Trọng Sinh [Edit] Phấn Đấu Ở Niên Đại 80 - Thủy Tinh Phỉ Thúy Nhục

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Land of Oblivion, 30 Tháng ba 2021.

  1. Land of Oblivion

    Bài viết:
    353
    Phấn Đấu Ở Niên Đại 80

    [​IMG]

    Tác giả: Thủy Tinh Phỉ Thúy Nhục

    Thể loại: Ngôn tình, Hiện đại, Điền văn, Trọng sinh, Ngược & Sủng

    Editor: Team Dịch Giả Land of Oblivion

    Bìa truyện: Shop Hoa Mặc Design


    Nguồn: Dembuon.vn

    Văn án:



    [Thảo luận - Góp ý] - Các tác phẩm edit của team dịch giả Land of Oblivion
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng một 2022
  2. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 1

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cuối tháng 6, thời tiết trở nên nóng bức.

    Dưới bóng râm của dãy hòe trước thôn Thủy Loan, tốp ba tốp năm người ngồi tụm lại với nhau, họ mặc quần áo sẫm màu mộc mạc, vừa hóng gió vừa tán gẫu.

    "Các người nghe tin gì chưa? Văn Thanh sắp gả vào một nhà ở phố huyện!"

    "Nghe nói, chú hai của Văn Thanh trước khi chết đã nhắm được con rể vàng Ngạn Quân cho bên đó."

    "Văn Thanh đúng là tốt số. Cô ta xấu tính như vậy, thích đánh nhau, thích làm đỏm, trong thôn chẳng ai vừa mắt. Gia cảnh thì nghèo hèn, đến cơm chẳng có mà ăn. Không ngờ giờ lại lấy được chồng ở thành phố, không biết cô ta đi cầu may ở chùa nào mà thiêng vậy..."

    "Nghèo? Bà đùa đấy à? Nhà họ Văn bọn họ sắp đổi đời rồi, sắp thành người giàu có rồi."

    "Chứ còn gì nữa. Nghe nói lão gia nhà họ Kỷ rất có tiền, có đến cả vạn nguyên hộ(*)"

    (*)Vạn nguyên hộ: Ý chỉ những gia đình có tiền tiết kiệm hoặc thu nhập trên 10.000 NDT – khoảng 3 tỷ rưỡi tiền Việt, cụm từ này xuất hiện vào những năm bảy mươi của thế kỷ 20.

    "Vạn nguyên hộ? Hừ, vậy trong chuyện này chắc chẳng có gì tốt lành đâu. Người của Kỷ gia chưa chắc đã quý mến gì Văn Thanh, hẳn là nhất thời hứng thú thôi. Hơn nữa, nghe mấy lời bình phẩm về đức hạnh của cô ta, còn kẻ nào dám lấy về chứ."

    "..."

    Văn Thanh đã hóa thành hồn ma được một ngày.

    Giây phút đó, khi cô chết trước mặt Kỷ Ngạn Quân, anh đã ôm lấy xác cô áy náy nói lời xin lỗi. Nhưng lúc đó cô đã mất kiểm soát, linh hồn tựa như sương hòa lẫn vào mây trời, sông núi. Đến giờ không hiểu tại sao cô lại có mặt ở đây.

    Những gì vừa rồi cô nghe được không phải của thế kỉ 21, mà là của thôn Thủy Loan - nơi cô từng sống vào những năm 80. Phải chăng đây là trời cao nhân tử, cho cô cơ hội nhìn lại cuộc đời mình sau khi chết?

    Hóa ra trong mắt mọi người trong thôn, cô là một người như thế. Vừa xấu tính, vừa hay đánh nhau, sở thích lại kì quái. Mọi người trong thôn thậm chí chẳng ai muốn thấy cô.

    * * *

    "Ù ù." Một cơn gió thổi đến, Văn Thanh không kiểm soát được bản thân mà trôi theo làn gió. Một lúc sau, cơn gió dừng lại ở hàng rào tre trước nhà cô. Nhìn vào bên trong, cô thấy mình năm 17 tuổi, đang cãi nhau với Diêu Thế Linh - mẹ của cô.

    "Văn Thanh, con lại mua váy mới sao?" Diêu Thế Linh từ căn phòng phía đông đi tới, trên tay cầm chiếc váy hoa chất vấn.

    "Không phải mua, là con tự làm." Tiểu Thanh đang ngồi trên băng ghế gỗ, cúi đầu cắt dán đôi giày.

    "Tự làm? Thế vải này từ đâu ra?" Diêu Thế Linh vừa nói vừa sờ tấm vải.

    Tiểu Thanh trả lời nhưng đầu vẫn không ngẩng đầu lên: "Con tự mua."

    "Tự mua? Con lấy tiền ở đâu ra?" Diêu Thế Linh dò hỏi.

    Hỏi hỏi hỏi, lại hỏi, cái gì cũng hỏi hỏi hỏi, không thấy phiền sao!

    Tiểu Thanh khó chịu, đầu tiếp tục cúi xuống cặm cụi cắt sửa chiếc giày, giống như đang ngầm phân cao thấp nhưng miệng thì không nói câu nào.

    Diêu Thế Linh chợt nhận ra gì đó: "Văn Thanh, con lấy tiền của Kỷ Ngạn Quân phải không?"

    "Không có." Tiểu Thanh cứng đầu trả lời.

    "Không có? Con đừng có nói dối mẹ, chất liệu vải, dây chun, sợi chỉ, đường khâu này đều do máy may làm ra, ít nhất cũng mất mười tệ, con lấy đâu ra nhiều tiền vậy..."

    Một tiếng "rầm" vang lên, Tiểu Thanh vứt chiếc kéo và giày xuống bàn. Cô đứng dậy, đưa tay giật phăng chiếc váy hoa: "Đã nói không là không có, mẹ không tin thì thôi!"

    "Ma mới tin con! Con là con gái mẹ sinh ra, mẹ còn không hiểu con sao? Văn Thanh, mẹ nói cho con biết, nếu con còn dám tiêu tiền của Kỷ Ngạn Quân, mẹ sẽ không đồng ý cho con lấy cậu ta." Diêu Thế Linh tỏ thái độ rõ ràng với cô.

    Tiểu Thanh lập tức giở giọng khó chịu: "Mẹ dựa vào cái gì mà không đồng ý?"

    "Dựa vào mẹ là người sinh ra con, nuôi lớn con. Kỷ Ngạn Quân thực sự muốn lấy con sao? Gia đình cậu ta giàu có, còn chúng ta thì nghèo hèn. Rồi còn mẹ cậu ta, chắc chắn sẽ coi thường con, coi thường nhà mình." Diêu Thế Linh chỉ rõ cho Tiểu Thanh hiểu: "Văn Thanh, con phải nghe lời mẹ. Để vài ngày nữa chúng ta nói rõ chuyện này, còn giờ thì lập tức từ hôn."

    Từ hôn?

    Tiểu Thanh tức giận lên giọng, giống như con thú nhỏ nhe nanh giơ vuốt: "Con không từ hôn! Người con lấy là anh ấy, không phải mẹ anh ấy, liên quan gì đến bà ta." Tiểu Thanh trừng mắt chất vấn Diêu Thế Linh: "Rốt cuộc mẹ có phải mẹ ruột của con không? Sao con được gả đến một nơi tốt mẹ lại không vui, còn muốn con gả cho người ở đây? Chẳng lẽ con phải lấy tên sửa giày ở thôn Đông Đầu thì mẹ mới vừa lòng?"

    "Con nói bậy bạ gì thế!" Hai tay Diêu Thế Linh run lên vì tức giận.

    Lời nói của Tiểu Thanh thật sự khiến người khác đau lòng. Lúc này, Văn Thanh muốn chạy tới ngăn không cho cô nói những lời tổn thương mẹ nữa. Nhưng kết quả là bản thân giống như không khí vậy, cứ thế xuyên qua cơ thể lúc nhỏ của mình, giống như không khí vô hình. Cô quên bản thân giờ đây đã trở thành một hồn ma... Cô lại quay đầu nhìn về phía Tiểu Thanh lần nữa, đây là Tiểu Thanh, cũng chính là cô. Vì cha qua đời, người trong thôn đồn đại linh tinh nói Diêu Thế Linh không thích cha cô, hơn nữa còn gay gắt với cô, đem hết sự ghét bỏ cha gán lên người cô.

    Ở kiếp trước, vì mẹ một mực phản đối cuộc hôn nhân của cô, khiến cô vô cùng ghét bà ấy. Mãi cho đến khi cô đổ bệnh và không còn chỗ dựa khi bị sảy thai, thì mẹ lại là người duy nhất ở bên chăm sóc cô. Lúc đó cô mới biết mình đã sai, biết mình quá đáng đến nhường nào.

    Nhưng còn hiện tại, Tiểu Thanh lại không thấy được ý tốt của mẹ.

    "Con nói bậy? Mẹ đừng tưởng con không biết kế hoạch của mẹ. Mẹ cũng giống như mẹ của Lục Nga thôi, trọng nam khinh nữ! Con gái nuôi lớn bắt đi làm kiếm tiền, còn con trai thì có thể tùy ý lấy vợ. Mẹ là một kẻ ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, cha cũng do mẹ hại chết, là mẹ hại chết cha!"

    "Con..." Diêu Thế Linh không nhịn được giơ tay lên tát cô.

    Văn Thanh vẫn còn nhớ, lúc trước cũng vì cái tát này đã làm tan vỡ mối quan hệ giữa cô với mẹ. Từ đây mà cô đã nổi loạn rồi tự ý đi theo con đường riêng của mình.

    "Không, đừng đánh!" Văn Thanh lo lắng hét lên, vội vàng chạy tới ngăn không cho cái tát này giáng xuống.

    Đột nhiên, cô cảm thấy trước mắt mình bống biến thành một màn trắng, cô chỉ nghe thấy một tiếng "bốp" vang lên và thấy má trái mình nóng rát.

    Diêu Thế Linh lo lắng nhìn Văn Thanh, hốc mắt dần đỏ lên, bà đã đánh Văn Thanh, đây là lần đầu tiên bà đánh Văn Thanh...

    Văn Thanh cũng ngạc nhiên nhìn mẹ, hai mắt đỏ dần, cô cảm thấy đau lòng, thật sự đau lòng...

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 7/4/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Bâu Bâu

    Beta: kimnana

     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng tư 2021
  3. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 2

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Mẹ..." Văn Thanh kêu lên một tiếng hoảng hốt, bàn tay ôm lấy gò má trái đang ửng đỏ.

    Diêu Thế Linh cũng giật mình, bàng hoàng nhìn Văn Thanh.

    Kiếp trước, Văn Thanh cũng vì cái tát này mà trở mặt với Diêu Thế Linh, tức giận hét lớn rồi buông ra những lời ngỗ nghịch với mẹ cô. Sau đó cầm cái váy hoa đã nát nhàu chạy ra khỏi nhà, rất lâu không trở về.

    Nhưng giờ phút này đây, Văn Thanh chỉ im lặng, cô đứng yên một chỗ nhìn Diêu Thế Linh.

    Diêu Thế Linh là người phản ứng lại trước, dường như bà cũng không biết phải làm sao cho đúng, vì vậy mới hoảng loạn viện cớ: "Mẹ phải đi làm rồi, việc ở ngoài đồng vẫn chưa xong!"

    Hết lời, bà đi tới lấy giỏ tre trong sân, gỡ lưỡi liềm cắm ở cạnh tường rồi vội vàng ra khỏi cổng.

    Văn Thanh đứng ngây ngốc tại chỗ, dùng sức véo mạnh vào má mình một cái, đau.

    Cô lại đưa tay véo thêm một cái nữa, sau đó kêu "a" lên một tiếng.

    Đau quá!

    Thoáng chốc, khóe mắt cô rưng rưng trực trào, thế nhưng Văn Thanh lại bật cười. Trời ơi! Cô còn sống, cô sống lại rồi, cô đã trở về bản thân năm mười bảy tuổi! Kiếp trước, cho đến phút cuối đời, cô vẫn luôn cảm thấy hối hận, hối hận vì đời này quá ngốc nghếch. Và cầu mong ông trời cho cô thêm một cơ hội, để cô được lựa chọn một lần nữa. Cô sẽ chọn nghe theo lời khuyên của mẹ, sẽ thương hai cậu em trai, sẽ không bất chấp tất cả mà gả cho Kỷ Ngạn Quân, cũng sẽ không dính dáng đến bất cứ ai trong nhà họ Kỷ nữa, cô sẽ sống thật tốt.

    Không ngờ ông trời thực sự cho cô một cơ hội, để cô có thể làm lại cuộc đời lần nữa.

    Nghĩ đến đây, Văn Thanh bỗng che mặt òa khóc nức nở.

    Cô sống lại rồi, cô thực sự sống lại rồi. Cô cảm nhận được chỗ đau rát trên gương mặt, cảm nhận được mùi hoa cỏ quen thuộc chốn đồng quê, mơ hồ thấy chiếc váy hoa nát nhàu trong tay... Tất cả đều là thật, mọi chuyện đều là thật, nó khiến cô vui sướng đến phát khóc.

