Phân tích hình ảnh người chinh phụ qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nhỏ nhiều chuyện, 26 Tháng tư 2021.

  1. Nhỏ nhiều chuyện

    Bài viết:
    61
    Bài làm:

    [​IMG]


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hình tượng người phụ nữ trong văn học từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc. Viết về họ những nhà văn nhà thơ đã dành tình cảm ưu ái bở số phận đáng thương chìm nổi, bên cạnh truyện Kiều của Nguyễn Du ta còn không thể không nhắc đến Chinh phụ ngâm của Đặn Trần Côn. Tác phẩm kể về tình cảnh cô đơn buồn tủi có chồng đi chinh chiến nơi xa trong đó đoạn trích nổi tiếng "Tình cảnh lẻ loi của chinh phụ của người chinh phụ" ám ảnh tâm can người đọc.

    Bản nguyên tác chữ hán do Đặng Trần Côn viết vào khoảng thế kỉ XVIII khi nhiều cuộc khỏi nghĩa nông dân nổ ra. Tình cảnh người phụ nữ càng trở nên thê thảm. Tác phẩm đã được Đoàn Thị Điểm dịch ra bằng chữ nôm theo thể song thất lục bát bản dịch đã phản ánh đúng tâm trạng cảm xúc nỗi lòng của người chinh phụ.

    Đoạn trích là tâm trạng buồn chông mong ngóng với nỗi nhớ chồng của người chinh phụ. Tất cả bày tỏ khao khát được sống trong tình yêu và niềm hạnh phúc gia đình.

    Khi vắng chồng thời gian như ngưng đọng trong nỗi nhớ, ngừng trôi trong nỗi buồn. Để đầy thời gian người chinh phụ đã tìm đến hàng loạt những hành động vô nghĩa để giải khuây và giết thời gian:

    "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

    Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen"

    Đi dào để khuây khỏa nỗi lòng, người chinh phụ bần thần đếm từng nhịp thời gian, không gian vắng lặng người chinh phụ nghe rõ tiếng bước chân mình. Dạo hiên mà lòng nặng trĩu, nàng bước vào nhà ngồi bên mảnh rèm thưa hết buông rèm rồi lại cuốn rèm hàng động ấy vốn vô nghĩa thừa thãi nhưng trong khoảng khắc này đã giúp người chinh phụ giết thời gian, ngồi trong nhà luôn tay luôn chân nhưng lòng nàng vẫn luôn hướng về chông, đôi tai nàng vẫn lăng nghe mong một tiếng chim thước mách tin lành:

    "Ngoài rèm thước chẳng mách tin

    Trong rèm dường đã có đèn biết chăng"

    Tiếng chim thước chỉ kêu khi nhà có khách đến thăm hay người đi xa trở về. Phải chăng người chinh phụ đã mong đợi một tiếng chim thước từ rất lâu, hót vang một tiếng báo tin người chông trở về càng mong ngóng lại càng chẳng thấy. Hy vọng để rồi thất vọng nàng chỉ biết làm bạn với ngọn đèn trong đêm khuya.

    Hình ảnh ngọn đèn vốn quen thuộc trong thơ ca. Văn học xưa ngọn đèn gắn liền với người phụ nữ. Trong ca dao người con gái trằn trọc băng khoăn với ngọn đèn vì nhớ người thương:

    "Đèn tương nhớ ai

    Mà đèn không tắt"

    Trong chuyện người con gái Nam Xương nàng Vũ Nương cũng thức trắng với ngọn đèn dầu, trỏ bóng mình trên vách để với bớt nỗi nhớ chồng. Nàng Kiều cũng thức trắng đêm với ngọn đèn dầu trước cơn biến cố gia đình, tình duyên lỡ dở:

    "Dầu trong trắng đĩa

    Lệ tràn thấm khăn"

    Giờ đây một lần nữa ta lại bắt gặp người phụ nữ thức trắng đêm vì thương chồng, nàng cô đơn một mình, một bóng. Người chinh phụ coi ngọn đèn như là người bạn trong lúc cô đơn sầu tủi nhưng:

    "Đèn có biết dường bằng chẳng biết

    Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi"

    Đèn chỉ là vật vô chi vô giác sao hiểu được nỗi lòng thủy chung của người chinh phụ, cô đơn quá nàng mới tìm đến ngọn đèn rồi chợt nhận ra đèn vô cảm. Nỗi buồn ấy đủ gặm nhấm riêng cho mình, một mình mình biết một mình mình hay. Hai từ bi thiết ấy như nhấn mạnh cảm xúc tột cùng nhớ thương buồn tủi của người chinh phụ không biết phải tỏ bày cùng ai:

    "Buồn rầu nói chẳng nên lời

    Hoa đèn kia với bóng người khá thương"

    Cớ sao người chinh phụ không tìm được người giải bày tâm tư cảm xúc? Phải chăng trong xã hội ấy cam chịu chấp nhận hy sinh với người phụ nữ là lẽ hiển nhiên. Không ai hiểu thấu, không ai cảm thông, nàng buồn một mình đau một mình. Từ khi mới thắp ngọn đèn đã mang sẵn nỗi buồn đến khi ngọn đèn tàn lụi, buồn vẫn hoàn buồn chỉ còn hoa đèn với bóng người trên vách, nàng thấy tự thương xót cho chính bản thân mình.

    Tám câu thơ đầu là tình cảnh cô đơn của người chinh phụ, nàng nhớ thương mong ngóng chồng nhưng càng chờ mong lại càng tuyệt vọng với cô đơn. Tự thấy xót thương cho chính bản thân mình. Tình cảnh ấy đã khiến nàng cố gắng tìm thú vui tao nhã. Tất cả thể hiện ở tám câu thơ tiếp.

    (Còn nữa)
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...