Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (P/s: ** Mở bài, # Kết bài, *** Đánh giá, * đánh dấu những luận điểm chứng minh cho nhận định. Những đoạn văn được đánh dấu khi viết phải lùi vào so với lề) Bài làm **Là nghệ sĩ, ai chẳng muốn cất ngòi bút ca ngợi cái đẹp, cái hữu tình, cái thơ mộng nhưng hiện thực phơi bày trước mắt là mũi dao oan nghiệt khiến trái tim đa sầu đa cảm phải cất tiếng kêu thương. Trong ngàn vạn tiếng nấc nghẹn ngào về thân phận người phụ nữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du bật lên như tiếng thét hoảng hốt, vô vọng giữa đêm trường phong kiến tủi nhục, cay đắng. Tiếng thét đó tưởng chừng kéo dài vô tận, phản ánh nỗi đau thân phận người, nỗi đau thân phận nàng Kiều- người con gái tài hoa nhưng bất hạnh. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã khéo léo tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế và ý vị. Từ đó ông thành công miêu tả diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". *Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm ở phần II của truyện Kiều. Sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất cả vốn lẫn lời nên đã hứa hẹn sẽ tìm một tấm chồng tốt cho Kiều nhưng thật ra là để chuẩn bị cho một âm mưu mới. Thuý Kiều bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích là nơi tâm trạng của Kiều đi từ cô đơn, buồn tủi đến băn khoăn day dứt tới chán nản, thất vọng và cuối cùng là bàng hoàng, lo sợ đến cực điểm. *Ở 6 câu thơ đầu nỗi cô đơn, buồn tủi khi xa gia đình, quê hương luôn cuộn trào trong lòng cô gái ấy. "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Cỏ non xa tấm trăng gần ở chung" "Khóa xuân" ý chỉ người con gái khóa kín tuổi xuân của mình trong khuê phòng. Thế nhưng trong hoàn cảnh của Kiều lúc bấy giờ, từ "khóa xuân" như đang mỉa mai vì người con gái ấy đang bị giam lỏng ở nơi đất khách quê người, xa lạ. Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mông trời nước. Cái lầu cao nghều, trơ trọi ấy giam hãm một thân phận buồn tủi. Ko một bóng người, không một sự sẻ chia chỉ có tiên nhiên căm lặng là bạn. Nhìn lên trên là vần trăng đơn côi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượn sóng ( "cát vàng cồn nọ"), bên dưới là bụi hồng cuốn xa vạn dặm ( "bụi hồng dặm kia"). Trong cái không gian rợn ngợp và thờ gian dằng dặc, quẩn quanh "mây sớm", "đèn khuya";một vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng cảm thấy "bẽ bàng", chán ngán, buồn tủi. "Nửa tình" là nói đến tình cảnh của Kiều bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, phải xa gia đình, chia tay người mình yêu. "Nửa cảnh" ý chỉ cảnh thiên nhiên dưới chân lầu Ngưng Bích. Trong tâm trạng buồn khổ nàng muốn tìm đến thiên nhiên để giải bày nhưng nó lại hoang vắng, xa vời. "Nửa tình nửa cảnh" như hòa vào làm một làm cho trái tim nàng đau đớn như bị chia cắt. *Tám câu thhơ tiếp theo, nỗi nhớ chàng Kim, nỗi nhớ cha mẹ của Kiều như da diết, cuộn trào trong từng câu thơ: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trong may chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gội rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm" Một chữ "Tưởng' để nói về nỗi nhớ chàng Kim, nàng liên tưởng, hình dung" Tình yêu nhớ ít tưởng nhiều ". Kiều nhớ đến đêm trăng uống chén rượt thề nguyện với chàng Kim, chén rượu thề nguyện bên nhau đến đầu bạc răng long. " Vầng trăng vầng vặc gần trời Đinh ninh hai mặt một lời song song " Nhưng giờ đây tóc chưa bạc mà tình đã chẳng còn." Tin sương luống những rày trông mai chờ "nàng liên tưởng rằng chàng Kim đang ngày đêm chờ tin của người yêu. Càng liên tưởng lại càng thêm đau, đau như trái tim bị dày xéo. Câu thơ như chứa nhịp đập của một trái tim đang rỉ máu " Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gội rửa bao giờ cho phai " Đối với Kiều dù có lênh đênh góc bể chân trời nhưng tấm lòng son sắc, thuỷ chung của nàng sẽ chẳng bao giờ nhạt phai. Nguyễn Du để cho Kiều nhớ Kim Trọng rồi mới nhớ cha mẹ, so với đạo lí đề cao chữ hiếu thời đó quả thực có chút trái ngược. Tuy nhiên với Kiều hành động bán mình cuộc cha và yêu đã làm vơi đi phần nào gánh nặng chữ hiếu. Nhưng với chàng Kim, nàng nợ chàng một chữ" tình ", chữ" tình "ấy đã trở thành cái gai trong lòng nàng, nàng đã phụ bạc chàng Kim, phụ bạc người nàng yêu nhất. Măc dù nói trong lòng Kiều đã vơi đi phần nào gánh nặng chữ hiếu nhưng chỉ là vơi đi phân nào. Kiều vẫn nhớ cha mẹ, nói về nỗi nhớ Kim Trọng nàng dùng từ" Tường "thì khi nói vềnỗi nhớ cha mẹ nàng dùng từ" xót ", xót xa cho cha mẹ già yếu mà vẫn ngày đêm tựa cửa ngoái tin con nơi xa." Quạt nồng ấp lạnh "là việc hè quạt mát, ngày đông thì ủ ấm chăn cho cha mẹ hay điển tích" Sân Lai "nói về Tích lão gia tử dù đã già nhưng vẫn làm trò hề nhảy múa cho cha mẹ vui. Những việc Kiều nghĩ đến chỉ đơn giản nhưng lại ẩn chưa trong ấy tình yêu thương cha mẹ to lớn của người con gái hiếu thảo. Người con gái day dứt, xót xa vì không báo hiếu được cho cha mẹ. Kiều - một người con gái thuỷ chung với người mình yêu, hiếu thảo với cha mẹ và hơn cả là người có tấm lòng vị tha, luô nghĩ cho người khác rồi mới nghĩ cho bản thân mình. Thay vì nghĩ cho số phận tương lai đầy sóng gió bấp bênh của mình nàng lại lo cho người mình yêu, xót cho cha mẹ già. *Ta sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên trước lầu Ngưng Bích cũng chính là bức tranh tâm trạng của Kiều ở tấm câu thơ cuối. Để làm được điều đó Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tunhf đặc sắc, ông dùng chính cảnh vật trước lầu Ngưng Bích làm phương tiện bộc lộ cảm xủc của Kiều. " Buồn trong cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh Ầm ầm tiếng sóng kếu quay ghế ngồi " Điệp ngữ" Buồn trông "lặp lại bốn lần mở ra cho ta bốn bức tranh cánh vật cũng chính là bốn bức tranh tâm trạng. Và dường như, muốn nhấn mạnh tâm trạng chủ đạo của bức tranh tứ bình là nỗi buồn sâu thẳm. Nỗi buồn ăn sâu, ám ảnh trong tâm trí Kiều khiến lòng nàng nặng trĩu những nói lòng. Nỗi buồn ấy dâng lên như lớp lớp những cơn sóng trào, xoáy cuộn trong tâm khảm của người thiếu nữ ấy. " Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa " Trong bức tranh đầu tiên khi trời chập choạng tối lúc mội người trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả cũng là lúc những con người tha hương như Kiều cảm thấy cô đơn, yếu lòng nhất. Giữa trời bể mênh mông chỉ thấy cánh buồm" thấp thoáng "nơi xa. Hình ảnh ẩn dụ" cánh buồm "kết hợp với từ láy" xa xa ". Ví thân phận Kiều cũng cô đơn, lẻ loi giữa trời bể bao la, rộng lớn ở một nơi xa lạ tại cái thời điểm ánh sáng lẻ loi sắp tắt nhường lại sự cai trị cho màn đêm đen tối. Đại từ phiếm chỉ" Ai "trong câu" Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa "như nói lên niêm hy vọng nhỏ nhoi vừa loé lên trong lòng người con gái đơn côi ấy. Nhưng hy vọng làm gì để rồi càng thêm thất vọng, sầu thảm. Nàng buồn vì thân phận lênh đênh