Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Heo nhỏ dễ gần, 12 Tháng tám 2021.

  1. Heo nhỏ dễ gần

    Bài viết:
    6
    Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

    Truyện ngắn kể về nỗi thống khổ của nhân vật Mị, một bônn hoa ban xinh đẹp của núi rừng Tây Bắc tràn đầy khát vọng sống mãnh liệt nhưng lại bị đẩy vào tấm bị kịch của con dâu gạt nợ. Điều đó đã khiến Mị bị tê liệt về nhận thức, vô cảm với nỗi đau của con người và mất đi khao khát cuộc sống tự do, mất khả năng giao cảm với đời.

    Thế nhưng dưới ngòi bút của một nhà văn nhân đạo, tâm huyết từ trong cốt tủy Tô Hoài đã cứu sống Mị, giúp Mị hồi sinh trong đêm tình mùa xuân.

    Nguyên nhân khiến nghị có những thay đổi tích cực trong tâm lý phải kể đến sức sống của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người Tây Bắc khi mùa xuân đến lan tỏa ra. Đó là cảnh những đứa trẻ con tinh nghịch, hình ảnh những cái váy hoa đem ra phơi trên những mảnh đá xòe như những "con bướm sắc sặc sỡ", "sắc vàng ửng" của máu cỏ danh ấm áp xoa dịu "những gió và rét rất dữ dội". Hình ảnh những đôi trai gái đánh pao, chơi quay, thổi kèn, sáo say sưa. Đặc biệt phải kể đến âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình "lấp ló ngoài đầu núi" Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như có hình có dạng. Từ láy "lấp ló" khắc họa tiếng sáo chợt đến chợt đi, một mặt như muốn mời gọi những tâm hồn đương xuân, mặt khác cũng gợi tả sự xa xăm mơ hồ của nó. Những âm thanh, màu sắc, hình ảnh ấy đã tạo nên bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, nên thơ nồng nàn, rực rỡ tình yêu, tràn đầy sức sống. Đó là những yếu tố ngaoij cảnh góp phần gọi dậy những hạnh phúc tình yêu đâu đó đang âm ỉ cháy trong long Mị.

    Biểu hiện đầu tiên trong sự hồi sinh sức sống của Mị là chi tiết: "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi". Tiếng sao ở rất xa nhưng Mị vẫn có thể nghe được, điều đó đã khiến cô "thiết tha bổi hổi". Hia từ láy không chỉ gợi âm sắc của tiếng sáo mà còn gợi tả hai mảng tâm tư khác nhau của Mị. "Thiết tha" là rung động da diết, "bổi hổi" như là giục giã gọi lại niềm vui, sự rộn rã trong tâm hồn Mị - điều mà tưởng chừng đã hóa tro tàn theo năm tháng. Người đàn bà vô cảm, thờ ơ với mọi thứ nay đã chú ý lắng nghe, thậm chí Mị còn "nhẩm thầm bài hát của người đang thổi". Bằng cách ấy, cô đã trở về với quá khứ, nhớ lại những giai điệu ngọt ngào của thuở xa xưa, cô đã bắt đầu mở lòng mình để đón nhận và hòa vào âm thanh nồng nàn của tình yêu gợi trong tiếng sáo.

    Tiếp đó, Mị lén lấy rượu ra uống. Mị "cứ uống ực từng bát" uống như để say, để quên, uống như một ngời đang chết khát, uống như muốn dùng cái men say của rượu để dìm đi những nuối tiếc, khao khát và phẫn uất đột ngột bùng cháy trong lòng, vơi đi những cay đắng trong đời mình. Rồi Mị say. Hơi rượu dẫn đường cộng hưởng với tiếng sáo đưa Mị sống trở lại với những cảm giác thuở xa xưa. Ngày đó, Mị "uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo". Người đàn bà tưởng như không còn sợ dây liên kiết giữa hiện tại với quá khứ, không thiết nghĩ tới tương lai, nay đã sống lại với khao khát tình yêu, khát vọng tuổi trẻ.

    Càng về đêm, nhà Thống Lí càng vắng vẻ, Mị vẫn "ngồi trơ một mình giữa nhà". Dường như lúc này, hơi rượu ngày càng nống nàn hơn. Mị bước vào buống, căn buồng quen thuộc "trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trắng trắng". Nếu là những lần trước, có lẽ Mị đã không quan tâm, không chú ý, cố gắng để chìm vào giấc ngủ thì giờ đây, bao nhiêu suy nghĩ lần lượt xuất hiện, chồng chết trong đầu Mị.

    Từ quá khứ, Mị quay về với hiện thực đời mình. Mị nhận thức được sâu sắc "Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ" đây là một nhận thức đầy bất ngờ từ một cô gái từ lâu đã không quan tâm đến sắc vóc, hình hài và tuổi thanh xuân của mình. Mị bỗng cũng muốn được đi chơi, đến những đám vui, cuộc chơi, được hòa vào không khí rạo rực của mùa xuân, của tình yêu hạnh phúc.

