Bài phú được kết cấu theo kiểu đề, thực, luận, kết, các phần hỏi ứng với nhau Đoạn 1: Từ câu 1 đến hết câu 21: Cảm xúc lịch sử của nhân vật "khách" trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn 2: Từ câu 22 đến hết câu 44: Lời kể của bô lão về chiến công trên sông Bạch Đằng Đoạn 3: Từ câu 45 đến hết câu 54: Lời bình luận của bồi lão về những chiến công xưa. Đoạn 4: Từ câu 55 đến hết câu 64: Lời ca của khách và bô lão. Sông Bạch Đằng có vị trí lịch sử quan trọng, nơi ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Sông Bạch Đằng cũng là đề tài cho nhiều nhà văn nhà thơ sáng tác. Mở đầu bài phú là hình tượng nhân vật khách. Vị khách này có thú du ngoạn và niềm cảm khái trước cảnh sông nước Bạch Đằng (giương buồm giống gió chơi với/ Lướt bể chơi trăng mải miết) bộc lộ niềm cảm mến đất trời thơ mộng, tâm hồn thanh thản, tâm tình đắm say. Cảm xúc của khách trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng phấn khởi, tự hào và buồn thương tiếc vì những giá trị đang lùi vào quá khứ. Khách không bị ràng buộc bởi thời gian (sớm học thuyền, chiều lần thăm) ngao du khắp đó đây, không giới hạn không gian. Những địa danh ở đây mang ý nghĩa tượng trưng về cảnh non nước hữu tình (Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Vũ Huyệt, Vân Mộng, Tam Ngô, Bách Việt). Giọng văn sảng khoái biểu thị tâm hồn giàu xúc cảm của một bậc cao sĩ. Học thú tiêu dao nay đây mai đó của Tư Mã Tử Trường, khách đến sông Bạch Đằng ngoạn cảnh, xúc cảm với nhiều sắc độ khác nhau. Lâng lâng vui thú trước cảnh trời kì vĩ. Bát ngát sóng kình muôn dặm Thướt tha đuôi trĩ một màu Lặng buồn khi nghĩ đến chiến trường xưa: Sông chìm giáo gãy Gò đầy xương khô Tiếc thương những anh hùng đã khuất, nay chỉ còn dấu vết bờ lau san sát, bến lách đìu hiu. Niềm cảm khái đó giống như Đỗ Mực đời Đường trong bài thơ Xích Bích Hoài cổ hoặc Nguyễn Trãi một lần lướt buồm trên sông Bạch Đằng: Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng. Hình ảnh các bô lão được miều ta làm cho đoạn văn thêm sinh động, biểu hiện tình cảm mang tính khách quan khi kể lại những chiến công xưa. Vì thế chiến tích trên sông Bạch Đằng được gợi lên cụ thể, chân thực. Hình ảnh thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới ; Hùng hỏi sáu quân, giáo gươm sáng chói thể hiện khí thế Dũng mãnh và tính chất quyết liệt của các trận đánh trên sông Bạch Đằng, từ Ngô chúa bắt Hoàng Thao đến nhìn thánh bắt Ô Mã. Chi tiết Những tưởng treo roi một lần / Quét sạch Nam bằng bốn cõi nói lên điều gái độ kiêu căng, ngạo mạn của quân xâm lược, để rồi cuối cùng là hình ảnh thảm bại tan tác của giặc: Tan tác tro bay, hoàn toàn chết rụi. Sử dụng các kiểu câu dài ngắn để diễn đạt phù hợp với nội dung: Vế câu dài 12 tiếng với giọng trang nghiêm dõng dạc: Đây là nơi chiến địa.. * * *phá Hoàng Thao. Vế câu ngắn 4 tiếng, thể hiện không khí căng thẳng, khẩn trương của chiến trận: Thuyền bè muôn đội Tinh kì phấp phới Hùng hổ sáu quân Giáo gươm sáng chói Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của khách nhằm khẳng định lòng tự hào về dòng sông lịch sử và nêu một nhận định mang tính khái quát Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh Cuối cùng là lời bàn luận về đường lối giữ nước tài tình của vương triều nhà Trần: Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao. Đọc thơ: Bạch Đằng Giang Phú - Trương Hán Siêu