như con thuyền ngoài xa không biết bao giờ mới cập biến, mới tìm về được với gia đình, với tổ ấm của mình. " Buồn trônng ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu " Kiều bấy giờ đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, thân phận nàng như cánh hoa lụi tần vậy. Cánh hoa đó lại bị cuốn vào vòng xoáy của" ngọn nước mới sa ", ngọn nước vừa đổ từ sông ra biển, nó vẩn đục và xoáy tròn. Cơn sóng sẽ vùi dập, sẽ đưa cánh hóa chìm nổi thế nào? Đến chính bản thân cánh hoa cũng không biết và có biết thì nó cũng vô lực trước những điều đang đợi nó phía trước. Câu hỏi tu từ" Biết là về đâu? "Như càng tô đậm sự vô lực, lại như một lời tự khóc than cho thân phận lênh đênh như cánh hóa tàn, không biết là trôi dạt về phương trời nào của Kiều. Ở bức tranh thứ ba, Nguyễn Du đã tô điểm thêm cho bức tranh của mình chút sắc xanh. " Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh " Thảm cỏ dưới chân lầu Ngưng Bích gợi ta nhớ đến sắc xanh trong ngày đạp thanh trong Tiết Thanh Minh tháng ba của chị em Kiều" Cỏ non xanh tận chân trời "Nhưng trong mắt Kiều giờ đay màu xanh của cỏ đã chuyển từ sắc xanh đầy sức sống thành màu xanh bàn bạc, héo úa, ánh mặt trời như càng tô điểm thêm màu tàn lụi, âm u cho bức tranh. Khung cảnh ấy gợi lên cho Kiều nỗi chán nản, thất vọng về cuộc sống tẻ nhạt, cô quạnh, mịt mù và vô vọng Đến với bức tranh thứ tu khi ấy trời cũng đã muộn cảnh trước mắt nàng chẳng còn thấy rõ, chhỉ có âm thanh vọng vào tai nàng là rõ hơn cả: " Buồn trông gió cuốn mặt dềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi " " Sóng "và" gió "ở đây là" sóng "và" gió "nơi cửa biển trước lầu Ngưng Bích hay là" sóng "là" gió "của cuộc đời đã và đang đổ ập dưới chân Kiều. Người con gái ấy bị bủa vây bởi những đợt sóng dữ dội, cuộn trào và sôi sục" sóng biển- sóng lòng-sóng đời ". Sóng ở bên Kiều không" vỗ "không" lăn "cũng chẳng" gợi "mà sóng" kêu ", kêu những tiếng kêu dữ dội khiến người thiếu nữ sợ hãi, bàng hoàng đến cực điểm. *Khi người con gái mang tên Thuý Kiều ấy bị đẩy vào hoàn cảnh bi kịch, bị cuốn vào sóng gió cuộc đời cũng là lúc những vẻ đẹp tâm hồn của nàng được bộc lộ rõ ràng nhất. Người con gái thuỷ chungm, son sắc với người mình yêu, hiếu thảo với cha mẹ và người con gái có tấm lòng vị tha. Người con gái ấy nhạy cảm với những nỗi lòng, nhạy cảm với những sóng gió bên mình " Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung " * * * Nguyễn Du bằng việc sử dụng tài tình bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc kết hợp với những câu hỏi tu từ, những lời độc thoại nội tâm trầm lặng mà sâu sắc. Đại thi hào đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí Thuý Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Qua đó người đọc cũng thấy được tấm lòng nhân đạo của ông, đó là sự thấu hiểu, đồng cảm với tình cảnh mà Kiều gặp phải cũng như sự trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nơi họ bị chà đạp, vùi dập. Ông lo lắng cho số phận tương lai của Kiều, của những người phụ nữ trong xã hội xưa ấy. Ông đồng cảm với ước mở, khát vọng của dân tộc về hạnh phúc, về cuộc sống bình yên. # Chính hồn thơ ấy, trái tim ấy đã đi vào tâm hưởng bao thế hệ, đưa chúng ta đến bao cảm xúc khác nhau, khiến ta chẳng thể quên được, như nghĩa tình đậm đà của nhà thơ Tố Hữu với vị đại thi hào của dân tộc: " Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Buâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều"