Phân tích đoạn trích: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong... trong Vợ chồng A Phủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tmcxinhdep, 16 Tháng năm 2023.

  1. tmcxinhdep Doãn Thiên Ly công chúa

    Bài viết:
    291

    Đề bài:

    "Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên các nhà kho. Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đốt những những lều quanh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài, người ta thành lệ, cứ ăn tết thì gặt hái vừa đoạn, không kể ngày tháng nào. Ăn tết như thế cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.

    Nhưng trong các làng Mèo Ðỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ [..] Ðám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.


    " Mày có con trai con gái

    Mày đi nương

    Ta không có con trai con gái

    Ta đi tìm người yêu "

    Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.

    Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.

    Cả nhà thống lý Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ỹ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, rung bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.

    Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt đấy nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

    Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nay, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mặt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường."


    (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)

    Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái nhìn nhân đạo của tác giả.

    [​IMG]

    Bài làm:

    Một họa sĩ thiên tài của nhân loại đã từng nói "Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người" (Van-gốc). Lòng yêu quý con người là một nghệ thuật đỉnh cao làm nên những lâu đài nghệ thuật kì vĩ. Lòng yêu quý con người tự nhiên đã trở thành gốc rễ cho mọi sáng tạo nghệ thuật. Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, cũng vì thương quý con người mà một nhà văn đã tạo tác nên một truyện ngắn chạm vào tim và lay động tâm can bất cứ người đọc thế hệ nào, đó là nhà văn Tô Hoài với truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". "Vợ chồng A Phủ" kể về thân phận làm dâu nhà giàu đầy xót xa, cay đắng của Mị-một cô con gái miền núi Tây Bắc trước khi giải phóng. Trong chặng đường làm dâu đầy tủi nhục ấy, Mị cũng đã có lúc thức tỉnh ý thức làm người, đó là vào những ngày Tết ở Hồng Ngài. Người đọc cảm nhận được sâu sắc sức sống ấy trong Mị và qua đó thấy được cái nhìn nhân đạo của tác giả.

    "Vợ chồng A Phủ" được in trong tập "Truyện Tây Bắc" - một tập truyện kế tiếp xuất sắc những tác phẩm của Tô Hoài như "Dế Mèn phiêu lưu kí", "O chuột". Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến công tác tám tháng của Tô Hoài trên Tây Bắc. Trở về sau chuyến công tác ấy, Tô Hoài nói: "Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá". Viết "Truyện Tây Bắc", Tô Hoài mong muốn trả món nợ ân tình với vùng đất mà ông đã từng gắn bó, vùng đất đã cho ông những hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số làm nên phong cách sáng tác của ông. Tuy là truyện ngắn nhưng "Vợ chồng A Phủ" có dung lượng của một truyện dài gồm hai phần, trong đó phần đầu có giá trị hơn cả. Truyện kể về Mị-một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, nhiều người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Nhưng nhà Mị nghèo, cha Mị không có tiền cưới mẹ Mị nên phải vay của cha thống lí Pá Tra, cho đến tận khi cả hai đã già, mẹ Mị chết món nợ vẫn chưa trả xong. Thống lí Pá Tra bảo bố Mị cho Mị về làm dâu thì xóa nợ cho. Bố Mị thương con nhưng tiếc nương ngô phải trả nên không biết nói thế nào. Mị xin cha cho con ở nhà cuốc nương, làm ngô trả nợ thay cho bố, xin bố đừng bán con cho nhà giàu. Tết đến, Mị bị A Sử lừa cướp về cúng trình ma nhà thống lí. Mấy tháng đầu đêm nào Mị cũng khóc, Mị trốn về nhà quỳ lạy cha với nắm lá ngón trong tay nhưng vì thương cha, Mị quay trở lại nhà thống lí. Rồi lần lần mấy năm sau bố Mị chết, Mị cũng chẳng nghĩ đến việc ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi, Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa, chỉ biết ăn cỏ rồi đi làm mà thôi. Mỗi ngày Mị càng không nói, lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, ngày ngày trông ra cái cửa sổ có lỗ vuông to bằng bàn tay đến bao giờ chết thì thôi.