    Đúng lúc này, ngoài cổng vọng đến tiếng mở cửa cọt kẹt.

    Văn Thanh ngoái đầu nhìn lại, thấy hai cậu bé gầy gò đen đúa, mặc bộ quần áo cũ nát xỉn màu, chỗ đầu gối và cùi chỏ còn vá mấy mảnh vải khác màu. Hai gương mặt nhễ nhại mồ hôi đang cùng nhau khênh một cái sọt lớn đựng đầy cỏ xanh vào trong sân, miệng thở hồng hộc.

    "Lượng Lượng, Bằng Bằng?" Văn Thanh lên tiếng gọi. Hai cậu bé trước mắt này chính là hai cậu em trai ruột của cô, tên là Văn Lượng và Văn Bằng. Tính tuổi mụ thì năm nay Văn Lượng đã mười bốn, và Văn Bằng cũng vừa tròn mười tuổi.

    Văn Thanh mừng rỡ lao ra: "Lượng Lượng, Bằng Bằng!"

    Văn Lượng và Văn Bằng bất giác lùi lại mấy bước.

    Văn Thanh thấy vậy liền dừng bước. Cô quên khuấy mất, kiếp trước cô rất xấu tính, không chỉ đánh bọn trẻ con trong thôn, mà còn đánh cả Văn Lượng và Văn Bằng, chỉ cần không nghe lời cô, là cô đánh. Vậy nên hai cậu em trai này rất sợ cô, à, ngoài sợ ra thì cũng ghét cô nữa. Bởi thanh danh của cô vốn chẳng ra sao.

    "Hai đứa đi cắt cỏ cho bò nhà mình à?" Văn Thanh lau nước mắt trên mặt, cười nói với hai cậu em: "Cắt nhiều thế?"

    Văn Lượng và Văn Bằng nhìn Văn Thanh như nhìn quái vật.

    Văn Thanh vẫn cười như không, nhận lấy cái sọt trong tay hai đứa: "Các em ngồi nghỉ một chút đi, để chị làm nốt cho."

    "Không cần!" Cả hai đồng thanh đáp, bàn tay nhỏ giữ chặt sọt cỏ, sau đó gạt phắt tay Văn Thanh sang một bên. Nhìn dáng vẻ chúng như nhất định phải tự mình mang đến phía chuồng bò mới được. Thực ra bọn chúng chỉ sợ Văn Thanh lại buồn bực cái gì, rồi tiện tay ném ngay sọt cỏ xuống mương.

    Văn Thanh muốn gọi Văn Lượng và Văn Bằng lại, nhưng nghĩ đến hành động hàng ngày của mình trước đây... hình tượng của cô trong mắt mọi người không thể thay đổi trong một sớm một chiều được.

    Văn Thanh cúi xuống nhìn cái váy hoa nát nhàu trong tay, lại nhìn cái hộp nhỏ trên bàn gỗ, trong hộp có đầy đủ kim, chỉ, găng đeo tay, còn có mấy mảnh vải vụn nhiều màu. Bên cạnh cái hộp, là đế giày và cái kéo mà lúc ban nãy cô tức giận vứt xuống. Đúng là cô rất thích chải chuốt làm dáng. Ở thời đại này, quần áo mọi người trong thôn mặc hầu hết là tự tay khâu vá lấy, thứ nhất là vì tiện, thứ hai là vì lúc khâu vá có vải thừa thì có thể gom góp lại, tiết kiệm làm miếng độn đế giày, miếng to hơn khâu làm vỏ gối, thậm chí còn có khi may được cái vỏ chăn.

    Thế nhưng tìm khắp làng trên xóm dưới này rất ít người may vá đẹp. Mọi người đều tự mình mò mẫm áng chừng ra mà may vá. Có vài người chỉ biết chút ít kỹ thuật may, nhưng quần áo làm ra vẫn là kiểu dáng cũ, thậm chí mặc lên người còn lộ ra hết những chỗ có đường may vụng về xấu xí.

    Lúc chú hai của Văn Thanh còn sống, ông đã từng cho tiền để cô đi học nghề may vá nửa năm. Cô vốn thông minh, tiếp thu tốt, lại thích nghề này, vì vậy chỉ trong nửa năm thôi quần áo cô may ra có khi còn đẹp hơn cả quần áo mà cô giáo dạy nghề may. Từ đó, quần áo mà Văn Thanh mặc đều là quần áo tự cô làm ra.

    Chỉ là người ở thời đại này vẫn khó tiếp nhận cái mới. Quần áo cô may ra dù kiểu cách tiên tiến hợp mốt, nhưng khi mặc ra ngoài thì mọi người trong thôn sẽ chỉ chỉ trỏ trỏ sau lưng, nói cô chỉ thích chưng diện chải chuốt, không biết làm việc đàng hoàng. Cô nghe nhưng cũng mặc kệ bỏ ngoài tai, cứ tùy tiện mặc đi khắp nơi.

    Giờ nhìn lại những thứ này, Văn Thanh lặng lẽ thu dọn lại tất cả vào hộp gỗ, mang về nhà tranh.

    Văn Bằng đứng trước cửa chuồng bò, ánh mắt liếc trộm Văn Thanh một cái rồi hỏi nhỏ: "Anh ơi, chị Thanh bị sao đấy?"

    "Kệ đi, đừng để ý làm gì. Suốt ngày chưng cái bộ mặt lầm lì khó chịu!" Trước giờ Văn Lượng luôn không thích cô chị không biết lo biết nghĩ này. Cậu nhanh tay xốc sọt cỏ đổ vào chuồng bò, chẳng thèm nhìn Văn Thanh lấy một cái.

    Nhưng tính Văn Bằng vốn hay tò mò, nên cố ngoái đầu nhìn về phía nhà tranh, vì vừa rồi thấy Văn Thanh khóc. Mà từ trước tới nay Văn Thanh chưa bao giờ khóc, chị cậu đánh nhau chưa từng bị thua, cãi nhau cũng chẳng kém ai, trong trí nhớ của cậu thì cô chị cả này chưa từng một lần rơi lệ.

    Đúng lúc này, Văn Thanh đột ngột bước ra.
    Văn Bằng giật nảy mình, vội co đầu lại, quay lưng giả vờ đang bận rộn.

    Văn Thanh đưa tay lau nước mắt, ngẩng đầu nhìn trời đã sắp trưa. Mọi người đều chưa ăn cơm, giờ này có lẽ đã đói bụng hết cả. Văn Thanh cúi đầu đi vào trong bếp.

    "Anh ơi, chị Thanh vào bếp làm gì?" Văn Bằng lại quay sang hỏi Văn Lượng với vẻ mặt khó hiểu.

    Văn Lượng quay đầu lại liếc mắt một cái rồi hừ lạnh: "Quỷ chết đói đầu thai!"

    Nói xong, cậu lại hỏi em trai: "Bằng Bằng, anh ra ruộng tìm mẹ, em đi cùng không?"

    Văn Lượng ném cái giỏ tre xuống góc sân, ôm một mớ cỏ xanh rải vào máng ăn của bò để bò tự ăn rồi vỗ vỗ bàn tay dính đất và đi ra khỏi cửa.

    "Anh ơi, chờ em đi cùng với."

    Văn Bằng vội vã chạy theo Văn Lượng, cậu không muốn ở nhà chung với người chị phá của kia đâu.

    Văn Thanh ngoái cổ nhìn lại, thấy hai cậu em đang nhanh chân chạy đi, dáng vẻ như sợ mình ăn thịt đến nơi vậy, cô không biết phải nói gì. Kiếp trước tính tình của cô quá nóng nảy, nói không hợp liền động tay động chân, không kiêng nể bất kì ai. Tính cách như vậy thì bị hai đứa ghét cũng phải thôi!

    Nhưng không sao, bây giờ cô cũng không gấp, cô đã trọng sinh rồi, đời này cô sẽ dùng tâm mà đối đãi với người khác.

    Văn Thanh vừa nghĩ, vừa xắn tay áo chuẩn bị nấu cơm.

    Những năm 80, gần như chẳng có nhà nào giàu có, nhất là ở nông thôn, đất thiếu, sản lượng lương thực thấp, nhân khẩu nhiều, hằng năm còn phải nộp thuế. Nhưng so với những năm 60 không có một miếng cơm để ăn thì đã tốt lắm rồi. Chỉ là từ khi cha của Văn Thanh qua đời, sau đó chú hai cũng mất, thì hoàn cảnh nhà cô càng ngày càng khó khăn, đến nay gần như đã trở thành nhà nghèo nhất nhì thôn.

    Ví dụ như hiện tại, trong thùng gạo không có nổi một hạt gạo, trong vạc chỉ còn chút bột mì thô không đủ ăn hai bữa. Đồ ăn khác tuy có kha khá, nhưng tất cả đều là rau dại. Trên trạn, bát dầu còn chút cặn và một nửa bát đậu tương lên men...

    Văn Thanh nhìn một lượt, cảm thấy tội lỗi. Cô không nghĩ nhà mình lại nghèo khó đến vậy.

    Cô lại nhớ đến cái váy hoa kia, chỉ tính riêng vải vóc đã tốn mười đồng, chưa kể cúc áo, tiền dùng máy may, chỉ may,... tổng lại cũng mất một khoản tiền không nhỏ. Tiền là do chú hai để lại, cô vì để bản thân có thể xuất hiện xinh đẹp trước mặt Kỷ Ngạn Quân, vì để anh chú ý tới mình mà không tiếc tay mua, để dành đến những lúc gặp lại Kỷ Ngạn Quân sẽ mặc.

    Văn Thanh nghĩ lại chỉ muốn cho mình ăn ngay một bạt tai, kiếp trước sao cô lại ngu ngốc như vậy?

    Mười một đồng tiền đủ để mua mười cân thịt lợn. Mười một đồng tiền đủ để mua hơn mười lít dầu đậu nành, mua được tám chín mươi cân gạo, gần một trăm cân bột mì,... đủ cho một nhà bốn miệng ăn đủ no một tháng. Vậy mà hết lần này đến lần khác cô lại dùng số tiền ấy đi lên huyện mua vải vóc, thuê máy may để may quần áo mới... Cô đúng là điên rồi!

    Văn Thanh thầm mắng mình cả trăm lần, sau đó bắt đầu xắn tay áo rửa rau.

    Trong nhà có nhiều rau ăn, nhưng ít mì, dầu cũng gần như không còn. Cô tính toán qua một chút rồi rửa sạch một ít rau, vẩy ráo nước rồi bỏ vào trong chậu sạch, thêm chút muối và chút bột mì thô lên trên, trộn đều rau dại với bột mì, chờ cho bột mì kết dính với rau thì nặn thành hình bánh màn thầu và đặt vào lồng hấp hấp chín.

    Trong nhà không có gạo, nên cũng không nấu cháo được.

    Cô chỉ nấu được hai món là bánh bột mì chay rau dại và một nồi mì nước nấu rau dại.

    Đến khi Diêu Thế Linh, Văn Lượngvà Văn Bằng đi làm đồng về, từ xa xa ba người đã thấy ống khói nhà bếp đang bốc khói trắng nghi ngút.

    Diêu Thế Linh hốt hoảng.

    "Cháy nhà à?" Văn Lượng kinh sợ trợn tròn mắt hỏi.

    Văn Bằng thốt lên: "Mẹ, chị Thanh đốt nhà bếp rồi!"


    Hàng xóm đứng bên đường nói chuyện phiếm nghe Văn Bằng nói thế cũng nhao nhao nhìn về hướng nhà họ Văn, thấy chẳng những ống khói nghi ngút mà cửa phòng bếp cũng có khói trắng lập lờ, còn không phải Văn Thanh đốt bếp thì là gì nữa?

    "Chẳng lẽ Văn Thanh đốt nhà bếp thật à?"

    "Ôi dào ôi, Văn Thanh nó làm ra được chuyện này đấy! Mà cũng chỉ có nó mới làm ra được chuyện thế này thôi!"

    Tất cả mọi người đều bị cảnh tượng trước mắt dọa sợ ngây người.

    "Con đứng đờ người ra đó làm cái gì? Mau mau, đi xách nước tranh thủ dập lửa mau lên, cẩn thận kẻo bị thương, đừng để cháy lan sang nhà khác."

    "Lại đứa nào trêu chọc Văn Thanh nổi điên phải không?"

    "Đến nhà tôi đi, nhà tôi gần nhà Văn Thanh, xách nước cho tiện."

    "Đúng đúng, đến nhà bà đi, tranh thủ nhanh lên, không lửa cháy to là không dập được đâu!"

    ...

    Đám người hoảng loạn nhao nhao ầm lên.
    Văn Lượng và Văn Bằng co giò tức tốc chạy về nhà.

    Sắc mặt Diêu Thế Linh trắng bệch, chẳng lẽ bà đánh Văn Thanh một cái nên nó nổi điên lên đến mức này sao? Nó gây họa xong chắc cũng bỏ nhà đi rồi phải không?

