Phân tích giá trị hiện thực trong Vợ chồng A phủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Heo nhỏ dễ gần, 7 Tháng tám 2021.

  1. Heo nhỏ dễ gần

    Bài viết:
    6

    Giá trị hiện thực là bức tranh đời sống mà các nhà văn phản ánh trong tác phẩm của mình thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn học đều có giá trị hiện thực, bởi văn chương không thể xa rời thực tế. Cũng như nhà văn Balzac viết: "Nhà văn phải là người thư khí trung thành của thời đại". Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá giá trị hiện thực xã hội, bộ mặt của tầng lớp giai cấp thống trị, đồng thời cũng phơi bày trên trang sách của mình cuội đời, số phận của con người trước xã hội ấy, ngoài ra khả năng miêu tả sinh động, chân thực những phong tục, tập quán của đời sống cũng là một phương diện chứng minh cho giá trị này.. Xét trên tổng thể, "Vợ chống A Phủ" của nhà văn Tô Hoài là một văn bản có giá trị hiện thực sâu sắc.

    Với "Vợ chồng A Phủ" Tô Hoài đã tự nhập thân vào cuộc sống lao động của người dân Tây Bắc để có thể thâm nhuần được nỗi đau, để thông qua ngòi bút và vốn hiểu biết của mình xây dựng nên một bứ tranh đầy sự thật, nói lên bi kịch của những người lao động cần cù, chăm chỉ, có số phận bất hạnh, bóc trần được bộ mặt hèn hạ, xấu xa của những kẻ có chức có quyền trong xã hội.

    Giá trị hiện thực của "Vợ chồng A Phủ" trước hết được thể hiện thông qua việc phơi bày cuộc sống của con người nghèo khổ vùng núi cao Tây Bắc, điển hình là hai nhân vật là Mị và A Phủ.

    Cuộc sống của Mị - với thân phận là con dâu gạt nợ nhà Thống lí Pá Tra lại thường xuyên xuất hiện với những công việc nặng nhọc "quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, cõng nước.." trong không gian tăm tối, chật hẹp "kín mít, có một cửa sổ lỗ vuông bằng bán tay", trong thái độ "lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi" . Số phận của Mị tuy là con dâu nhưng thậm chí khoonng bằng con trâu con ngựa nhà Thống lí. Tố Hoài đã sử dụng ngòi bút của mình để lột tả một cách cụ thể, đầy đủ nhất về số phận của một người con dâu gạt nợ. Mị bị bóc lột hết sức tàn bạo, bị đánh đập, hành hạ thường xuyên, tinh thần cũang bị giam hãm, kìm kẹp trầm trọng, tưởng như tuổi xuân và cả cuộ đời của Mị sẽ mãi ở trong 4 bức tường ấy, trong chốn địa ngục nhà Thống lí Pá Tra. Một trong những chi tiết độc đáo nhất mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc là hình ảnh Mị bị trói cả đêm ở cột nhà khi A Sử thấy Mị đang chuẩn bị đi chơi. Tô Hoài không trực tiếp lên án xã hội cổ hủ, lạc hậu, bất công, coi mạng ngời như cỏ rác, nhưng thông qua hình ảnh Mị, mọi đường nét thwucj tại, phê phán đều hiện lên một cách chân thực, rõ ràng.

    Xuất hiện bên cạnh Mị là nhân vật A Phủ. Tô Hoài cũng muốn thông qua nhân vật này để nói lên một hiện thực lúc bấy giờ là: Không chỉ nhưng người yếu ớt, thân phận phụ nữ như Mị mới bị bóc lột, hành hạ, coi rẻ, mà đến cả một người đàn oonng khỏe mạnh, lực lưỡng, tràn đầy niềm lạ quan, yêu đời như A Phủ cũng có thể trở thành nạn nhân của bọn cường hào, địa chủ phong kiến. Chúng ta không bao giờ có thể quên được cảnh A Phủ bị trói đứng mấy ngày trời trong đêm mùa đông giá rét, không được ăn, không được uống và có thể chết bất cứ lúc nào.

    Không phải ngẫu nhiêu mà Tô Hoài miêu tả cảnh Mị và A Phủ đều bị trói, bởi tác giả muốn phản ánh một thảm phận của số phận những người nô lệ trong nhà Thống lí Pá Tra, họ đều bị rẻ rúng, coi khinh, biến thành công cụ lao động.

