Phân Tích Chiếc Thuyền Ngoài Xa - Nguyễn Minh Châu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi LỤC TIỂU HỒNG, 29 Tháng tám 2021.

  1. LỤC TIỂU HỒNG "Nếu anh không biết trân trọng em thì e rời đi"

    Bài viết:
    111
    Chiếc Thuyền Ngoài Xa

    [​IMG]

    Tác giả: Nguyễn Minh Châu

    *Tóm tắt:

    Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án tòa án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài, lão đàn ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải tỏa nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Thằng Phác, con lão che chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu: Không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.

    Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

    1. Nội dung

    Từ câu chuyện về một bức ảnh nghê thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó.

    Đồng thời, câu chuyện trong bức ảnh nghệ thuật cũng đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Đó là không nên nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý nghĩa thực của nó.

    2. Giá trị nghệ thuật

    Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.

    Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm

    Giọng điệu: Chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức. Đồng thời cũng làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

    *Cách nhìn của nhà văn:

    Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vượt qua được cái nhìn đơn giản, dễ dãi để đem đến cho ta một truyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị phát hiện bằng những nghịch lí của đời thường. Chiếc thuyền chỉ đẹp khi nó ở ngoài xa trong sương mù bồng bềnh huyền ảo, nhưng khi nó đến gần thì bên trong nó lại bộc lộ những cái thật xấu xa của cuộc sống con người và trong cuộc sống bất hạnh của người đàn bà khốn khổ kia vẫn ánh lên những nét đẹp của người phụ nữ lao động - cho dù đó là những nét đẹp của sự âm thầm nhẫn nhục cam chịu không đáng có và không nên có của người phụ nữ trong thời đại ngày nay. Đó chính là cuộc sống thật đang diễn ra đâu đó trên đất nước ta - một cuộc sống trần trụi, gai góc, nhức nhối - nhưng rất dễ bị che lấp bởi một vẻ đẹp thoáng qua bên ngoài. Và khi nhà văn đã vạch ra cái sự thật của cuộc sống đó thì cũng tức là họ đã đặt ra những câu hỏi bức xúc để góp phần thay đổi cuộc sống, hoàn thiện nhân cách con người.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...