    Diêu Thế Linh vội vàng vứt giỏ tre với liềm qua một bên, chạy vội theo hai đứa con trai vào sân nhà.

    Hàng xóm gần đấy cũng vội vàng người bưng chậu nước, người xách thùng nước chạy sang, muốn dập tắt nhân lúc cháy còn nhỏ.

    "Chị Thanh ơi!"

    Văn Bằng gọi to. Cậu là người đầu tiên xông vào bếp, cũng là người đầu tiên dừng lại trước cửa ra vào, ngơ ngác nhìn phòng bếp với vẻ mặt kinh ngạc: "Chị Thanh?"

    Người trong phòng bếp cứ như không phải Văn Thanh mà cậu biết vậy.

    Văn Lượng chạy theo sau là người tiếp theo ngẩn người.

    Sau đó đến Diêu Thế Linh ngây ngốc.

    Hàng xóm nhao nhạo chạy sang cũng ngớ người tại chỗ.

    Ánh mắt mọi người đều dừng lại ở cảnh tượng trước mắt.

    Trong bếp, Văn Thanh đang mở vung xoong, gắp từng chiếc bánh màn thầu rau dại xếp vào trong mâm. Cô quay lại thì bỗng thấy một hàng người đứng trước cửa đang nhìn mình chằm chằm, cô nhìn bọn họ một lượt với ánh mắt khó hiểu, cuối cùng nhìn Diêu Thế Linh nhẹ giọng: "Mẹ về rồi ạ?"

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 18/4/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Spark

    Beta: kimnana
     
  4. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 3

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Diêu Thế Linh ngơ ngẩn.

    "Chị Thanh làm gì thế?" Văn Bằng ngạc nhiên tự hỏi.

    Hàng xóm xung quanh cũng kinh ngạc không kém.

    "Văn Thanh nó nấu cơm á?"

    "Hấp màn thầu rau dại à?"

    "Hóa ra không phải cháy nhà..."

    "Dọa chết tôi thôi, tôi còn xách cả cái thùng cho trâu ăn sang dập lửa đây này."

    "Ha ha, không cháy nhà là được rồi.."

    "..."

    Văn Thanh nghe những tiếng xì xào bàn tán đó thì thầm hổ thẹn trong lòng. Cô nấu một bữa cơm trưa mà ai cũng cho rằng cô đang đốt nhà, kiếp trước cô tạo nhiều nghiệp quá mà.

    Văn Thanh cố nặn ra một nụ cười gượng gạo: "Dạ cô chú, thật ngại quá, để cô chú hiểu lầm rồi, lại còn phiền mọi người vội vã chạy sang đây. Mọi người đã ăn trưa chưa? Cháu có hấp ít màn thầu rau dại đây, hay mọi người nếm thử chút đi!"

    Văn Thanh vừa nói câu này, bầu không khí đang xôn xao lập tức trở nên im lặng.

    Văn Thanh có lễ phép như thế bao giờ đâu? Ngay cả người một nhà cũng nhìn cô với ánh mắt nghi ngại. Văn Thanh biết so với trước đây thì cô thay đổi quá nhiều, nên chỉ đành im lặng.

    "Không cần đâu, nhà cô cũng nấu rồi. Thím Văn này, nếu đã không có việc gì thì chúng tôi về nhà ăn cơm trước đây."

    Một bác gái hơi lớn tuổi cũng lẩm bẩm: "Tự nhiên Văn Thanh nó biết điều thế!"

    Lúc nói lời này, bác gái kia trộm liếc mắt nhìn Văn Thanh một cái, sợ lời mình nói ra lại chọc cô.

    "Ở nhà tôi ăn chút cái đã!" Diêu Thế Linh cười mời khách.

    "Không cần đâu, ở nhà tôi có nấu hết cả rồi."

    "Phải phải, ở nhà nấu cơm trưa hết rồi."

    "Nhà chị ăn đi thôi, chúng tôi cũng về nhà."

    "..."

    Không ai muốn nếm thử màn thầu rau dại nhà họ Văn, thứ nhất, vì ai nấy đều biết nhà bọn họ nghèo nhất thôn; thứ hai, là chẳng ai dám ngồi ăn với Văn Thanh, biết đâu nó không vui rồi nổi điên lên, vác dao phay ra chém người thì biết đằng nào mà lần?

    Hàng xóm nối chân nhau quay về, lúc bước ra khỏi rào tre, tiếng bàn tán xôn xao lại lập tức nổi lên.

    "Văn Thanh nó làm sao thế nhỉ? Đổi tính đổi nết rồi à?"

    "Ai mà biết, tự dưng đi hấp màn thầu rau dại. Ôi dào, đúng là chẳng biết thế nào."

    "Không lẽ nó bị ma nhập?"

    "Nói nó đốt nhà tôi còn tin, chứ nói nó nấu cơm tôi chẳng tin được nửa chữ."

    "Mấy cô không biết đâu. Sáng nay nó với mẹ nó cãi nhau lớn tiếng lắm. Tôi với thằng cu nhà tôi ngồi ở ngoài sân còn nghe rõ mồn một nữa là."

    Lời này vừa dứt, đám bà tám xung quanh lập tức hỏi dồn dập:

    "Sao thế? Làm sao mà lại cãi nhau?"

    "Diêu Thế Linh không cho Văn Thanh lấy chồng ở phố huyện."

    "Vậy cơ á? Diêu Thế Linh lại làm sao thế?"

    Mấy người vừa đi vừa ríu rít kể chuyện Văn Thanh bị đánh sáng nay, còn bàn cả việc Diêu Thế Linh muốn nghĩ gì trong đầu.

    "Tôi nói con bé Văn Thanh này đáng đánh, ngày nào cũng như ngày nào, chỉ biết học theo thằng chú ế vợ của nó đi gây gổ, quá hỗn láo."

    "Đúng thật, chú hai ế vợ của nó còn ngồi tù rồi cơ mà. Mà Diêu Thế Linh cũng thật chẳng ra sao, lại để cho con bé Văn Thanh ngày ngày chạy theo chú hai nó chơi bời, như thế làm sao không quen thói hư thân mất nết cho được."

    "Lần này nó bị đánh chắc cũng biết ngoan hơn rồi."

    "Ừ, thương cho roi cho vọt, nuôi con muốn quản thì phải đánh."

    "Cũng chẳng biết đánh một trận xong cái Thanh nó ngoan được mấy ngày?"

    "Nó cứng đầu thế chắc chẳng ngoan được lâu đâu. Gớm, các cô cứ nhìn xem, đến mai, giỏi lắm là ngày kia rồi nó lại đâu đóng đấy thôi, việc nhà không biết làm, suốt ngày chỉ biết chạy lên phố huyện."

    "..."

    Còn chưa tới giờ cơm, cho nên mấy người bà tám liền tranh thủ túm tụm lại một chỗ, tôi một câu chị một câu, thêm mắm dặm muối kể lại mấy chuyện xấu mà Văn Thanh từng làm.

    Văn Thanh nghe tiếng được tiếng chăng nhưng cũng không quan tâm lắm, cô bưng mâm màn thầu rau dại đặt lên trên bàn gỗ.

    Văn Bằng đang đói nên lập tức duỗi tay ra định lấy một cái bánh.

    "Đi rửa tay đã!" Diêu Thế Linh nói.

    "Vâng." Văn Bằng lập tức rút tay về, chạy ra chỗ vòi nước.

    Diêu Thế Linh và Văn Lượng cũng đi tới đó rửa tay.

    Văn Thanh múc ra bốn bát canh rau dại, bày lên bàn gỗ.

    Chờ đến khi ba mẹ con Diêu Thế Linh rửa tay quay về, Văn Thanh đã bày xong bát đũa. Giữa bàn đặt thêm một bát tương đậu, nhìn qua có vẻ như đã xào lại một lần, màu sắc tương sáng hơn rất nhiều.

    Văn Bằng cầm một chiếc màn thầu rau dại lên gặm, vừa ăn vừa nói: "Mẹ ơi, màn thầu chị Thanh làm ăn ngon lắm."

    Văn Lượng lườm cậu một cái, đúng là không có tiền đồ!

    Diêu Thế Linh lên tiếng: "Văn Thanh, Văn Lượng, hai con cũng ăn đi."

    "Vâng."

    Văn Thanh cầm một chiếc màn thầu rau dại lên, cắn một miếng. Bột bánh ăn hơi sượng, chỗ nguội thậm chí còn hơi cứng, đem so sánh chất lượng với bột mì trắng thì kém quá nhiều, vậy mà Văn Bằng lại khen ngon.

    Văn Thanh ngẩng đầu lên nhìn Văn Bằng, cậu đang vui vẻ gặm chiếc bánh, chấm tương đậu, uống mấy ngụm canh rau. Văn Thanh thấy hụt hẫng, cô thầm hạ quyết tâm, nhất định phải cố gắng để người nhà cô được ăn ngon mặc đẹp, không phải chịu liên lụy phiền toái gì. Đặc biệt là hai cậu em trai của cô, có thể ngày ngày được ăn no.

    "Mẹ ơi." Văn Thanh đang thầm hạ quyết tâm thì bị tiếng gọi trịnh trọng của Văn Lượng cắt ngang dòng suy nghĩ, cô quay đầu nhìn về phía cậu em trai lớn.

    Văn Lượng vừa nói, tay vừa bưng chén canh lên: "Sáng nay thầy chủ nhiệm lại giục đóng học phí kỳ này, học kỳ này cũng sắp hết rồi mà cả lớp chỉ còn mình con vẫn chưa nộp học phí."

    Cậu càng nói về sau lại càng nhỏ tiếng, nói xong thì cúi đầu nhìn chằm chằm vào chén canh rau dại.

    "Mẹ biết rồi, con nói với thầy giáo một tiếng, bảo hai ngày nữa sẽ nộp học phí." Diêu Thế Linh đáp.

    "Bao nhiêu tiền?" Văn Thanh hỏi xen vào.

    Diêu Thế Linh liếc nhìn Văn Thanh một cái rồi trả lời: "Bốn đồng tiền."

    Văn Thanh nghe xong cũng không nói gì nữa.

    Ăn trưa xong, Văn Thanh tranh việc rửa bát, sau đó trở lại phòng nghỉ trưa.

    Thời đại này ai cũng vậy, vào ngày mùa thì ai nấy bận đến tối mắt tối mũi, sau đó về nhà thì mỗi hộ một ngày hai ba bữa cơm, chứ không có ai đi ra ngoài làm công, cũng không có ai đi buôn bán, thôn Thủy Loan này cũng vậy. Bây giờ là thời gian nghỉ trưa, nhưng Văn Thanh lại không ngủ được, cô còn đang suy nghĩ về bốn đồng học phí của Văn Lượng.

    Văn Thanh đang nằm trên giường bỗng ngồi bật dậy, gỡ một cái túi nhỏ trên tường xuống, cất cái váy hoa trên giường vào, lại lục ra một đôi giày xăng đan từ ngăn tủ cũ nát trong cùng, bỏ luôn vào túi. Cô sửa sang lại quần áo của mình rồi chải lại đầu tóc, đẩy cửa ra khỏi phòng. Lúc cô mở cửa đi ra, Văn Bằng đang nằm bò trên bàn gỗ ngoài sân làm bài tập.

    "Bằng Bằng, mẹ đâu?" Văn Thanh hỏi.

    "Không biết." Văn Bằng đáp gọn lỏn.

    "Khi nào mẹ về thì nói với mẹ một câu, bảo chị lên phố huyện, khoảng chiều sẽ về nhà." Văn Thanh dặn dò.

    Văn Bằng vừa nghe thấy đã vội đứng bật dậy: "Sao chị lại lên phố huyện?"

    "Chị có chút việc." Văn Thanh không muốn giải thích nhiều, cô xách cái túi lên rồi bước ra cổng.

    Lúc cô đi tới đường lớn trong thôn, nhìn thấy mấy người hàng xóm mang chiếu ra dưới bóng cây nằm ngủ.

    Chờ Văn Thanh đi xa một chút, đám người lại bắt đầu xì xào bàn tán.

    "Thấy chưa, thấy chưa? Còn bảo ngày mai ngày kia nó sẽ đi lên phố huyện, thế mà vừa đầu chiều đã chạy đi rồi."

    "Ừ đấy."

    "Con gái con đứa, không biết ở nhà, cứ hở cái là chạy ra ngoài, theo tao thấy, có khi mấy ngày nữa nhà họ Kỷ ở phố huyện xuống đây từ hôn cho xem."

    "Chả vậy, nhà người ta đàng hoàng như thế, chẳng muốn cưới cái đứa như Văn Thanh đâu. Chú hai của nó lại còn từng đi tù nữa chứ."

    "Không phải thế thì làm sao con Văn Thanh nó lại ngang ngược phách lối như kia được?"

    "..."

    Văn Thanh loáng thoáng nghe được vài chữ, cô thoáng dừng bước chân, quay đầu nhìn lại.

    Mấy người phụ nữ đang khua môi múa mép vội vàng ngậm miệng, giả vờ như đang ngủ.

    Văn Thanh thấy thế liền xoay người, tiếp tục đi về phía phố huyện.