    Mị và A Phủ là hiện thân của kiếp đời nô lệ, của người dân lao động Tây Bắc tước Cách mạng tháng 8 - 1945. Tô Hoài đã xây dụng hai nhân vật này từ nguyên mẫu có thật như một chất liệu gần gũi nhất.

    Giá trị hiện thực còn được tác giả khai thác sắc bén thông qua việc phơi bày tội ác của những kẻ lợi dụng chức quyền đen tối để vui dập, chà đạp con người. Mà hình tượng cha con nhà Thống lí, bọn tổng quản chính là hiện thân.

    Đặt trong hoàn cảnh đặc trưng của vùng núi xa xôi, hẻo lánh, dân trí thấp, tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, bọn thực dân Pháp đã sử dụng quan lại như tay sai nhằm kìm kẹp người dân lao động dưới ác thống trị, bóc lột.

    Tội ác của Pá Tra là đã dùng vũ lực cùng với tục lệ bắt vợ của người Mông, tục cúng trình ma của người dân tộc đã ddaayr một cô gái tự do, phong khoáng thành công cụ lao động, bị tê liệt đi ý thức, mất đu những cảm giác của con người.

    Một trong những đoạn văn miêu tả chân thực nhất tội ác của thống lí Pá Tra là cảnh A Phủ bị trói, bị đánh phạt bởi tay sai của Pá Tra. Cái tàn ác thể hiện ở chỗ A Sử gây chuyện đánh nhau nhưng người chịu phạt, phải bị trùng trị lại là A Phủ "A Phủ ra quỳ giữa sàn, lập tức bọn trai làng xô đến.. A Phủ quỳ chịu đòn.. cứ mỗi lần bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh"




    Bộ mặt của bọn cường hào còn được thể hiện qua việc bọn chúng bóc lột người lao động, biến họ thành nạn nhân, thành nô lệ thông qua món nợ cho vay nặng lãi khổng lồ. Thân phận người con dâu gạt nợ của Mị cũng bắt n guồi từ món nợ của cha mẹ Mị với nhà Thống lí. Thân phận nô lệ của A Phủ cũng bắt đầu từ 100 đồng bạc hoa xòe trong món nợ của A Phủ vay nhà Thống lí để đền cho A Sử. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả rất cụ thể, sinh động cuộc đời của Mị và A Phủ, những con người nô lệ dưới ách áp bức, bóc lột của Thống lí. Họ bị bóc lột sức láo động nặng nề, bị đánh đập rất dã man, ngay cả khao khát được vui vẻ ngày tết - một nhu cầu về tinh thần chính đáng cũng ngay lập tức bị dập tắt một cách tàn bạo.



    Gián tiếp thông qua cuộc đời của Mị và A Phủ - 2 nhân vật đã xuất sắc trong việc lên án, vạch mặt những thế lực đen tối đã vùi dập, chà đạp con người, đẩy họ vào thân phận không khác gì con sâu, con kiến.

    Một trong những thành công khi thế hiện giá trị hiện thực trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là Tô Hoài đã có những thước phim sống động khi miêu tả những phong tục, tập quán của người H-Mông nói riêng và người dân tộc thiểu số, người dân Tây Bắc nói chung như tục cúng trình ma, tục bắt vợ.. Điều đó chứng tỏ 8 thàng Tô Hoài gắn bó với người dân nơi đây ông đã có những quan sát tỉ mỉ, chu đáo, đồng thời cũng có những trải nghiệm sâu sắc mới có thể viết nên những trang văn độc đáo như thế.

    Bằng nghệ thuật miêu tả đặc sắc, xây dựng tâm lí nhân vật thông qua hành đọng, cử chỉ, quá trình chuyển biến trong tâm lí của họ, tác giả đã khiến người đọc hình dung một cách rõ ràng nhất về những góc khuất của văn học xưa, đồng thời còn thể hiện sự đồng cảm, thương cảm, xót xa cho những người dân lao động vô tội.

    Xét cho cùng, văn học chính là hiện thực được phản ánh một cách chắt lọc, mục đích của văn học là khơi dậy sự đồng cảm nơi độc giả. Trên phương diện ấy, Tô Hoài đã hoàn thành một cách trọn vẹn với tư cách là một người quan sát, một nhà truyền đạt, là một sợi dây kết nói giữa bạn đọc và những con người họ chưa từng gặp tới.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...