Phân Tích: Chạy Giặc - Nguyễn Đình Chiểu - Văn học 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thích Vị, 26 Tháng hai 2021.

  1. Thích Vị Tác giả tự do

    Bài viết:
    23
    [​IMG]

    (Nguồn: Internet)

    CHẠY GIẶC

    - Nguyễn Đình Chiểu

    Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

    Một bàn cờ thế phút sa tay.

    Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

    Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

    Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

    Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

    Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

    Nỡ để dân đen mắc nạn này?

    I. Tác giả

    - Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi mù).

    - Ông xuất thân trong gia đình nhà nho và là một trong những nhà thơ lớn của miền Nam cuối thế kỉ XIX. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, dẫu mang bệnh mù trong cảnh biến loạn mà vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong văn đàn Việt Nam.

    - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người". Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông.

    - Sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm hai giai đoạn lớn là trước 1858 và sau 1858. Trước 1858, các tác phẩm của ông chủ yếu thể hiện chí nam nhi, đề cao đạo đức con người, trong đó có truyện thơ Nôm "Lục Vân Tiên", "Dương Từ - Hà Mậu".. Sau 1858, trong những tháng ngày đất nước bị phương Tây xâm lược, ông đã chiến đấu hết mình bằng ngòi bút tài hoa và lòng căm phẫn trước cảnh nước mất nhà tan. Một số tác phẩm tiêu biểu là: "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây", "Thà đui"..


    II. Hoàn cảnh sáng tác

    - Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng . Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân Việt, họ vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859 . Sau khi tòa thành này thất thủ, Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc ), tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ông và thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ "Chạy giặc".


    III. Tác phẩm

    1. Tổng quát:

    - "Chạy giặc" được sáng tác vào khoảng gần cuối thế kỉ XIX khi thực dân Pháp nổ những phát súng đầu tiên đánh chiếm nước ta và là một trong những tác phẩm mở đầu cho nền văn học chống Pháp. Tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Nôm. Với ngôn ngữ và hình ảnh bình dị, thân thuộc với làng quê Việt Nam và hoàn cảnh đương thời, cụ Đồ Chiểu không chỉ cho chúng ta thấy một bức tranh loạn lạc cuộc chiến tranh mà còn bộc lộ tấm lòng thương xót cho đồng bào, tinh thần chính nghĩa đồng thời là sự bất lực trước thế cuộc đương thời.


    2. Nhan đề:

    "Chạy giặc"

    3. Hai câu đề

    "Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

    Một bàn cờ thế phút sa tay."

    a. Nội dung

    - "Tan chợ" : Mở đầu bài thơ bằng khung cảnh nhộn nhịp mang đầy hơi thở dân gian. Đóng lại một ngày lao động vất vả, chợ tan, bà con lối xóm cùng mấy đứa trẻ chuẩn bị về nhà xum vầy cùng gia đình. Đó là một bức tranh ấm áp tình người và vẻ đẹp cuộc đời.

    - "Vừa nghe tiếng súng Tây" : Từ "vừa" ngụ ý liền ngay sau đó. Trong khung cảnh chợ tan, khi nhà nhà vẫn đang tiếp tục với cuộc sống thường nhật thì một tiếng súng nổ lên từ nơi nào. "Tiếng súng Tây" vang lên mở ra một ngã rẽ mới cho toàn bộ người dân miền đất này. Nó là tiếng súng báo hiệu của sự xâm nhập ngoại lai giữa "chợ" và "súng", giữa quê hương và thực dân Pháp. Và từ đó, cuộc sống con người hoàn toàn thay đổi.

    => Báo hiệu cho sự thay đổi chóng vánh của thời cuộc, bắt đầu những tháng ngày lận đận đầy đau khổ.

    - "Một bàn cờ thế" : Từ "thế" ở đây có hai nghĩa, một là ván cờ thế, hai là thế cuộc. Cờ thế là một lối chơi khác của cờ tướng. Một người dùng một số quân cờ đặt ra các thế cờ hiểm hóc để thách người khác giải. Người giải phải suy tính nước đi cẩn thận vì chỉ cần sai một nước là có thể thua cả ván cờ. Nói về thế cuộc, thời xa xưa, các nho sĩ hay tướng lĩnh thường lấy đánh cờ làm thú vui tao nhã. Không những vậy, chơi cờ còn là một cách rèn luyện tư duy và tầm nhìn thời cuộc. Mỗi bước đánh cờ đều là một phép trị nước, một thế trận trong binh pháp xưa. Và từ cách chơi cờ hay thái độ của người chơi, ta đều có thể phỏng đoán được con người và số phận của người ấy.