    Dù cô cố gắng đi nhanh, nhưng vẫn mất đến nửa giờ mới tới được phố huyện. Tới nơi, Văn Thanh bỗng cảm thấy có phần hoảng loạn, nhìn đường phố vừa xa lạ vừa quen thuộc trước mắt, bao nhiêu ký ức bỗng ùa về.

    Không có miên man nhớ lại quá lâu, cô nhanh chóng đi tới hiệu may vá duy nhất ở phố huyện – hiệu may Dì Tiếu. Văn Thanh không nhớ rõ lắm tên thật của chủ tiệm là gì, nhưng mọi người đều gọi bà là dì Tiếu. Cái váy hoa của Văn Thanh là được may nhờ ở nhà của bà, Văn Thanh mượn máy may Hồ Điệp của bà rồi tự tay may.

    Văn Thanh rất thích máy may hiệu Hồ Điệp, nhưng giá quá đắt, tận 180 đồng một cái, chú hai cô cũng không mua nổi.

    Cái váy này ngày đó may xong rất đẹp, cô Tiếu cũng rất thích tay nghề của cô, và rất thích cái váy hoa này, bà từng ra giá mười hai đồng để mua lại. Nhưng Văn Thanh không bán, vì cô may chiếc váy này là để mặc cho Kỷ Ngạn Quân xem.

    Cô Tiếu lại dò hỏi xem Văn Thanh có muốn làm ở hiệu may của bà, hỗ trợ may quần áo cho khách hay không, Văn Thanh cũng từ chối. Lúc đó, Văn Thanh chỉ nghĩ muốn được gả vào làm dâu nhà họ Kỷ giàu có trong phố huyện, nếu làm mấy chuyện này thì quá mất mặt.

    Vì vậy, cô không bán, cũng không nhận lời làm bất cứ cái gì.

    Bây giờ, cô lại mang chiếc váy đó đến đây.

    "Văn Thanh đấy à?" Văn Thanh còn chưa đi vào cửa, dì Tiếu đã nhìn thấy cô.

    Văn Thanh may vá rất khéo, cô từng giúp bà may vài lần, làm ba bộ quần áo cho khách, khách mặc lên đẹp, thoải mái vô cùng, ai nấy đều khen không dứt lời, thậm chí còn chỉ đích danh muốn đặt Văn Thanh may thêm cho hai bộ. Mà Văn Thanh cũng thường đến đây mượn máy may của bà dùng.

    Vì vậy nên bà rất thân thiết với Văn Thanh.

    "Dì Tiếu!" Văn Thanh mỉm cười chào hỏi.

    Nụ cười này của cô khiến dì Tiếu cảm thấy con bé Văn Thanh hôm nay ngoan ngoãn hơn không ít.

    "Văn Thanh đấy à, có chuyện gì thế? Cần dùng đến máy may hả?"

    Văn Thanh cười trừ, chuyện này hơi khó nói, nhưng cô vẫn lấy hết dũng khí nói ra: "Dì Tiếu, lần trước dì thích chiếc váy này con may, cô có nhớ không?"

    Văn Thanh vừa nói vừa lấy chiếc váy hoa ra.

    "Chiếc váy này cháu mới chỉ thử qua, vẫn chưa mặc lần nào. Cháu muốn hỏi xem dì còn muốn mua lại nó không?"

    Dì Tiếu nghe vậy thì nhìn Văn Thanh: "Sao tự nhiên lại đổi ý thế? Vậy có muốn tới phụ giúp trong hiệu của dì không?"

    "Cháu có việc cần tiền gấp nên bán, còn việc có thể tới hiệu may của dì phụ việc hay không thì cháu cần phải suy xét thêm đã." Văn Thanh cẩn thận trả lời.

    Dì Tiếu rất thích tay nghề của Văn Thanh, cũng rất thích chiếc váy này. Lúc trước, cái váy này may xong treo trong cửa hiệu đã có hai cô gái nhà giàu tới hỏi mua với giá mười lăm đồng tiền. Nhưng bà chủ động mua giá sẽ khác so với Văn Thanh mang tới cửa tự bán cho bà.

    "Dì Tiếu, hay là như này đi, dì xem chiếc váy này cháu đã thử một lần, lại chủ động bán cho dì. Lần trước dì mua nó mười hai đồng, lần này bớt đi hai đồng, dì trả cháu mười đồng, dì cũng biết loại vải dệt này rất đắt, tính cả tiền công may cháu cũng đã tốn mất mười một đồng rồi. Cháu còn có một đôi sandal để phối cùng bộ váy này, cháu cũng tặng cho dì. Còn nữa, ngày mai cháu sẽ đến đây giúp dì may quần áo nửa ngày, làm hai bộ quần áo, để dì được nhàn nhã chút." Văn Thanh cẩn trọng đề nghị.

    Lại còn có sandal mặc cùng bộ nữa sao? Xem ra lần này dì Tiếu hời lớn, lại nghe Văn Thanh nói ngày mai sẽ đến đây may giúp bà hai bộ quần áo thì vui vẻ vô cùng. Bà vốn còn đang muốn làm bộ làm tịch để ép giá thật thấp, nếu không sẽ không mua, nhưng giờ nghe Văn Thanh nói vậy lập tức hài lòng: "Đây là cháu nói đấy nhé, đừng có lừa ta là được. Với lại cháu cũng nghĩ lại xem chuyện đến phụ may chỗ dì, dì trả cháu tiền công."

    Thấy dì Tiếu nhận lời sảng khoái như vậy, Văn Thanh mừng rỡ, cô biết dì Tiếu nhất định sẽ đồng ý mà. Văn Thanh cười tươi: "Cảm ơn dì, cảm ơn dì Tiếu!"

    Dì Tiếu là người dứt khoát sòng phẳng, bà nhận túi váy rồi đưa hai tờ tiền mệnh giá năm đồng cho Văn Thanh.

    Ở thời đại này, năm đồng tiền vẫn là loại tiền giấy màu vàng, có ấn chân dung chủ tịch nước. Văn Thanh nhận tiền, trong lòng cô vui vẻ không thôi, cô cũng không tám chuyện nữa mà xin phép rời đi.

    Dì Tiếu gọi với theo bóng Văn Thanh: "Con bé này, đừng có quên chuyện đã đồng ý với ta đấy nhé!"

    "Vâng, cháu biết rồi, ngày mai cháu chắc chắn đến."

    Dì Tiếu vuốt dọc thân váy hoa, mở ra xem, phần eo váy được may thêm dây thun, có thể chiết eo lại, đường may khéo léo, kiểu cách mới lạ nhưng cũng không thái quá. Bà vui vẻ vừa vuốt ve vừa lẩm bẩm: "Con bé này khéo tay thật."

    Cùng lúc đó, Văn Thanh cầm mười đồng ra khỏi hiệu. Cô chưa về thẳng thôn Thủy Loan mà chạy lên phố huyện mua ba cân dầu, đổi một tờ năm đồng lấy tiền lẻ, cất bốn đồng vào trong túi quần. Sau đó, cô lại mua thêm năm cân bột mì, hai cân thịt lợn, hai cân gạo. Cô còn muốn mua thêm, nhưng lại phát hiện ra mình đã không xách xuể nữa.

    Văn Thanh cất hết đồ mua được vào bao tải nhỏ, khuân lên trên vai.

    Cô vừa mới bước được hai bước, bất ngờ bắt gặp một bóng hình quen thuộc lướt qua. Văn Thanh bỗng thấy lòng mình chua xót, vội vàng quay đầu nhìn khắp nơi, thế nhưng cô lại không thấy người kia nữa. Văn Thanh thầm nghĩ, có lẽ vì Kỷ Ngạn Quân sống ở phố huyện này, vậy nên cô mới có thể có ảo giác như vậy.

    Văn Thanh lắc lắc đầu, gạt suy nghĩ rối rắm ra khỏi đầu rồi nhanh chân trở về thôn Thủy Loan.

    Về đến đầu thôn, cô lại gặp được không ít hàng xóm, bọn họ sôi nổi chào hỏi:

    "Văn Thanh, cô vác cái gì thế? Mặt đỏ hết cả lên rồi."

    "Văn Thanh, có cần tôi đến giúp không?"

    "Văn Thanh, trong bao tải đựng cái gì thế, nhìn phồng phồng. Hay là phố huyện bên kia cho thóc gạo?"

    "..."

    Nếu là Văn Thanh trước kia nghe được mấy lời này, chắc chắn cô sẽ mắng lại, nhưng bây giờ Văn Thanh đã không phải là Văn Thanh của trước đây nữa, dọc đường cô chỉ cười:

    "Không có cái gì cả."

    "Không phải phố huyện cho."

    "..."

    Lúc về đến nhà, vào trong sân, Văn Thanh ném cái bao xuống kêu "bụp" một tiếng, đứng bóp eo thở hổn hển.

    Lúc này, Diêu Thế Linh đang giặt quần áo. Văn Lượng đang ngồi ở trong nhà, cúi đầu hỏi học phí. Văn Bằng thì đang đợi Văn Lượng cùng đi học.

    Văn Thanh há miệng thở dốc một lúc, mới thò tay vào túi quần móc ra bốn đồng tiền: "Lượng Lượng, cho em học phí này, mau đi học đi!"

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 17/6/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Spark

    Beta: kimnana
     
  5. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 4

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Văn Lượng ngẩng đầu, giật mình khi thấy Văn Thanh.

    Diêu Thế Linh cũng dừng động tác trên tay lại.

    "Chị à, chị kiếm đâu ra nhiều tiền vậy?" Văn Bằng ngạc nhiên hỏi.

    Văn Thanh mỉm cười: "Chị bán chiếc váy hoa của chị rồi."

    Diêu Thế Linh vô cùng ngạc nhiên, không ngờ Văn Thanh sẽ làm như vậy.

    "Cầm đi." Văn Thanh tiến lại gần, kéo tay của Văn Lượng rồi đặt bốn đồng vào tay cậu.

    Văn Lượng không nhận, bởi trước giờ cậu luôn ghét Văn Thanh. Quanh năm Văn Thanh đi theo chú hai lăn lộn, từ nhỏ đã thích đánh đấm, có lần còn đánh đám nhóc chơi chung với cậu khóc lóc loạn cả, cũng từ đó mà bạn bè xung quanh không ai chịu chơi với cậu nữa. Văn Thanh không những không cảm thấy áy náy, càng lớn da mặt càng dày, cả thôn đều biết cô thích Kỷ Ngạn Quân, cứ cách hai, ba ngày là chạy lên huyện chỉ để tìm anh, trong thôn soi mói, chỉ trỏ cô, nói cô là đồ không biết xấu hổ làm cho Văn Lượng thấy rất khó chịu.

    "Văn Lượng, cầm đi". Diêu Thế Linh bỗng dưng cất lời.

    Văn Thanh khẽ chớp mắt, trong lòng cảm thấy ấm áp.

    Văn Lượng vẫn nắm chặt nắm tay, sống chết không nhận tiền.

    "Anh hai, anh cầm đi. Đây là tiền chị cả đưa cho, không phải của người ngoài. Nếu anh không chịu nộp học phí, giáo viên chủ nhiệm của anh sẽ đuổi ra khỏi lớp đấy." Văn Bằng ở bên cạnh khuyên nhủ.

    Văn Lượng mấp máy môi, nắm tay vẫn nắm chặt, trong lòng âm thầm cân nhắc.

    "Cứ cầm đi, coi như bây giờ chị cho em mượn, chờ đến khi nào em kiếm được tiền rồi trả lại cho chị". Văn Thanh cười nói. Nụ cười này của Văn Thanh rất ôn nhu, lại đặc biệt đẹp. Hoàn toàn không giống dáng vẻ ngông nghênh kênh kiệu ai ai cũng ghét thường ngày.

    Văn Lượng hơi động lòng, cậu giãy giụa một chốc mới nhận lấy tiền, sau đó để lại một câu: "Tôi sẽ trả lại cho chị". Nói xong cũng không quay đầu lại, vội chạy thẳng ra sân.

    "Anh hai! Từ từ thôi, đợi em với!" Văn Bằng chạy đuổi theo phía sau.

    Văn Thanh quay người nhìn Diêu Thế Linh.
    Bà đã khôi phục biểu cảm lúc bình thường, tiếp tục giặt quần áo.

    Văn Thanh biết tính tình của mẹ mình vẫn luôn cao ngạo, chính bà và cô cũng có nét tương đồng.

    Cô xách bao tải lên, lúc đi ngang qua người Diêu Thế Linh thì nghe bà nói: "Chờ vụ lúa mì này bán hết, sẽ trả bốn đồng lại cho con."

    "Được". Văn Thanh đáp lời, sau đó nói thêm một câu: "Con không hề lấy tiền của Kỷ Ngạn Quân, tiền váy là do chú hai để lại cho con, tổng cộng là mười hai đồng."

    "Hiểu rồi." Diêu Văn Thanh trả lời qua quýt xong thì tiếp tục cúi đầu vò quần áo.

