Đăng Ký tài khoản để truy cập nội dung đa dạng hơn Bài tham khảo 1 Văn học vốn dĩ nặng nợ thế gian, vì thế nỗi lòng của người nghệ sĩ lúc nào cũng xôn xao cũng đa cảm như tiếng lá lao xao của mùa thu, luôn nặng trĩu tâm sự và cảm xúc. Nằm trong văn chương, thơ ca là lĩnh vực để con người bày tỏ những tâm tư luôn chất chứa. Tự bao giờ mà thơ ca luôn mang dáng dấp của những bóng hình, nỗi nhớ thương và nỗi niềm đớn đau khao khát của một cuộc đời? Hàn Mặc Tử là một hồn thơ dạt dào sức sáng tạo của thi ca Việt Nam, trong bệnh tật giam hãm và nỗi cô đơn phủ lấp, tình yêu và những kỉ niệm đẹp nơi xứ xở Đà Lạt mộng mơ gắn liền với người thương thuở trước đã thôi thúc chàng thi sĩ tài hoa chắp bút làm nên một thi phẩm Đà Lạt trăng mờ vô cùng đặc sắc. Trải qua bao biến cố của thời gian, Đà lạt trăng mờ vẫn là một tứ thơ gây ấn tượng sâu đậm trong lòng bao thế hệ độc giả. Khi ông vừa đặt chân đến Đà Lạt lần đầu tiên, năm 1933, ông làm bài thơ "trăng" này. Ta thử nghĩ tại sao ắt hẳn cảnh đêm trăng nào đối với kẻ sĩ cũng có những cái đẹp riêng. "Thơ không cần nhiều từ ngữ nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống, nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ". Điều này được thể hiện rõ nét qua thơ Hàn Mặc Tử: Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu, Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ. Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt, Như đón từ xa một ý thơ. Chỉ với vài ba câu từ đơn giản nhưng tinh tế, cảnh sắc đêm trăng Đà Lạt đã đi vào thơ Hàn một cách tự nhiên với tất cả dáng vẻ lung linh và ảo diệu. Cảnh đẹp đến nỗi thi sĩ phải công nhận rằng, khoảnh khắc ấy là một "phút thiêng liêng", chừng ấy là đủ để cho ta cảm nhận sự nên thơ của của cảnh. Không chỉ "trời mơ" mà cảnh cũng "huyền mơ", câu từ, ý thơ thật làm cho người ta xao xuyến. Từ láy "đắm đuối" đã thành công lột tả sắc thái sương đêm phủ vây lấy bầu trời, dường như muốn khỏa lấp cả sự hiện hữu của sao trăng, làm nên một cảnh sắc lung linh ảo diệu. Quá bất ngờ và xúc động trước khung cảnh quá đỗi diệu kỳ ấy, nhà thơ như nhận thấy, vạn vật xung quanh đang phô bà ra tất cả dáng vẻ đẹp tươi nhất như để đón đợi một "ý thơ" lặn lội tìm đến từ nơi xa nào đó. Rõ thực, câu thơ hay là câu thơ để lại bao ấn tượng mạnh mẽ trong ký ức con người. Hàn Mặc Tử đích thực là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt. Thơ của thi nhân luôn có diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn: Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều, Để nghe dưới đáy nước hồ reo. Để nghe tơ liễu run trong gió, Và để xem trời giải nghĩa yêu. Đại từ phiếm chỉ "ai" khép nép, khiêm nhường, kín đáo những lại chính là con chữ được nhà thơ ký thác bao niềm uẩn khúc. Phép nhân hóa được sử dụng đắc địa làm nên những vần thơ giá trị, "nước hồ reo", "tơ liễu run trong gió" và cả "trời giải nghĩa yêu" đều là những hình ảnh hết sức phong phú, thi vị và độc đáo. Ta như thấy được đằng sau lớp ngôn từ kia là tiếng lòng thi sĩ thiết tha yêu đời, yêu người. Phép điệp từ "để" được nhắc lại hai lần không chỉ làm câu thơ thêm nhạc tính mà còn khẳng định niềm khát khao đồng cảm, đồng điệu đến nôn nao, cháy bỏng. Cái đẹp của Đà Lạt là thế, bạn phải cảm nhận nó bằng tai, bằng âm thanh, chớ chỉ dùng bằng mắt thì không thể nào tả hết được. Cảnh sắc Đà Lạt như được thổi thêm hồn, thêm sinh khí qua sự xuất hiện liên tục của thiên nhiên: Hàng thông lấp loáng đứng trong im, Cành lá in như đã lặng chìm. Hư thực làm sao phân biệt được? Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm. Hàn Mặc Tử thực là một nhà thơ mới tài hoa và dạt dào sức sáng tạo, hình ảnh trong thơ ông bao giờ cũng đẹp đẽ nhưng cũng đầy mới lạ, mỗi thi phẩm của Hàn đều mang một sắc màu tươi mới khiến cho độc giả không thôi hứng thú. Từ láy "lấp loáng" làm cho hàng thông hiên lên vơi dáng vẻ mở hồ, huyền ảo. Cảnh đêm trang Đà Lạt qua nét vẽ của Hàn Mặc Tử hư hư, thực thực khiến cho người ta có cảm giác mình vừa rơi vào cõi mộng. Thứ cảm giác mà ngay trong thi phẩm, thi nhân đã khẳng định bằng câu hỏi tu từ độc đáo: Hư thực làm sao phân biệt được? Bầu trời đêm Đà Lạt lấp loáng những trăng sao ảo diệu, những vì sao dày ken chiếu sáng ló như dòng Ngân Hà đang lộ diện giữa trời đêm. Tứ thơ Hàn Mặc Tử khiến cho người thưởng thức phải "say thơ". Khung cảnh ở khổ thơ cuối vẫn đẹp lung linh và ảo diệu nhưng đã có đôi chút gợi buồn bởi sự yên tĩnh đến khô khan, làm cho người ta bất chợt khát khao một thanh âm xao xác: Cả trời say nhuộm một màu trăng, Và cả lòng tôi chẳng nói rằng. Không một tiếng gì nghe động chạm, Dẫu là tiếng vỡ của sao băng! "Cả trời say nhuộm một màu trăng". Trăng Đà Lạt chỉ được nhắc tới duy chỉ một lần trong thi phẩm, ở cuối bài. Không gian lặng thinh ấy gợi ra một không gian khác- không gian tâm hồn đổ vỡ, Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem tiếp bên dưới
Bài tham khảo 2 Thơ mới thường đem đến cho người đọc những cấu tứ, thi liệu mới mẻ, ta đã bắt gặp trên diễn đàn Thơ mới nhiều màu nắng lạ. "Cái" lạ "của Thơ mới , có người biết, có kẻ không hay. Nhưng cái" điên ", cái" lạ "mà người thi sĩ Hàn Mặc Tử mang theo khi bước vào làng thơ, thì hẳn ai cũng rõ." Thi phẩm đặc sắc Đà Lạt trăng mờ là một điểm nhấn đầy thiết tha nhưng cũng thật đau buồn, là giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử, bằng sự độc đáo trong cấu tứ lẫn cách thể hiện, tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc khó phai mờ trong lòng độc giả. Khi ông vừa đặt chân đến Đà Lạt lần đầu tiên, năm 1933, ông làm bài thơ "trăng" này. Đã từ lâu, cảnh đêm trăng đối với kẻ sĩ luôn mang nhiều nét đẹp. Với những người cầm bút đã quen tay, đời sống thường nhật bao giờ cũng là một kho báu mà anh dùng cả đời cũng chưa chắc lấp đầy được hầu bao. Từ kho báu ấy, Hàn Mặc Tử đã chắp bút viết nên những vần thơ đặc sắc: Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu, Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ. Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt, Như đón từ xa một ý thơ. Thước đo giá trị của một tác phẩm nằm ở sự chân thực trong cách tái hiện đời sống, sự phản ánh sâu sắc những quy luật hiện thực khách quan và cả sự tái hiện rõ nét tâm tư, xúc cảm con người. Khổ thơ dường như đã đáp ứng tất cả những yêu cầu ấy. Chỉ với vài câu từ đơn giản mà tinh tế, cảnh sắc đêm trăng Đà Lạt đã đi vào thơ Hàn một cách tự nhiên với tất cả dáng vẻ lung linh và ảo diệu. Cảnh đẹp đến nỗi thi sĩ phải công nhận rằng, khoảnh khắc ấy là một "phút thiêng liêng", chừng ấy là đủ để cho ta cảm nhận sự nên thơ của của cảnh. Không chỉ "trời mơ" mà cảnh cũng "huyền mơ", câu từ, ý thơ thật làm cho người ta xao xuyến. Từ láy "đắm đuối" đã thành công lột tả sắc thái sương đêm phủ vây lấy bầu trời, dường như muốn khỏa lấp cả sự hiện hữu của sao trăng, làm nên một cảnh sắc lung linh ảo diệu. Quá bât ngờ và xúc động trước khung cảnh quá đôi diệu kỳ ấy, nhà thơ như nhận thấy, vạn vật xung quanh đang phô bà ra tất cả dáng vẻ đẹp tươi nhất như để đón đợi một "ý thơ" lặn lội tìm đến từ nơi xa nào đó. Rõ thực, câu thơ hay là câu