Phân tích cấu trúc của hoạt động - Tâm lý học

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Toska, 1 Tháng chín 2021.

  1. Toska Đây là avatar của tớ

    Bài viết:
    24
    Hoạt động của con người nhằm tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp. Ta nói rằng hoạt động được thúc đẩy bởi 1 động cơ nhất định. Động cơ là cái quan trọng nhất trong tâm lý con người, có động cơ xa và động cơ gần. Động cơ xa là mục đích chung của hoạt động. Động cơ gần là động cơ bộ phận là mục đích của từng hành động. Hành động là một bộ phận của hoạt động, mỗi hoạt động có thể gồm một hoặc nhiều hành động, hành động nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện cụ thể. Tùy mục đích và điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động mà xác định phương thức giải quyết cụ thể nhiệm vụ. Đó chính là các thao tác tạo thành hành động, các thao tác được quyết định bởi điều kiện và công cụ bên ngoài.

    Cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động bao gồm nhiều hoạt động riêng lẻ tùy theo động cơ tương ứng. Hoạt động được hợp thành bởi nhiều hành động theo một mục đích nhất dịnh. Hành động do các thao tác hợp thành tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể để đạt mục đích. Đó chính là cấu trúc đại thể (cấu trúc vĩ mô) của hoạt động con người và cấu trúc này được mô tả theo sơ đồ của Leonchep sau:

    [​IMG]

    Sơ đồ cấu trúc của hoạt động

    Hoạt động có cấu trúc như sau: Hoạt động – hành động – thao tác.

    Quan điểm của A. N. Leonchiev đã nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động, bao gồm 6 thành tố và mối quan hệ giữa 6 thành tố này.

    Phía chủ thể bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa 3 thành tố này, đó là: Hoạt động – hành động – thao tác. 3 thành tố này thuộc vào các đơn vị thao tác (mặt kĩ thuật) của hoạt động. Phía khách thể (đối tượng của hoạt động) bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ của chúng với nhau, đó là: Động cơ – mục đích

    Phương tiện. 3 thành tố này tạo nên « nội dung đối tượng » của hoạt động (mặt tâm lí). Hoạt động hợp bời hành động. Hành động diễn ra = các thao tác. Hoạt động luôn luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng) đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Để đạt mục đích, con người phải sử dụng các phương tiện. Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng để tạo ra sản phẩm của hoạt động (« sản phẩm kép » – cả về phía khách thể, cả về phía chủ thể).

    Kết luận:

    Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.

    Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ.
     
    Admin, Nguyên Vĩ Thu ThuAnnaNgo1503 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...