    Trong lòng Văn Thanh vui mừng, lờ mờ cảm thấy khoảng cách giữa mẹ và mình gần hơn một chút, động tác xách bao tải cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

    Cô đổ bột vào lu để bột mì, đổ gạo vào lu để gạo và dầu vào vị trí mọi khi. Sắp xếp gọn gàng mọi thứ thì cô bắt đầu đi rửa thịt mới mua về hồi nãy. Cô cắt nó thành nhiều khối nhỏ rồi cho vào chảo dầu chiên vàng, lấy mỡ chảy ra đổ vào bát, đợi mỡ đông lại thành khối là có thể để dành sau nấu.

    Văn Thanh đang chắt dầu thì Diêu Thế Linh bước vào hỏi: "Con mua thịt làm gì?" Phải biết rằng trong thời đại này, cả thôn Thuỷ Loan đều chờ đến Tết mới dám ăn thịt, cá, nhưng không thể ăn hết vì cần để lại chút để ăn tiếp trong ngày đầu năm.

    "Dạ con mua ăn mà." Văn Thanh đáp.

    Diêu Thế Linh nhìn mì, dầu, rau và thịt trong bếp, cảm thấy đau lòng không thôi: "Tốn hết bao nhiêu tiền?"

    Văn Thanh thấy Diêu Thế Linh chịu nói chuyện với mình, ngữ điệu không còn mang mùi thuốc súng như những lần trước. Trong lòng cô mừng thầm, xem ra mẹ cô vẫn còn yêu thương đứa con gái là mình, nếu cứ tiếp tục như vậy, cô nhất định có thể khiến bọn họ thay đổi quan niệm của bản thân về cô.

    "Không tốn bao nhiêu đâu mẹ, tổng cộng chỉ có ba, bốn đồng." Văn Thanh trả lời.

    Diêu Thế Linh lập tức nhíu mày.

    Văn Thanh nói tiếp: "Mẹ, con có chuyện này muốn nói với mẹ."

    Diêu Thế Linh vừa hỏi vừa nhìn chằm chằm vào miếng thịt: "Chuyện gì?"

    "Ở trên huyện có hiệu may của dì Tiếu, trước đây con đã tới đó vài lần. Chỗ dì ấy làm ăn rất phát đạt, muốn cho con vào làm, sẽ trả lương hàng tháng. Lần này chiếc váy hoa ấy cũng là dì Tiếu mua. Thế nên bắt đầu từ ngày mai, con sẽ đến giúp đỡ cho tiệm may của dì ấy mỗi ngày, tiện kiếm lấy chút tiền tiêu." Văn Thanh bình tĩnh nói.

    Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh, cảm thấy dường như bà chưa hiểu hết về cô. Từ khi còn nhỏ, cái miệng đã bô bô nói chuyện, khiến chú hai của Văn Thanh vô cùng vui vẻ, cả ngày đều đưa cô đi chơi. Chú hai của Văn Thanh không vợ con, lại từng ở tù, do trong nhà quá nghèo nên không thể tính được chuyện dựng vợ gả chồng, vì thế mà chú coi Văn Thanh như con gái ruột, từ quần áo cho đến học phí của Văn Thanh đều do chú hai của cô chu cấp.

    Thời gian Văn Thanh ở cạnh Diêu Thế Linh có thể đếm được trên đầu ngón tay.
    Ngày hôm qua con bé nói lời phản nghịch, bà đánh cô, trong lòng áy náy nhưng lại không biết mở miệng nói như thế nào, lúc này chỉ đành hỏi qua: "Có đáng tin không? Sẽ không lừa người chứ? Nếu không ngày mai mẹ cùng con đi một chuyến xem sao."

    "Đáng tin mà, mẹ à, mẹ xem đi, tiền học phí, còn có cơm, mì, thịt trong nhà này đều kiếm được từ chỗ dì Tiếu. Tiệm may của dì ấy mở cũng đã mấy năm rồi, sẽ không lừa mình đâu." Cô còn biết được sau này dì Tiếu sẽ mở xưởng quần áo, trở thành bà chủ lớn, kiếm được rất nhiều tiền.

    "Vậy nếu thích thì có thể đi, nhưng mà trên huyện..." Diêu Thế Linh nghĩ đến Kỷ Ngạn Quân.

    Văn Thanh căn bản không nghĩ tới Kỷ Ngạn Quân, cô còn cho rằng Diêu Thế Linh đang lo đường lên huyện quá xa, vì thế cô nói: "Từ thôn Thuỷ Loan đến huyện cũng không xa, con đi nhanh, chỉ nửa tiếng là đến nơi rồi. Con không làm buổi tối, nên sẽ về trước khi trời tối."

    Diêu Thế Linh chưa bao giờ nghĩ sẽ có một ngày con gái của bà thay đổi như bây giờ, trong lòng vô cùng cảm động, bà gật đầu: "Được, được, được."

    Trong lòng Văn Thanh cảm thấy ấm áp.

    Văn Thanh chuẩn bị nấu bữa cơm chiều.

    Lúc Văn Lượng và Văn Bằng đi học về, đứng ở sân đã ngửi thấy mùi thịt khiến người ta thèm nhỏ dãi.

    Văn Lượng sửng sốt.

    Còn Văn Bằng xông thẳng vào phòng bếp, vui vẻ hỏi: "Mẹ ơi, tối nay nhà ta ăn thịt à?"

    "Ừ." Diêu Thế Linh đang ngồi trước bếp thêm củi nhóm lửa, Văn Thanh cầm muỗng.

    Vừa nghe nói có thịt, nước bọt của Văn Bằng như trực chảy ra, không cần ai nhắc nhở liền nhanh chóng chạy đi rửa tay.

    Lúc Văn Lượng bước vào, sắc mặt hơi khó coi, nhìn thấy trong bếp có thịt có rau còn có bột mì, vẻ mặt đầy càng chẳng mấy vui vẻ. Cậu quay người bước về phía sảnh hiên.

    Diêu Thế Linh giải thích khi thấy Văn Thanh nhìn bà: "Thằng nhỏ giống cha nó, thấy tiêu đến tiền là đau lòng."

    Văn Thanh mỉm cười, thật sự cảm nhận được đây là ngôi nhà của mình.

    Cô nấu thịt heo cải trắng, cải trắng vừa rẻ lại nhiều tác dụng, thịt có mỡ và nạc, bỏ thêm hành, muối và các gia vị khác vào nồi, mùi thức ăn lập tức bốc lên thơm lừng.

    "Có thịt ăn rồi! Có thịt ăn rồi!" Văn Bằng vui vẻ hét lên.

    Diêu Thế Linh che miệng cậu lại: "Đừng la, kẻo người ta biết."

    Văn Bằng gật gật đầu, đảm bảo không hét nữa.

    Diêu Thế Linh buông Văn Bằng ra, dọn bàn ăn ở hiên nhà. Sau đó lại đem thịt heo cải trắng và bánh bao hấp vào sảnh, đóng cửa cổng lại, để Văn Thanh, Văn Lượng và Văn Bằng ngồi ăn ở sảnh.

    Đối với việc này, Văn Bằng và Văn Lượng sớm đã quen.

    Bây giờ Văn Thanh mới hiểu ra, nhà họ Văn đã phải chịu quá nhiều lời đàm tiếu. Vốn dĩ nghèo đến không có gì để ăn,giờ lại có một bữa cơm toàn thịt. Nếu để hàng xóm thấy, không biết họ sẽ bàn tán thành dạng gì, rồi lời ra tiếng vào như thế thì sau này làm sao Văn Lượng và Văn Bằng có thể lấy được vợ.

    "Mẹ, mẹ cũng ăn đi, thịt này ngon lắm." Văn Bằng nhai miếng thịt Diêu Thế Linh vừa gắp cho, cậu chỉ cắn một miếng nhỏ, khuôn mặt khi ăn tràn đầy luyến tiếc.

    Bà mỉm cười: "Nếu ngon thì con cứ ăn đi." Sau đó lại gắp một miếng cho Văn Lượng.

    Văn Lượng đưa bát đón lấy. Tuy dáng vẻ Văn Lượng giống như người lớn nhưng bên trong vẫn chỉ là một đứa trẻ, đã lâu không được ăn ngon, giờ phút này đột nhiên thấy thịt, mắt ánh lên sự thèm khát.

    Trước khi Diêu Thế Linh gắp thịt qua cho Văn Thanh, cô đã nhanh chóng gắp một miếng qua cho bà: "Mẹ, mẹ đừng chỉ lo cho hai đứa, mẹ cũng ăn đi."

    "Được." Diêu Thế Linh nói rồi gắp cho Văn Thanh một miếng.

    Bữa cơm tối diễn ra hoà thuận và vui vẻ. Mãi đến khi Văn Thanh nằm trên giường, cô vẫn suy nghĩ miên man, ngày hôm nay thật giống như một giấc mộng.

    Cô đã chết, đã trở thành một hồn ma.

    Không ngờ giờ có thể sống lại, quay trở về năm mình 17 tuổi.

    Cô đã dùng một ngày để gắn kết mối quan hệ giữa cô với gia đình.

    ...

    Văn Thanh chưa bao giờ cảm thấy bản thân thành công như bây giờ. Đây đều là những việc cô đã làm, tuy nhỏ nhặt nhưng đủ để cô tự tin đối mặt với những điều sắp tới và thay đổi vận mệnh của chính mình, cũng như chăm lo thật tốt cho người nhà.

    Về phần Kỷ Ngạn Quân, cô cần thời gian để thoát ra, phải quên người này đi.

    Nhưng trước hết vẫn nên giải quyết vấn đề cuộc sống hàng ngày đã.

    * * *

    Sau khi ăn sáng xong, Văn Thanh xách cái túi hôm qua chuẩn bị lên huyện.

    "Buổi trưa con có về ăn cơm không?" Mẹ cô hỏi trước khi cô ra ngoài.

    "Không ạ, khoảng chiều tối con mới về."

    "Ừm." Diêu Thế Linh gật đầu: "Nhớ đừng về trễ quá."

    "Vâng."

    Văn Thanh vừa đi, người trong thôn lại bắt đầu bàn tán.

    "Nhìn kìa, Văn Thanh lại lên huyện rồi đấy."

    "Chậc chậc, trông chăm chỉ chưa kìa, ngày nào cũng thấy đi."

    "Diêu Thế Linh chưa nói với bà à? Đứa con gái này đúng là chẳng ra sao, lại còn đòi gả cho Kỷ Ngạn Quân. Thanh danh đều bị nó huỷ rồi."

    "Lần trước người nhà tôi lên huyện mua vải dệt, trên đường bắt gặp Văn Thanh đang đuổi theo một người đàn ông, hình như là Kỷ Ngạn Quân."

    "Đúng là, Văn Thanh sao một chút xấu hổ cũng không có thế? Nếu Kỷ gia không cưới con bé, có phải nó sẽ ở giá luôn?"

    "Đúng đúng."

    "..."

    Văn Thanh không nghe thấy những lời đồn đãi vớ vẩn, cô bước đi nhanh chóng, men theo con đường đất lớn để đi lên huyện rồi thẳng tiến đến tiệm may của dì Tiếu.

    Dì Tiếu rất vui khi thấy cô đến: "Văn Thanh!Văn Thanh, con tới rồi đấy à? Dì đang đợi con đây."

    "Chào Dì Tiếu, buổi sáng tốt lành ạ."

    "Ừ, sáng nay con đã ăn gì chưa? Chỗ dì có hai cái bánh bao thịt đây, con cứ lấy mà ăn." Dì Tiếu hỏi han.

    "Dạ thôi, con đã ăn trước ở nhà rồi ạ." Văn Thanh từ chối.

    Dì Tiếu cười vui vẻ: "Ra là ăn xong đã vội qua giúp dì luôn à? Nhóc con, đi rất đúng giờ." Nói xong, dì Tiếu liền cầm một cuộn vải đưa cho cô: "Thế nào rồi? Chuyện dì nhờ con qua đây làm, con nghĩ sao?"

    Văn Thanh trầm mặc một hồi rồi trả lời: "Dạ được."

    Dì Tiếu vừa mừng vừa ngạc nhiên, bà vội hỏi lại: "Là thật sao?"

    Văn Thanh: "Vâng, nhưng cháu có một điều kiện."

    "Điều kiện gì?"

    Văn Thanh nhìn dì Tiếu: "Cháu muốn bán giày ở trong tiệm của dì."

    "Cái gì? Bán giày?" Dì Tiếu kinh ngạc, ngay sau đó mặt lộ ra vẻ khó xử: "Chỗ này của dì chuyên bán quần áo, kêu cháu tới giúp cũng có trả con tiền công, giờ con lại muốn bán giày ở đây, hình như không hợp cho lắm?"

    Văn Thanh không vì bị dì Tiếu từ chối mà tức giận hay xấu hổ, cô lặng lẽ nhìn quanh cửa hàng, thấy chiếc váy hoa và đôi giày của cô đã biến mất liền mỉm cười: "Dì Tiếu, váy và giày kết hợp với nhau, chẳng phải rất thích hợp nhất sao?"

