, hành động đầu tiên của Huấn Cao là dỗ gông, không đếm xỉa đến vương quyền trên đầu: "Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Đó là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một đại trượng phu "đỉnh thiên lập địa" không cam chịu cảnh tù đày mà muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ. Những ngày bị giam cầm nơi chốn lao tù, Huấn Cao với viên quản ngục càng thể hiện thái độ của một anh hùng trước cường quyền bạo lực: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây". Lời tuyên bố dõng dạc đủ để thấy Huấn Cao đã bỏ ngoài hết những sợ hãi và lo âu, không để tâm người mình đang đối đầu là kẻ đang cầm quyền, đang nắm giữ sự sống. Trong con người của kẻ tử tù ấy đã thể hiện đúng tinh thần uy vũ bất khuất. Uy quyền không thể ràng ép, bạo lực không thể đánh gục. Dẫu ngày mai là ngày bị giải ra pháp trường và đón nhận cái chết thì khí chất người anh hùng ấy vẫn thế, luôn vững vàng, có sức mạnh cứu rỗi những linh hồn đang dần bị bôi đen. Đó là nhân cách của bậc đại trí, đại dũng, không bao giờ bị lung chuyển trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục: "Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ". Một von người ý thức sâu sắc được thiên chức và phẩm giá của nghệ thuật. Đáng quý hơn, Huấn Cao không chỉ trọng thiên lương của mình mà còn trọng thiên lương của kẻ khác. Điều này thể hiện qua cách ứng xử chân thành mà ông dành cho viên quản ngục. Khi chưa hiểu được tấm lòng quản ngục ông khinh bỉ, coi thường y như coi thường một kẻ cầm đao suốt đời chỉ sống trong dơ bẩn, sống một cách phi nghĩa. Còn khi đã hiểu ra sở nguyện cao quý của viên quản ngục, ông hết sức cảm mến và trân trọng "Nào ta có biết, người như thầy quản đây lại có sở nguyện cao đẹp như thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ". Vẻ đẹp ấy càng sáng lên hơn, ông không chỉ trở thành một người ban phát cái đẹp mà còn trở thành người hướng thiện cho kẻ mê muội. Lời khuyen chân thành dành cho kẻ tri âm đã làm sáng lên vẻ đẹp ấy: "Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi". Một lời khuyên thật thiện tâm, thật thiện ý làm cho viewn quản ngục cảm động vái người tù một vái. Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Cái đẹp của nghệ thuật đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới đưa người tới chân thiện mĩ.

    Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có nhận định: "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà.. Và trực tiếp hơn cả là cụ Tú Lan thân sinh nhà văn;vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng của các hệ thống triết lí siêu nhân quan niệm về con người cao đẳng thuyết hiện.." Qua Chữ người tử tù đã thể hiện được tài năng nghệ độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc xây dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh khắc họa tính cách nhân vật tạo không khí cổ kính trang trọng trong việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật giàu tính tạo hình.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...