Phân tích bài thơ viếng lăng bác

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dịch Dương Thiên Tỉ, 29 Tháng tư 2020.

  1. Dịch Dương Thiên Tỉ Quả táo chán cậu rồi

    Bài viết:
    126
    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..

    Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim.

    Mai về miền Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..

    Phân tích bài thơ "Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương.

    "Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

    Miền Nam mong Bác nỗi mong cha."

    Lời thơ của Tố Hữu vẫn còn vang động trong trái tim của nhân dân miền Nam. Nhà thơ Viễn Phương ra Hà Nội viếng lăng Bác, cảm xúc trào dâng trong lòng và ông đã sáng tác bài thơ "Viếng lăng bác".

    Đây là bài thơ đặc sắc nhất trong những bài viết về Bác, diễn tả niềm kính yêu xót thương và biết ơn vô hạn của tác giả. Bài thơ được viết năm 1976, cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa kết thúc, lăng chủ tịch vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm lăng Bác và bài thơ được sáng tác trong dịp đó, trích trong tập "Như mây mùa xuân" Ngay từ câu mở đầu của khổ thơ một

    "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"

    Ta đã cảm nhận được một không khí thật thương, gần gũi trong cách xưng hô với đại từ "con – Bác" vừa biểu lộ sự ngưỡng mộ thành kính vừa tha thiết thương nhớ, gợi nên bao niềm háo hức chất chứa từ lâu, thể hiện tình cảm kính trọng của nhân dân miền Nam đối với Bác. Tác giả sử dụng từ "thăm" thay cho từ "viếng" mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát. Hình ảnh "hàng tre" xuất hiện tạo nên một ấn tượng khó quên:

    "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam."

    Hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam. Nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Tre gần gũi với người trong đấu tranh chống giặc và bảo vệ xây dựng đất nước. Từ cảm thán "ôi" mang bao niềm cảm xúc tự hào bởi tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam "ngay thẳng, bất khuất" dù trải qua bao "bão táp, mưa sa".

    "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"

    Biện pháp tu từ nhân hóa hàng tre "đứng thẳng hàng" đã làm ta càng tự hào về dáng đứng của co người Việt Nam luôn kiên cường, bất khuất.

    Trong khổ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã tập trung thể hiện kính yêu và niềm thương xót khôn nguôi của tác giả cũng như hàng triệu con người Việt Nam trước sự ra đi của Bác

    "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."


    Trong nền của hàng tre ẩn hiện trong sương nhà thơ không quên tả hình ảnh của đoàn người Việt Nam ngưỡng mộ, thương tiếc Bác. Âm điệu bài thơ kéo ra với thời gian liên tục không dứt. Diễn tả sự tuần hoàn và trôi chảy của thời gian trong điệp từ "ngày ngày". Cảm xúc càng lúc càng trào dâng, tình cảm của nhà thơ của mọi người đối với Bác qua việc kết hợp hai hình ảnh thực và ẩn dụ đặc sắc đầy ý nghĩa.

    Hình ảnh "mặt trời" đã được nhân hóa gợi tả sự rực rỡ của thiên nhiên, là nguồn sáng sưởi ấm cho nhân loại. Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. Bác Hồ cũng như một mặt trời, đem lại ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc, xua tan bóng đêm nô lệ. Nói lên sự vĩ đại của Bác, sự cần thiết của Bác đối với cách mạng Việt Nam không khác nào trái đất cần đến ánh sáng mặt trời.

    Màu sắc mặt trời đỏ lại càng khiến ta liên tưởng đến trái tim nhiệt huyết, chân thành, một trái tim thương nước, thương dân.