    Dì Tiếu nghẹn lời.

    Đúng lúc này, một cô gái trẻ bước vào tiệm, cô ấy đang mặc chiếc váy hoa và chân mang đôi giày mà Văn Thanh đã làm, nhìn vô cùng thanh tú và xinh đẹp. Cô ấy mới vừa vào đến đã lựa ngay tấm vải hoa và nhờ dì Tiếu may cho mình bộ quần áo, sau đấy mới trả tiền may.

    Nhìn thấy cô gái trẻ này, những người vừa đến tranh nhau hỏi dì Tiếu: "Trong tiệm của dì có chiếc váy này sao? Tôi chưa từng thấy qua bao giờ? Bao nhiêu tiền thế? Nhà tôi có tiền, tôi đặt cọc trước, có thể làm cho tôi một bộ được không?"

    "Đôi giày này cũng đẹp này."

    "Ôi, chất vải của bộ váy và đôi giày này giống nhau à?"

    "Dì Tiếu, cái váy này là của tiệm dì đúng không? Sao dì lại giấu giếm không nói cho tôi biết? Dì sợ tôi không có tiền à? Tôi nói cho dì biết, chồng tôi và anh trai tôi đều là thương nhân trên biển, chút tiền quần áo này tôi không thiếu."

    "..."

    Dì Tiếu không biết trả lời sao khi được hỏi tới. Bà đã may đồ mấy năm rồi nhưng không thể sánh với sự khéo léo của con bé Văn Thanh này. Suy đi nghĩ lại, quần áo mình làm ra đều là kiểu áo Tôn Trung Sơn, áo khoác, áo bông bao năm nay vẫn thế. Đâu giống con bé Văn Thanh, một cô gái có đầu óc sáng tạo, biết chọn vải, may lại đẹp.

    Cuối cùng bà đành xác nhận rồi trả lời mấy vị khách: "Đúng rồi, là của cửa hàng... Có thể, được, được."

    Bà quay đầu, nói nhỏ với Văn Thanh: "Giày có thể bán, nhưng mỗi đôi dì sẽ lấy ba xu, và nhớ phải phụ dì bán quần áo nữa đấy."

    Văn Thanh lập tức mỉm cười.

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 12/10/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Thư Quan

    Beta: Mạn Tử
     
  6. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 5

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Dì Tiếu, dì đừng nóng, đợi chút nữa chúng ta nói chuyện tiếp, trước tiên tiếp khách trước đã." Văn Thanh đáp lời.

    Dì Tiếu gật đầu: "Được."

    Sau đó mở ngăn kéo tủ lấy phong bì không cùng với cuốn sổ để phân biệt các đơn hàng của khách.

    Ví dụ: Cầm sợi tổng hợp đến làm sơ mi trắng, cái này thu tiền công.

    Hay là: Nếu mua vải polyester để may quần lửng, có mang dây đai đi kèm không, có cần may thắt lưng không, may khóa kéo trước hay khóa bên hông? Tất cả những chi tiết này đều phải ghi chép lại.

    Hoặc: Bộ đồ hôm qua, hôm nay mới tới lấy, thiếu năm xu chưa trả.

    Tất cả, dì Tiếu đều nhớ rất kỹ. Văn Thanh cầm thước dây lấy số đo cho khách, ước tính chiều rộng vai, số đo cánh tay, vòng ngực, vòng eo, rồi nhanh chóng báo các số liệu cho dì Tiếu, cũng nhắc dì ấy ghi lại cẩn thận.

    Tiếp theo, Văn Thanh dùng phấn màu đỏ kẻ, đo bằng thước gỗ, vẻ vài đường lên tấm vải sợi màu trắng, độ thuần thục làm khách phải cứng họng, tất cả bắt chuyện với dì Tiếu.

    "Dì Tiếu, dì thuê được cô bé phụ việc tốt thật đó."

    "Đúng vậy, con bé này tài giỏi lắm."

    "Con bé xinh đẹp thế kia. Sau này đây chính là gương mặt thương hiệu của tiệm may dì Tiếu rồi."

    "..."

    Văn Thanh chỉ cười không nói gì.

    Dì Tiếu cũng không giấu: "Chiếc váy hoa và đôi giày kia cũng do Văn Thanh làm đó."

    "Thật hả?" Các vị khách ngạc nhiên.

    Cô gái trẻ cũng ngạc nhiên, nhìn về phía Văn Thanh:

    "Chiếc váy và đôi giày này điều là do em làm hả? Làm sao mà em có thể làm được thế?"

    Văn Thanh cười đáp;

    "Cũng không có gì ạ, khi rảnh rỗi em tranh thủ làm vài mẫu đồ và giày khác nhau."

    "Vậy từ nay về sau, những lúc không bận việc, em có thể giúp chị may một số kiểu váy áo khác được không? Chị sẽ trả tiền cho." Cô gái trẻ hỏi cô, nhìn qua có vẻ là một tiểu thư giàu có.

    "Được ạ."

    Văn Thanh đồng ý, dù sao cô cũng có chút thời gian rảnh, với lại may đồ với làm giày vốn là sở thích của cô.

    Cô gái trẻ mỉm cười, chỉ vào chiếc váy hoa nói:

    "Chị rất thích bộ này, bạn học thấy chị mặc cứ nằng nặc đòi phải may một bộ mặc cho giống nhau nên chị mới đến đây mua vải để may, em làm lại cho chị một bộ cùng chất liệu vải đi, họa tiết hoa khác nhau cũng được."

    "Dạ được." Văn Thanh đồng ý.

    "Mấy ngày nữa có thể đến lấy thế em?" Cô gái trẻ hỏi.

    Văn Thanh nhìn về phía dì Tiếu rồi lại nhìn cuốn sổ của dì, sau đó mới trả lời: "Ba ngày sau chị quay lại lấy nhé."

    "Được rồi, chắc chị sẽ nhờ bạn học hay em họ tới lấy."

    "Vâng."

    "Cảm ơn em nhé."

    Cô gái trẻ chọn vải, đưa tiền trước, sau đó cầm đơn rời đi.

    Văn Thanh bắt đầu dựa theo cuốn sổ của dì Tiếu. Từ trước tới nay, đây là lần đầu tiên cô may một bộ ngắn tay và quần lửng. Được ngồi vào máy may lần nữa, chân đặt vào bàn đạp, vào khoảnh khắc này cô mới thấy là chính mình, đường đường chính chính quay trở lại những năm tháng của thập niên tám mươi khi cô chưa lạc lối.

    Cô ngồi vào máy may một lát, khởi động cho máy nóng, xỏ sợi chỉ vào lỗ kim, đưa vải xuống dưới đầu kim, bắt đầu chuyên tâm với tiếng dập liên hồi.

    Quần lửng và áo ngắn mùa hè là đơn giản nhất. Đánh dấu các họa tiết, kẻ, cắt, đi đường khâu. Sau đó, quần được luồn dây chun tròn hoặc dẹt tùy theo vòng eo của khách, đồng thời đi lại mũi chỉ, đạp lại mấy đường ở dây chun để cố định.

    Làm xong bảy – tám chiếc áo cộc tay đơn giản cùng với quần lửng cũng vừa hay đến giờ cơm. Lúc này cửa tiệm đã không còn khách, Văn Thanh ngồi xuống nói với dì Tiếu về việc cô phụ việc và bán giày ở đây.
    Dì Tiếu rót trà, ngồi đối diện Văn Thanh.
    Dì Tiếu là người thẳng tính, quan hệ giữa dì với mẹ không được tốt. Khi có chút tay nghề thì dì một mình tới huyện mở cửa hàng, chồng con đều ở quê, lâu lâu qua thăm dì, dì cũng hay đi đi về về.

    Lúc mới kết hôn, gia đình chồng đều coi thường dì, giờ dì có năng lực, kiếm được nhiều tiền hàng tháng, nhà chồng ai cũng nể nang dì, đối tốt với con của dì hơn, cho nên cuộc sống hiện tại xem như ổn định.

    "Cháu tính thế nào?" Dì Tiếu hỏi: "Một tháng trả cháu mười lăm đồng tiền công thế nào?"
    Văn Thanh cười: "Dì Tiếu, mười lăm đồng là quá nhiều rồi."

    "Quá nhiều?" Dì Tiếu kinh ngạc. Văn Thanh khờ thật hay quá ngốc vậy. Hiện nay, tiền lương của người trong thành phồ đều tăng cao, trung bình đều hai mươi - ba mươi đồng. Với tay nghề của Văn Thanh tới thành phố này, ít nhất cũng ba mươi đồng một tháng, dì cấp mười lăm đồng là quá ít, không ngờ cô lại nói quá nhiều.

    Văn Thanh gật đầu: "Quá nhiều. Dì Tiếu, cháu đã nói rồi, cháu giúp dì với điều kiện là bán giày ở đây. Cháu cần đến đây để làm giày nữa nên cháu không thể may đồ cho tiệm cả ngày được. Cháu sẽ phân ra nửa ngày để làm giày."

    "Ý cháu là công việc của cháu là vào buổi sáng?" Dì Tiêu hỏi.

    "Dạ dì, cháu tới đây vào buổi sớm, buổi chiều hai giờ hơn cháu sẽ về nhà."

    Dì Tiếu do dự, dì muốn Văn Thanh ở đây cả ngày.

    Văn Thanh nói tiếp:

    "Nếu bán được một đôi giày ở đây, cháu sẽ đưa dì ba xu như dì đã nói, mặt khác cháu sử dụng vải dệt là vải của tiệm dì, dì thấy sao?"

    Dì Tiếu ngước lên nhìn Văn Thanh, từ trước đến giờ chỉ cảm thấy con bé này thông minh, xinh đẹp, lanh lợi. Nhưng giờ lại thấy thông minh, xinh đẹp, lanh lợi, ba từ không đủ để miêu tả cô.

    Cô xinh đẹp, thông minh, bình tĩnh và lời nói rất thuyết phục.

    Dì Tiếu suy nghĩ, Văn Thanh nói rất đúng, làm giày phải yêu cầu thời gian, chỉ cần ngồi một chỗ là bà nhận được ba xu từ một đôi giày, Văn Thanh làm giày bằng hình thức thủ công, chắc chắn sẽ bán được.

    Hơn nữa, Văn Thanh làm giày từ vải của tiệm, Trong lòng dì Tiếu tính toán, tính thế nào cũng thấy cuộc giao dịch làm ăn này lời được không ít, huống hồ tay nghề của Văn Thanh là độc nhất vô nhị ở phố này.

    Vì thế, sau một hồi lâu suy nghĩ, dì Tiếu mới nói:

    "Dì trả cháu một tháng mười đồng tiền công, nhưng cháu phải đảm bảo một tháng phải may cho dì hai mươi bộ quần áo, nếu không dì sẽ lỗ." Nói là lỗ nhưng thật sự dì Tiêu thấy rất hài lòng.

    Văn Thanh cười đáp:

    "Dì Tiếu, cái này không thành vấn đề."

    "Vậy là xong, nhưng mà, hai ngày nay không tính tiền công, đây là giao dịch lần trước cháu nói." Dì Tiêu có chút keo kiệt.

    "Vâng!" Văn Thanh cũng không so đo.

    Hai người nói chuyện xong, dì Tiếu chuẩn bị đi nấu cơm trưa, vừa mới đứng dậy, định hỏi Văn Thanh muốn ăn gì, thì thấy cô lấy trong túi ra một hộp cơm bằng sứ màu trắng, trên hộp cơm có một cái nắp bằng gỗ, vừa hay có thể đậy kíncái hộp sứ.

    "Cháu không ăn ở đây với dì à?" Dì Tiêu hỏi.

    "Dạ không ạ, mỗi ngày mẹ đều chuẩn bị cơm cho cháu. Lát nữa, cháu uống chút nước sôi nữa là được."
    Văn Thanh đáp.

    "Chuẩn bị gì, để dì xem thử?" Dì Tiếu tò mò.

    Khi trời vừa sáng, Diêu Thế Linh tranh thủ lúc Văn Thanh không ở đó đã cẩn thận chuẩn bị tất cả cho cô, cố ý chừa chút đồ ăn để cô mang theo. Biết Văn Thanh làm công cho người ta, chắc hẳn không chú ý đến ăn uống. Bà sợ cô đói, nên lấy cái hộp sứ trắng duy nhất trong nhà đựng thức ăn cho Văn Thanh đem theo. Mới vừa mở ra, Văn Thanh đã ngây ngẩn cả người, cô hoàn toàn không biết.

    Dì Tiêu nhìn xong cười nói: "Đồ ăn của cháu trông khá ngon đấy Văn Thanh, màn thầu trắng và cải trắng vào thịt. Đây để dì hâm nóng cho cháu, cháu lại uống chút nước ấm đi, dì cũng ép cháu ăn chung đâu."

    Văn Thanh ngơ ngẩn.