thơ để lại bao ấn tượng mạnh mẽ trong ký ức con người. Với những dòng thơ mang diện mạo phức tạp và đầy bí ẩn, Thi sĩ đã đưa ta đi vào thế giới đầy mùi hương hoài niệm: Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều, Để nghe dưới đáy nước hồ reo. Để nghe tơ liễu run trong gió, Và để xem trời giải nghĩa yêu. Đại từ phiếm chỉ "ai" khép nép, khiêm nhường, kín đáo nhưng lại chính là con chữ được nhà thơ ký thác bao niềm uẩn khúc. Phép nhân hóa được sử dụng đắc địa làm nên những vần thơ giá trị, "nước hồ reo", "tơ liễu run trong gió" và cả "trời giải nghĩa yêu" đều là những hình ảnh hết sức phong phú, thi vị và độc đáo. Ta như thấy được đằng sau lớp ngôn từ kia là tiếng lòng thi sĩ thiết tha yêu đời, yêu người. Phép điệp từ "để" được nhắc lại hai lần không chỉ làm câu thơ thêm nhạc tính mà còn khẳng định niềm khát khao đồng cảm, đồng điệu đến nôn nao, cháy bỏng. Cái đẹp của Đà Lạt là thế, bạn phải cảm nhận nó bằng tai, bằng âm thanh, chớ chỉ dùng bằng mắt thì không thể nào tả hết được. Ngôn từ mà Hàn Mặc Tử sử dụng thật biết cách khiến cho người thưởng thức phải "say thơ". Thiên nhiên mang sức sống dẻo dai khiến cho cảnh sắc Đà Lạt như được thổi thêm sinh khí: Hàng thông lấp loáng đứng trong im, Cành lá in như đã lặng chìm. Hư thực làm sao phân biệt được? Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm. Cũng như bao môn nghệ thuật khác, thơ ca giúp con người trải nghiệm cuộc sống với những cung bậc tình cảm sâu sắc và một thế giới nghệ thuật độc đáo. Một bài thơ, một đoạn thơ hay chỉ một vần thơ hay luôn là những dòng cảm xúc đầy sức gợi. Từ láy "lấp loáng" làm cho hàng thông hiện lên với dáng vẻ mở hồ, huyền ảo. Cảnh đêm trang Đà Lạt qua nét vẽ của Hàn Mặc Tử hư hư, thực thực khiến cho người ta có cảm giác mình vừa rơi vào cõi mộng. Thứ cảm giác mà ngay trong thi phẩm, thi nhân đã khẳng định bằng câu hỏi tu từ độc đáo: Hư thực làm sao phân biệt được? Bầu trời đêm Đà Lạt lấp loáng những trăng sao ảo diệu, những vì sao dày ken chiếu sáng ló như dòng Ngân Hà đang lộ diện giữa trời đêm. Mĩ học Thơ Mới luôn quan niệm: Cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn. Và cái đẹp ở Đà Lạt được thi sĩ khắc họa nên cũng "hơi buồn" như thế. Buồn bởi sự yên tĩnh đến khô khan, làm cho người ta bất chợt khát khao một thanh âm xao xác: Cả trời say nhuộm một màu trăng, Và cả lòng tôi chẳng nói rằng. Không một tiếng gì nghe động chạm, Dẫu là tiếng vỡ của sao băng! "Cả trời say nhuộm một màu trăng". Trăng Đà Lạt chỉ được nhắc tới duy chỉ một lần trong thi phẩm, ở cuối bài. Không gian lặng thinh ấy gợi ra một không gian khác- không gian tâm hồn đổ vỡ, trống rỗng, bấn loạn, bất an. "Ai mua trăng - tôi bán trăng cho". Trăng của Hàn không phải thứ trăng mà bất kỳ ai muốn cũng đều có thể cảm được. Trăng trong thơ Hàn là đại diện của niềm tin, của tình yêu bất diệt. Cảnh vạn vật ném mình vào đêm trăng với sự im bặt đến bất ngờ, khiến cho lòng người bỗng cảm thấy chơ vơ, và thấp thoáng một nỗi buồn hiu hắt. Khiến cho cái tôi khao khát vượt thoát nỗi đơn độc, oằn mình đối chọi mong mỏi được gặp gỡ sẻ chia. Được viết lên bằng cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ, từng câu từng chữ trong Đà Lạt trăng mờ đều làm cho tình yêu, sự gắn bó với con người, cuộc đời của thi nhân được thể hiện sâu sắc. Kể từ khi tạ thế đã từ lâu, nhưng những gì thi sĩ để lại vẫn mãi sáng chói như những ngày còn tại thế. Trải qua bao năm tháng, cái tình sâu sắc của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, bồi hồi và day dứt trong lòng người đọc.