    Công ơn của Người được nhân dân ngưỡng mộ tôn vinh. Nhà thơ tưởng tưởng đoàn người nối tiếp nhau liên tục bằng từ "dòng người" kết thành tràng hoa để dâng lên Bác: "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân". Đây là một hình ảnh ẩn dụ đẹp đầy sáng tạo của nhà thơ từng đoàn người đi viếng, nhà thơ nhìn vào và liên tưởng đến một tràng hoa. Từ "dâng" chứa đựng bao nhiêu tình nghĩa. "Bảy mươi chín mùa xuân" là cách nói đẹp, rất thú vị cuộc đời Bác như những mùa xuân. Viễn Phương chọn từ khá tinh tế nên câu thơ mang giá trị biểu cảm và tính hình tượng cao.

    Ở khổ thơ thứ ba tác giả thể hiện niềm xúc động tha thiết, nghẹn ngào khi tác giả vào lăng viếng Bác. Vào trong lăng, khung cảnh và không khí trong lành yên tĩnh như làm ngưng đọng lại thời gian trong hai câu thơ tiếp theo:

    "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"


    Với sự liên tưởng phong phú, dưới ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo dịu nhẹ, với không gian yên tĩnh trang nghiêm trong lăng, nhà thơ tưởng tượng ánh sáng đang tỏa xung quanh như ánh sáng của "vầng trăng". Một thứ ánh sáng dịu hiền gợi ta nhớ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Lời thơ êm ái, nhẹ nhàng, giọng thơ gợi niềm xúc động chân thành. Tâ m trạng xúc động của Viễn Phương như được nhân lên bằng hình ảnh ẩn dụ sâu xa:

    "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim."


    Vẫn biết và tin rằng Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước như trời xanh mãi mãi vĩnh hằng tồn tại. Người đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước vĩnh hằng nhưng trong tim vẫn đau nhói vì sự ra đi của NGười là sự mất mát quá to lớn của cách mạng, của dân tộc.

    Khổ thơ cuối cùng chính là cảm xúc khi tác giả từ biệt lăng Bác ra về.

    "Mai về miền Nam thương trào nước mắt.

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây.

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."


    Khổ thơ như một lời chào thành kính của người con với vị lãnh tụ kính yêu. Niềm xúc động của tác giả cũng là tình cảm tha thiết của nhân dân miền Nam trước sự ra đi vĩnh viễn của Bác. Cụm từ "thương trào nước mắt" nghe sao quá xót xa và gợi tâm trạng lưu luyến, vương vấn của nhà thơ. Điệp từ "muốn làm" được lặp lại thể hiện cảm xúc chân thành của tác giả. Biết rằng đến lúc phải về miền Nam và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách ước muốn, hóa thân hòa nhập vào cảnh vật quanh lăng Bác.

    Nhà thơ muốn nguyện ước hóa thành chim để cất tiếng hát vui vẻ, lạc quan. Muốn làm bông hoa để tỏa hương sắc cho đời. Muốn làm cây tre trung hiếu để nhập cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác. Hình ảnh hàng tre kết thúc bài thơ như để bổ sung trọn vẹn ý nghĩa cho bài thơ. Gợi lên phẩm chất con người Việt Nam trọn trung, trọn hiếu.

    Cách lặp lại như vậy tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Nhằm tô đậm thêm hình ảnh, gây ấn tượng mạnh và mạch cảm xúc cũng được trọn vẹn. Đây cũng chính là nét đặc sắc của bài thơ. Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác. Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy nâng lên thành ước muốn sống đẹp. Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam.

    Với thể thơ tự do có bố cục tự nhiên, đơn giản Viễn Phương đã viết ra những vần thơ đầy cảm xúc. Ý thơ sâu lắng, bài thơ được phổ nhạc lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

    Cả bài thơ chính là tiếng long của người con ra thăm lăng Bác. Bác Hồ vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc. Dù Bác đã ra đi về cõi vĩnh hằng nhưng Bác trong trái trim Viễn Phương và toàn thể dân tộc Việt Nam.

    Nguồn: Viếng Lăng Bác - Phân tích bài thơ viếng lăng bác
     
    lnanhh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...