    Tưởng rằng Mị sống nhẫn nhục, câm lặng như vậy cho đến lúc chết nhưng những ngày Tết ở Hồng Ngài đã đánh thức sức sống và lòng ham sống âm thầm trong Mị. Tô Hoài đã miêu tả sống động và rõ nét ngày Tết ở Hồng Ngài để ta hiểu thêm về sự thay đổi ở nhân vật Mị. Chi tiết "Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày nào, tháng nào" gợi nhắc thời điểm ăn Tết đặc biệt của dân Hồng Ngài. Họ không kể ngày tháng nào, chỉ cần lúa ngô đã xếp yên đầy các nhà kho, chỉ cần cảm giác no đủ là ăn Tết. Tết năm ấy đến trong cái "gió và rét rất dữ dội", làm con người ta cần nhau hơn. Mùa xuân ở Hồng Ngài rực rỡ sắc màu. Đó là màu vàng ửng của cỏ gianh, là màu đỏ của những chiếc váy hoa phơi trên những mỏm đá xòe ra như những con bướm sặc sỡ. Các gam màu ấm nóng đã xua đi cảm giác lạnh giá, tác động mạnh đến thị giác của con người. Hồng Ngài ngập tràn sắc xuân cùng âm thanh của đám trẻ đợi Tết chơi quay cười đùa ầm ĩ, thanh niên đôi lứa ném pao, thi nhau thổi sáo. Và chắc chắn không thể thiếu được "tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng bay ngoài đường". Chính những hình ảnh và âm thanh ấy như một cơn gió thổi tung đám tàn tro đang vây quanh cuộc đời Mị. Đặc biệt qua nghệ thuật trần thuật và miêu tả đặc sắc, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc hình dung về một linh hồn đang cựa quậy hồi sinh đằng sau lớp xác giá băng. Chính tiếng sáo đã tác động đến Mị, góp phần thức tỉnh một tâm hồn nguội lạnh. Tiếng sáo như sợi dây vô hình nối Mị với quá khứ và hiện tại, làm sống dậy trong Mị một ký ức tươi đẹp. Đó là tài thổi sáo hay, thổi lá giỏi, được bao người mê ngày đêm thổi sáo đi theo. Vì vậy, Mị đồng điệu với âm thanh và với tiếng lòng của người đang thổi sáo. Sức sống trong Mị tuy hồi sinh nhưng còn âm thầm, lặng lẽ. Cảm xúc, tâm trạng của Mị có sự chuyển biến "Mị thấy thiết tha, bồi hồi". Từ chỗ vô cảm đã sống lại trạng thái thấy trong lòng thiết tha với cuộc đời, thấy trong lòng rộn ràng. Từ một cô Mị thu mình vào bên trong, câm lặng giờ đây hướng ra bên ngoài, hướng về tiếng sáo, nhẩm thầm lời bài hát, nhớ lại, sống lại với lời bài hát:

    "Mày có con trai con gái rồi

    Mày đi làm nương

    Ta chưa có con trai con gái

    Ta đi tìm người yêu"

    Tuy nhiên âm thanh mới chỉ được vang lên trong lòng, mới chỉ lặng thầm trong con tim của Mị mà thôi.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * Một số bài phân tích khác

    - Chữ người tử tù - Phân tích nhân vật Huấn Cao

    - Hai đứa trẻ - Phân tích bức tranh phố huyện nghèo

    - Nghị luận xã hội - Lời cảm ơn

    - Vợ chồng A Phủ - Phân tích Đêm tình mùa xuân

    - Vợ chồng A Phủ - Kiếp làm dâu

    - Người lái đò sông Đà - sông Đà trữ tình

    Chúc các em học tốt nhé ^^
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng mười hai 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Thêm một chút liên hệ so sánh với các nhân vật khác (ở các tác phẩm khác), cùng 1 - 2 nhận định văn học nữa là trọn vẹn luôn nè!
     
  3. tmcxinhdep Doãn Thiên Ly công chúa

    Bài viết:
    291
    Hí cảm ơn cô nhìu ạ, ngày trước đi học bọn em cũng được chú trọng nhiều phần liên hệ vì phần này chiếm điểm cộng khá lớn á. Mà bài này em viết cách đây 1 năm rùi nên cũng lâu hem có đọc lại xong cũng lười sửa, giờ các bé sắp thi nên em share lại cho các bé tham khảo thui ạ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...