    Cô nhớ hôm qua khi ăn cải trắng xào thịt, Văn Lượng và Văn Bằng khen ngon, ăn đến cả miệng đầy dầu mỡ. Nhưng mới ăn được một nửa, mẹ cô liền không cho ăn nữa, còn nói là ăn ít thôi, ăn nhiều tối bụng khó chịu không ngủ được nên bà dứt khoát cất bát cải trắng xào thịt đi. Vậy mà giờ tất cả đều nằm trong hộp sứ trắng trong túi của cô.

    Trong lòng Văn Thanh lâng lâng, đôi mắt cay xè, đồng thời cảm thấy từng luồng hơi ấm chảy qua trái tim, khóe miệng không khỏi nhếch lên.

    Cô thấy bản thân rất may mắn, may mắn được sinh ra một lần nữa, may mắn là mọi thứ chưa quá muộn màng, mẹ cô vẫn còn thương yêu cô.

    Sau khi hâm nóng màn thầu trắng cùng với cải trắng xào thịt, cô không ăn hết mà để lại một nửa mang về nhà.

    Ăn xong cũng không nghĩ ngơi, Văn Thanh bắt tay ngay vào làm việc.

    Dì Tiếu đến sau, hết lời khen ngợi, thuê Văn Thanh quả là sáng suốt.

    Tới hai giờ chiều, Văn Thanh bắt đầu dọn đồ chuẩn bị về nhà.

    Dì Tiếu gật đầu, đương nhiên sẽ không phản đối, còn nói: "Ngày mai không cần mang cơm, ở đây ăn với dì."

    "Dạ thôi ạ, mẹ cháu khăng khăng sẽ chuẩn bị cơm cho cháu, cháu không thể phụ lòng của mẹ được." Văn Thanh cười nói, rồi chỉ tay vào phía ngoài máy may:
    "Dì Tiếu, mấy miếng vải vụn đó dì còn dùng đến không ạ?"

    Dì Tiêu nhìn xuống đất, lúc này những mảnh vải vụn đủ màu sắc vương vãi khắp nơi, tuy trong may vá không thể thiếu những miếng vải vụn này, nhưng nếu nhiều quá sẽ thành phiền phức, nghĩ bỏ đi thì tiếc mà giữ lại cũng vô dụng, Dì Tiếu liền xua tay đáp:

    "Bỏ đi, bỏ đi, nếu cảm thấy cần thì cháu cứ lấy về."

    "Dạ vâng!" Văn Thanh vui vẻ.

    Dì Tiếu thấy thế liền cười, đúng là một đứa trẻ ngay thẳng và trung thực.

    Văn Thanh nhét một đống vải vụn vào túi rồi rời khỏi tiệm may. Đi qua một con phố mới đến đường lớn, trên phố này bán không ít hàng hóa. Văn Thanh thấy một văn phòng phẩm bán bút, vở, mực nước,... Văn Lượng vào năm đầu Trung học rồi nhưng chiếc cặp cũ rách không có nổi một cây bút, Văn Thanh nhớ Văn Lượng học rất giỏi, Văn Thanh muốn mua cho cậu cây bút mực và Văn Bằng một cây bút chì.

    Vào văn phòng phẩm và nhìn giá một lượt.

    Bút máy hiệu thôn Tân Gia giá sáu xu một cây, cây có mực màu xanh đen đắt hơn hai xu, ông chủ nói là loại bút tốt, mực tốt hơn, viết không bị lem.

    Một cây bút bi đen hai xu.

    Bút chì có giá hai xu, bút chì có cục tẩy là ba xu.

    Văn Thanh cầm trong tay hai ba đồng tiền, nhưng chưa dám tiêu. Dù sao lúc này cô cũng chưa có tiền, nhưng cô vẫn muốn mua đồ dùng học tập cho Văn Lượng, Văn Bằng nên đã mua một cây bút bi đen, một bút chì có đầu tẩy, sau đó mới xách túi đi ra đường lớn.

    Nửa tiếng sau tới thôn Thủy Loan, khi đi ngang qua cửa thôn, hàng xóm khách khí cười chào hỏi.

    "Văn Thanh vừa ở huyện về à?"

    "Về sớm thế Văn Thanh?"

    "Sao hôm nay về sớm thế?"

    "..."

    Văn Thanh cười đáp lại vài câu.

    Ngay khi Văn Thanh vừa đi qua, mấy người khi nãy lại tiếp tục nói chuyện phiếm.

    Lúc này, một đám người ngơ ngác nhìn theo bóng lưng Văn Thanh: "Kỳ lạ thật, Văn Thanh lớn lên trông đẹp hẳn ra, thôn chúng ta chưa thấy có ai lớn lên mà xinh đẹp được như thế. Trước kia không để ý, giờ nhìn cô ấy cười mới thấy thật đẹp."

    Một anh chàng cao lớn chưa dứt lời, mẹ anh ta đã tát cho vào đầu: "Đẹp cái đầu mày, loại con gái như nó không được đụng tới!"

    "Đúng vậy! Đẹp có ăn thay cơm được không?"

    "Mày xem Văn Thanh đã trải qua chuyện thế nào? Con bé đó ngoài cái mặt hòa nhã đó, thì chẳng có bản lĩnh gì. Ăn ngon lười làm, thích toàn mấy thứ không ra sao, xinh đẹp chỗ nào?"

    "Tao nói cho mày biết, không được học theo Văn Thanh, cẩn thận không lại chẳng đứa nào nó lấy!"

    "..."

    Người lớn nhắc nhở đám trẻ xung quanh, bất kể lớn hay nhỏ, Văn Thanh chính là gương xấu mà bọn trẻ thôn Thủy Loan không được phép học theo.

    Lúc này, Văn Thanh cũng vừa đến sân của nhà mình, chưa bước vào đã thấy mẹ cô dựng hai cái ghế đỡ cái sàng để phơi lúa mạch. Như nhà người ta đều sẽ có người phụ giúp, còn nhà cô chỉ có mình mẹ.

    "Mẹ." Văn Thanh chào lớn.

    Diêu Thế Linh quay đầu qua:
    "Văn Thanh, sao hôm nay con về sớm thế?"

    Văn Thanh vào sân, kể cho Diêu Thế Linh về cuộc đàm phán với dì Tiếu.

    "Một tháng mười đồng? Con còn bán giày nữa à?" Diêu Thế Linh thấy rất khó tin, không thể ngờ có một ngày Văn Thanh thay đổi tính tình, có chí tiến thủ như vậy.

    "Dạ." Văn Thanh gật đầu: "Con muốn có thêm việc, một đôi giày bán đi được khoảng năm xu, đưa cho dì Tiếu ba xu, trừ đi tổn phí của con, có thể kiếm được một hai xu.

    Văn Thanh tươi cười.

    Diêu Thế Linh mừng thầm trong lòng.

    Lúc này, Văn Thanh mới đưa mắt nhìn chỗ lúa mạch hỏi:

    "Mẹ, mẹ đang làm gì thế?"

    "Chẳng phải sắp đến đợt thu tô thuế rồi sao? Mẹ phải làm sạch chỗ lúa mạch này, mất công đến trạm lương kiểm tra không sạch lại phải kéo về, phiền lắm. Mà để quá kì hạn, một ngày lại bị phạt mất hai cân."

    Lúc này Văn Thanh mới nhớ, sau mỗi năm trồng trọt sẽ phải đóng tô thuế, nên cô hỏi mẹ: "Khi nào phải nộp vậy mẹ?"

    "Ngày mai."

    "Ngày mai Văn Bằng và Văn Lương phải đi học." Văn Thanh nói. Thực lòng, cô hoàn toàn có thể cùng Diêu Thế Linh đến trạm lương nộp tô thuế, nhưng nhà Ngạn Quân lại ở gần trạm lương, thậm chí có khi đông người còn xếp hàng dài đến trước cửa nhà Ngạn Quân, mà cô không muốn gặp bất cứ ai trong nhà anh, ít nhất bây giờ chưa thể gặp.

    "Không sao đâu, mẹ đi một mình được." Diêu Thế Linh nói.

    "Đường lên huyện xa như vậy, mẹ lại không phải chỉ kéo mỗi xe không, mà còn bao nhiêu lúa mạch thế này, thời tiết thì nắng nóng nữa." Văn Thanh trầm ngâm trong chốc lát rồi mạnh dạn nói: "Ngày mai con đi cùng mẹ"

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 13/10/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Bâu Bâu

    Beta: Mạn Tử

     
  7. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 6

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh: "Được."

    "Vậy mình sàng sạch sẽ trước đã." Văn Thanh thở một hơi nhẹ nhõm, nói rồi vén tay áo lên phụ mẹ.

    Nhà Văn Thanh có năm nhân khẩu, Văn Lượng sinh ra đúng vào năm trong thôn chia ruộng theo đầu người. Cha Văn Thanh, Diêu Thế Linh, Văn Thanh mỗi người được chia một mẫu ruộng, Văn Lượng mới sinh được chia năm sào ruộng, còn Văn Bằng sinh sau không được chia. Vậy nên cả nhà Văn Thanh tổng vào được ba mẫu năm sào.

    Dựa vào chỉ tiêu nộp thuế năm nay, cứ một mẫu ruộng nộp sáu yến lúa mạch, tính ra số lúa mạch năm nay nhà Văn Thanh phải giao nộp là hai tạ mốt.

    Chưa nói đến sàng sảy hết hai tạ mốt lúa mạch, mới chỉ tính việc rê sáu yến lúa mạch ra đã khiến Văn Thanh mỏi nhừ hai cánh tay, miệng thở hổn hển rồi.

    Cũng may Văn Lượng, Văn Bằng đã tan học về. Văn Lượng không nói gì đã vội lấy sàng bắt đầu phụ sàng lúa mạch, nếu không Diêu Thế Linh vẫn phải sàng sẩy một mình.

    Văn Thanh không quen làm việc này, nên dậy chuẩn bị nấu cơm.

    Trưa nay cô chỉ ăn cải thảo, vì vậy trong hộp sứ vẫn còn thịt. Văn Thanh cắt nửa cây cải thảo, đun nóng dầu, phi thơm hành rồi nấu một chảo lớn cải thảo xào thịt lợn.

    Văn Bằng nhìn thấy thịt lại hưng phấn reo lên:

    "Mẹ ơi, lại có thịt ăn, lại có thịt ăn."

    Văn Thanh vội che miệng cậu lại, cậu ngoan ngoãn gật đầu, ra vẻ sẽ không reo lên nữa.

    Diêu Thế Linh nhìn tô đựng đầy cải thảo xào thịt trên bàn:

    "Văn Thanh, cơm trưa chuẩn bị cho con, sao con lại không ăn?"

    Văn Thanh cười đáp:

    "Tối qua con ăn nhiều quá, thành ra trưa ăn không vào."

    Văn Lượng liếc mắt nhìn Văn Thanh, nhưng ánh mắt đã không còn chán ghét như trước đây.

    Cả nhà lại đóng cổng, đóng cửa chính lại để ăn cơm chiều. Ăn xong, Văn Thanh mang bút bi và bút chì tới cho Văn Lượng và Văn Bằng. Văn Bằng nhảy nhót mừng rỡ, nói ngày mai đi học sẽ nhặt thêm mấy mẩu phấn viết dưới bảng đen về cho Văn Thanh kẻ vải may quần áo.

    Văn Lượng cầm bút bi, ngẫm một đằng nói một nẻo, oán trách Văn Thanh:

    "Chỉ biết tiêu tiền!"

    Diêu Thế Linh tiếp lời:

    "Chỉ biết giữ của!" Bà nói là nói Văn Lượng.

    Văn Thanh nghe vậy cũng cười, lần này cô cười là vì vui vẻ từ tận đáy lòng.

    ***

    Trước lúc đi ngủ, Diêu Thế Linh quan sát bên ngoài, chắc chắn trời không mưa mới an tâm khóa cổng vào nhà đi ngủ.

    Văn Thanh ngồi trước ngọn đèn dầu hỏa trong phòng, cầm miếng vải bông đặt lên khuôn làm đế giày, tay kia cầm phấn vẽ lên miếng vải, dùng kéo cắt theo đường kẻ trắng... Đến khi đã làm được hình dáng cơ bản của đôi giày, cô mới lên giường đi ngủ.

    Sáng sớm hôm sau, gà vừa gáy, Diêu Thế Linh và Văn Thanh đã rời giường.

    Hai mẹ con muốn nhân lúc còn sớm chở lúa mạch đến trạm lương. Chứ lỡ đi muộn quá, người đông lại phải xếp hàng đến tận trưa, có khi đến chiều. Như thế vừa mất thời gian, mà đứng phơi nắng cũng rất mệt mỏi.

    "Mẹ, để con kéo cho." Trời tờ mờ sáng, vừa đi được một đoạn đường, Văn Thanh đang đẩy xe liền nói với mẹ.

    Diêu Thế Linh kéo xe bò ở phía trước:

    "Không cần đâu, mẹ không mệt."

    Bánh xe lăn trên mặt đường kêu lộc cộc.

    Hai mẹ con chở lúa mạch đi cũng coi là sớm, thế mà ra khỏi thôn đã thấy có mấy nhà đi ở phía trước.

    "Nhà người ta đi sớm thật!" Văn Thanh cảm thán.