    Những ý nghĩ được đi chơi như mọi người đàn bà khác ở Hồng Ngài lại khiến Mị nhớ ra bao nhiêu năm nay "chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết". Nhớ đến điều đó, Mị lại cảm nhận sâu sắc nỗi đau đớn của thực tại trong cuộc hôn nhân với A Sử "không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau". Sự đối lập giữa khao khát và thực tại cuộc sống bất công đã giúp Mị nhận ra mình không thể tiếp tục sống như thế này nữa.

    Đột ngột Mị muốn chết "nếu có nắm ló ngón lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay" chết để không phải nhớ lại quá khứ, chết để giải thoát những cay đắng hiện hữu, để không phải chịu một cuộc sống bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ về thể xác và kìm kẹp về tinh thần. Thế nhưng, cái chết của Mị không hề dễ dàng trong hoàn cảnh này nên Mị chỉ thấy "nước mắt ứa ra". Một nhà văn nào đó đã từng nói: "Nước mắt là giọt châu của loài người. Chính vì vậy, giọt nước mắt đã nói lên Mị đã không còn là loài vật vô tri vô giác mà đã dần được tái sinh, tìm lại được những cảm giác của con người"

    Từng tầng cảm xúc cứ vậy mà bay theo tiếng sáo bủa vây tâm hồn Mị, tiếng sáo như đã đến thật gần "lơ lửng bay ngoài đường". Tiếng sáo đã vang lên vui tươi rộn rã, mở ra một thế giới rộng lớn đối lập với cái buồng tăm tối chật hẹp của Mị.

    Từ sự thay đổi, chuyển biến trong tư tưởng, suy nghĩa, Mị đã đi đến hành động cụ thể "đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu" rồi "quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách" để chuẩn bị đi chơi. Những cho tiết cụ thể này hàm chứ nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là thể một sự mơ ước có một cuộc sống tươi đẹp, mới mẻ, sang sủa hơn, vừa là hành động đấu tranh lặng lẽ, tự phát nhưng thật quyết liệt của Mị với hoàn cảnh và số phận của mình.

    Thế nhưng, hành trình quay lại cuộc sống bình thường không đơn giản như vậy. Việc Mị sửa soạn chuẩn bị đi chơi đã gặp phải sự cản trở của A Sử. Đó là sự cản trở đầy thô bạo, thậm chí là tàn nhẫn độc ác. Việc Mị bị trói trong căn phòng tăm tối một lần nữa khiến người đọc liên tưởng đến cánh cửa của sự sống dường như đã đóng sầm lại ngay trước mắt Mị.

    Ấy vậy những ảo giác rạo rực về tình yêu vẫn vương theo tiếng sáo rập rờn "đưa Mị đi, theo những cuộc chơi, những đám chơi.." khiến Mị hầu như không biết mình bị trói. A Sử trói được thân thể Mị nhưng không thể trói được tâm hồn Mị, sức sống mùa xuân trong Mị. Nếu như là những lần trước, khi bị trói, Mị sẽ không nói, không phản ứng, thậm chí sẽ vô cảm với chính mình, với cảnh vật xung quanh, nhưng lần này Mị vùng bước đi. Khao khát được tự do, giao tiếp, giao cảm mãnh liệt trong Mị lớn hơn bao giờ hết. Cho đến khi sợi dây trói thắt vào, "tay chân đau không cựa được" Mị mới tỉnh lại với hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã.

    Trong cảm nhận cay đắng của Mị lúc này, tiếng sáo tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc đột ngột biến mất "Mị không nghe thấy tiếng sáo nữa, chỉ nghe thấy tiếng chân ngựa đạp vào vách." đây mới thực sự là âm thanh của thực tại. Điều đó khiến Mị "thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa". Thế nhưng nếu đọc kĩ, độc giả có thể thấy, chính tâm trạng thổn thức, chính nhận thức mình không bằng con ngựa là một dấu hiệu cho thấy Mị đã lấy lại nhận thức về thân phận của mình. Vậy nên điều này không đáng sợ bằng việc trước kia Mị "tưởng rằng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa".

    Dù đã trở lại với thực tại tàn nhẫn, nhưng suốt đêm mùa xuân ấy, quá khứ vẫn nồng nàn tha thiết trong nỗi nhớ của Mị, với hơi rượu tỏa, tiếng sáo rập rờn, tiếng chó sủa xa xa.. Mị phải sống trong giằng xé đau đớn, trong những khát vọng đang hồi sinh và thực tại phũ phàng đang hiện hữu ngay trong dây trói và buồng giam đầy tăm tối.

    Sức sống cùng những khát vọng đã trở lại và bị vùi dập ngay sau đó nhưng chắc chắn rằng đêm hội mùa xuân ấy sẽ mãi còn ám ảnh, thao thức trong lòng Mị dù chỉ là mơ hồ không rõ. Từ nay, có lẽ Mị không còn yên ổn với những suy nghĩ buông xuôi, cam chịu của mình để tiếp tục cảnh sống "trâu ngựa" cho đến chết. Sự le lói của ngọn lửa hồi sinh đang chờ đón ngọn gió để bùng lên thêm lần nữa.
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng tám 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...