    - "Phút sa tay" : Như đặt tính của cờ thế, mỗi bước đi của người chơi đều phải được tính toán và suy tư cẩn thận. Và chỉ vì một "phút sa tay", cả bàn cờ đều đi vào bế tắc. Áp vào hoàn cảnh thực tại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không đủ vững chắc, quân dân không một lòng làm thế cuộc dễ bề tan vỡ khiến quân Pháp tiến vào chiếm đánh miền Nam đất nước.

    => Nguyên nhân mở ra cuộc xâm lược, nỗi bất lực của tác giả vì không đủ khả năng kéo lại thời cuộc bởi cuộc đời không chỉ đơn giản như một ván cờ.

    b. Nghệ thuật

    - Sử dụng từ đa nghĩa: Thế.

    4. Hai câu thực


    "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

    Mất ổ bầy chim dáo dác bay."

    a. Nội dung

    - "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy" : "Nhà" là một trong những thứ quan trọng nhất trong cả đời người. Nhưng để bảo vệ mạng sống, con người ta đành bỏ lại ngôi nhà, đi khỏi nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Không những thế, từ "bỏ nhà" ở đây còn nói lên những gia đình phải ly tán vì chiến tranh. Tính từ "lơ xơ" thể hiện trạng thái ngơ ngác, không định hướng, không mục tiêu. Những đứa trẻ ở độ tuổi hồn nhiên thơ ngây và cần có người che chở bảo bọc nhất lại phải chịu cảnh loạn lạc. Chúng như những cái xác không hồn chẳng thể làm gì hơn là chạy trốn. Nhưng chạy đến nơi đâu, chạy đến bao giờ thì chúng hoàn toàn không biết được.

    - "Mất ổ bầy chim dáo dác bay" : Bầy chim đại diện cho thiên nhiên, cảnh sắc làng quê thôn xóm. Dáo dác là một tính từ thể hiện cách bay hốt hoảng, ngơ ngác, mất phương hướng. Cũng như con người, chim muông đều bị dồn vào những cuộc chạy đua bất đắc dĩ. Có thể nói, chiến tranh từ phương Tây không chỉ đạp đi hạnh phúc của bao nhiêu thế hệ mà còn làm tổn hại đến làng quê, đến khung thiên nhiên tươi đẹp.

    => Tác hại của chiến tranh, sự ảnh hưởng mạnh mẽ lên đời sống nhân dân. Người dân không thể phản kháng mà chỉ đành bất lực chạy trốn, thể hiện một thời đại loạn lạc đầy đau thương. Từ đó lên án chiến tranh cùng tầng lớp thống trị không đủ khả năng bảo vệ dân tộc.


    b. Nghệ thuật

    - Từ láy tượng hình: Lơ xơ, dáo dác.

    - Hai câu đối theo thể biền ngẫu: Bỏ nhà - mất ổ; lũ trẻ - bầy chim; lơ xơ - dáo dác; chạy - bay.

    - Nghệ thuật đảo ngữ: Lũ trẻ bỏ nhà.. => Bỏ nhà lũ trẻ.. ; Bầy chim mất ổ.. => Mất ổ bầy chim..


    7. Liên hệ so sánh

    - Quan niệm sống của Nguyễn Đình Chiểu:

    "Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm,

    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà." (Lục Vân Tiên)

    - Sự cơ cực, hy sinh của nhân dân trong chiến tranh chống Pháp:

    Tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của "Nguyễn Đình Chiểu"


    - Phong cách sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu:

    Lê Anh Xuân: "Thơ là súng gươm" (Đọc thơ Đồ Chiểu)


    - Khát vọng hòa bình:

    "Chừng nào thánh đế ân soi thấu,

    Một trận mưa thuần rửa núi sông" (Xúc cảnh)


    -Thích Vị-​


    Góc bàn luận: [Thảo luận - Góp ý] - Góc Bình Luận: Tác Giả Thích Vị
     
    Diệp Minh Châu thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...