    "Đi sớm mới tốt." Diêu Thế Linh nói.

    "Vâng." Văn Thanh ngẩng đầu nhìn trời, lại hỏi: "Mẹ ơi, mình đi sớm thế thì cơm sáng của Lượng Lượng với Bằng Bằng phải làm sao?"

    "Mẹ để màn thầu với tương đậu lại rồi, Lượng Lượng hấp nóng lên là ăn được."

    Văn Thanh không nói gì nữa, Văn Lượng và Văn Bằng đều hiểu chuyện cả rồi.

    Chờ đến khi hai mẹ con đẩy xe bò tới trạm lương thì ở cửa đã có mười nhà đứng xếp hàng. Chưa đến giờ nhân viên trạm lương đi làm, nên mọi người đành xếp hàng chờ trước cửa.

    "Mẹ, phải đợi bao lâu mới được?" Văn Thanh hỏi.

    "Lát nữa là người ta đến đây rồi, nếu không thì con đi đến hiệu may trước đi, một mình mẹ chờ là được."

    "Bây giờ đi thì sớm quá, con chờ thêm một lúc."

    Văn Thanh nói vậy nhưng trong lòng bắt đầu sốt ruột, ánh mắt cũng vô thức ngó sang bên cạnh trạm lương.

    Đó là nhà của Kỷ Ngạn Quân, căn nhà trệt chỉnh tề, có khoảng sân rộng, trong sân có giàn nho... Ký ức của Văn Thanh ùa về, cô đã từng ở đó ôm cánh tay Kỷ Ngạn Quân, nói với anh mấy lời âu yếm, cô đã từng ôm cái bụng bầu nhô cao ngồi dưới giàn nho hóng mát...

    "Văn Thanh, con có đói không?" Diêu Thế Linh đột nhiên hỏi.

    Văn Thanh hoàn hồn hỏi lại: "Mẹ bảo gì con ạ?"

    "Con đói à? Bên kia có bán bánh bao với bánh quẩy, con đi ăn chút đi!" Diêu Thế Linh nói.

    Văn Thanh hơi đờ đẫn, hỏi một đằng trả lời một nẻo: "Để con đi mua."

    Nói rồi cô đi sang đường bên kia.

    Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh, lại quay đầu nhìn về phía nhà họ Kỷ. Con bé này trong đầu chỉ nghĩ đến Kỷ Ngạn Quân, nhưng bà không muốn Văn Thanh gả tới nơi này.

    Văn Thanh hoảng hốt đi đến phố ăn vặt. Gọi là phố ăn vặt nhưng thực ra chỉ có bốn năm quán bán đồ ăn vặt thôi, đồ ăn cũng không đa dạng, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bánh bao, bánh quẩy, bánh bột ngô, cháo, sữa đậu, bột mè, trứng ngâm trà. Nhưng đối với những người dân quê thì như vậy đã là phong phú lắm rồi.

    Ba xu một chiếc bánh bao.

    Bốn xu một cái bánh quẩy.

    Năm xu một phần bánh ngô.

    Ba xu một bát cháo.

    Sữa đậu nhạt giá ba xu một phần, sữa đậu mặn giá bốn xu một phần, sữa đậu ngọt giá năm xu một phần... Bảng giá là Văn Thanh nghe chủ quán nói với khách ăn nên biết.

    Văn Thanh đang muốn mua hai cái bánh ngô, hai quả trứng ngâm trà, hai phần sữa đậu ngọt thì bỗng nghe thấy một giọng nữ quen thuộc.

    "Ông chủ, cho chúng tôi hai bát sữa đậu ngọt, hai quả trứng ngâm trà và hai cái bánh bao nhân thịt..."

    Văn Thanh nghe vậy thì cứng đờ người, đây là giọng của Kỷ Ninh Chi - em gái ruột của Kỷ Ngạn Quân. Đúng, chính là Kỷ Ninh Chi.

    Văn Thanh quay đầu về phía tiếng nói kia. Quả nhiên bắt gặp Kỷ Ninh Chi, bên cạnh cô còn có Chương Phương Phương.

    Chương Phương Phương là ai sao? Cô ta là chị em chơi thân với Kỷ Ninh Chi, cũng là mối tình đầu của Kỷ Ngạn Quân. Nhẩm tính thời gian thì hiện tại chính là lúc Kỷ Ngạn Quân và Chương Phương Phương chưa dứt được ra "ngó sen dẫu gãy, tơ vương vẫn còn". Chương Phương Phương ở thành phố nhưng vẫn hay về đây, mua một vài món đồ thịnh đắt tiền tặng Kỷ Ninh Chi lấy lòng, để cô ta nghe theo và giúp đỡ, mà đúng là sau này Kỷ Ninh Chi đã bị lợi dụng.

    Ví dụ như quần áo hiện giờ Kỷ Ninh Chi mặc chính là Chương Phương Phương mua cho, áo sơ mi trắng dệt bằng sợi tổng hợp, cổ tay hai bên có đính cúc, vạt áo dài đến lưng quần, dưới chân đi đôi giày da, nhìn vừa trẻ trung lại vừa mang nét Tây sang trọng, đây chính là mốt ăn mặc đương thời, đi đến đâu cũng thu hút nhiều sự chú ý.

    Kỷ Ninh Chi quả thực rất xinh đẹp.

    Lúc này, Kỷ Ninh Chi và Chương Phương Phương đang tụm đầu lại nói chuyện.

    Kỷ Ninh Chi liếc mắt nhìn xung quanh một lượt rồi nói: "Đợt nộp thuế năm nào cũng có đám quê mùa kéo nhau lên đây, bọn họ xếp hàng dài đến tận cửa nhà em, phiền chết đi được, toàn bọn lem luốc bẩn thỉu."

    Chương Phương Phương nhìn bốn phía một lượt, thầm đồng ý. Đúng lúc này, cô chợt thấy Văn Thanh.

    "Văn Thanh!" Cô ta nhẹ giọng gọi.

    Kỷ Ninh Chi cũng nhìn thấy Văn Thanh, cô ta lập tức tỏ ra khó chịu.

    "Văn Thanh!" Chương Phương Phương mỉm cười, vừa gọi vừa định chạy qua.

    Kỷ Ninh Chi vội vàng giữ chặt cô ta lại: "Đừng sang đó, không nên dính líu với loại con gái như Văn Thanh. Nếu chị nói với cô ta một câu, cô ta sẽ nói với anh em ngay lập tức, mà anh em chẳng ưa gì cô ta."

    "Không có đâu, chị thấy anh Ngạn Quân đối xử với Văn Thanh rất tốt mà, hơn nữa hai người họ cũng sắp đính hôn rồi." Chương Phương Phương nói với vẻ mặt ngây thơ vô hại.

    Kỷ Ninh Chi khẳng định chắc như đinh đóng cột: "Bọn họ sẽ không đính hôn! Mẹ em đã nói rồi, có chết cũng không để cho đám nhà quê bước vào cửa nhà em nửa bước."

    "Nhưng mà, anh Ngạn Quân thích cô ấy mà." Chương Phương Phương hỏi nhỏ.

    Văn Thanh khịt mũi coi thường, Chương Phương Phương đúng là một bạch liên hoa đại tài, thế mà đời trước cô lại không hề nhận ra.

    "Anh của em không thích cô ta đâu! Nếu anh em thích cô ta, thì sao vừa thấy cô ta lại phải trốn đi? Là do da mặt cô ta quá dày, ỷ vào việc chú hai cô ta cứu anh em một mạng mà bám riết lấy anh ấy ăn vạ. Đồ nhà quê cũng chỉ là đồ nhà quê mà thôi, kiến thức nông cạn, không có văn hóa, chỉ muốn gả cho người có tiền." Kỷ Ninh Chi vừa nói vừa hung hăng trừng mắt nhìn Văn Thanh.

    "Ninh Chi, không thể nói như vậy được, chị thấy Văn Thanh rất tốt mà!"

    Chương Phương Phương vẫn đứng một bên vờ như bênh vực.

    Lúc này, Văn Thanh chuyển ánh mắt về phía Kỷ Ninh Chi.

    Ban nãy Kỷ Ninh Chi còn ra vẻ kiêu ngạo, cho rằng dù Văn Thanh có lưu manh cỡ nào cũng không dám làm gì mình, vì mình chính là em gái của Kỷ Ngạn Quân. Nhưng ai ngờ, Văn Thanh lại đi tới trước mặt cô, lúc này cô mới biết Văn Thanh có bao ương ngạnh. Kỷ Ninh Chi bị dọa trốn ra phía sau Chương Phương Phương.

    Mấy lời Kỷ Ninh Chi nói lúc nãy đã khiến người qua đường chú ý, bọn họ bắt đầu xì xèo bàn tán. "Ba cô gái này á?"

    "Vừa rồi bà không nghe à? Cái cô áo trắng thấp hơn kia nói cô áo xanh mặt dày, là đồ nhà quê không có kiến thức, không có văn hóa."

    "Đồ nhà quê? Chẳng lẽ cô ta là người thành phố à? Đồ ăn của người thành phố chẳng phải cũng từ nhà quê mà ra sao? Cô ta nghĩ mình cao quý lắm à?"

    "Đúng thật, nếu cô ta có văn hóa, có kiến thức, vậy đừng ăn thóc lúa của đám dân quê chúng ta nữa."

    "..."

    Hôm nay, đến chỗ này ăn sáng đa phần là người lên nộp thóc lúa, mà Kỷ Ninh Chi lại nói mấy lời khinh khỉnh dân quê, nên giờ bị mọi người xúm lại chỉ trích. Mặt cô ta đỏ bừng lên, mặt Chương Phương Phương cũng không thua kém.

    Văn Thanh cười nói: "Hóa ra hai người các cô cũng biết sợ?"

    Chương Phương Phương tức tối. Cô ta là người thành phố, luôn tự hào với vẻ ngoài xinh đẹp, lối sống văn minh văn hóa của mình, bởi vậy cô ta chưa bao giờ nghĩ bản thân sẽ bị mọi người chỉ chỉ trỏ trỏ giữa ban ngày ban mặt, thậm chí còn bị Văn Thanh chỉ thẳng mặt như vậy.

    Văn Thanh cười nhẹ, xem ra Chương Phương Phương lúc này vẫn chưa quá mưu mô, vẫn chưa hỏng hết.

    Nhưng da mặt Kỷ Ninh Chi dày hơn, gương mặt ửng đỏ của cô ta nhăn nhó, nhìn chằm chằm Văn Thanh với vẻ hung dữ: "Văn Thanh, nếu như cô dám đánh tôi, thì cô đừng nghĩ đến chuyện bước qua được cánh cửa nhà họ Kỷ."

    Văn Thanh mỉm cười, rõ ràng nụ cười cực kỳ xinh đẹp, nhưng Kỷ Ninh Chi lại thấy lạnh người, co rúm người lùi về sau.

    Văn Thanh tiến sát đến trước mặt cô ta, giơ bàn tay lên, Kỷ Ninh Chi thét chói tai: "Văn Thanh!"

    "Đánh đi!"

    "Mau đánh đi!"

    "Phải dạy cho cô ta một bài học nhớ đời!"

    "..."

    Người vây xung quanh âm thầm hy vọng Văn Thanh đánh thật.

    Nhưng Văn Thanh lại quay đầu, liếc mắt nhìn Chương Phương Phương. Chương Phương Phương muốn cô đánh Kỷ Ninh Chi, nhưng cô lại không ra tay, ngược lại còn nghiêm mặt nói với Kỷ Ninh Chi: "Chuyển lời tới với Kỷ Ngạn Quân, rằng tôi không hứng thú gì với anh ta. Hôn ước giữa tôi và anh ta chính thức hủy bỏ, nhưng hãy nhớ là anh ta nợ Văn Thanh này một mạng."

    Chương Phương Phương nghe vậy, lập tức ngơ ngác. Chính thức hủy hôn? Nợ một mạng?

    Kỷ Ninh Chi há hốc mồm: anh cô thiếu Văn Thanh một mạng?

    Người xung quanh nghe không hiểu chuyện thiếu một mạng là sao, nhưng chuyện cưới xin bị hủy bỏ thì ai nấy đều nghe rõ.

    "Cô gái nói hay lắm! Nhà chồng như vậy không có cũng được."

    "Đúng vậy đó, bọn họ là đồ uống nước quên nguồn đây mà."

    "Không cần nhà chồng như thế."

    "Sao không đánh cô ta một trận thế?"

    "Cô ả kia độc mồm độc miệng như vậy, đánh cô ta chỉ bẩn tay, nói không chừng người thành phố người ta còn ăn vạ nữa cơ."

    "Cũng đúng, đừng đánh cô ta làm gì nữa."

    "Mất công lại có người đắc ý."

    "..."

    Chương Phương Phương và Kỷ Ninh Chi không ngờ có nhiều người về phe Văn Thanh như vậy, trên mặt họ lúc đỏ lúc trắng, xấu hổ không biết chui vào đâu.

    Văn Thanh làm như không thấy, xoay người đi đến chỗ ông chủ cửa hàng: "Ông chủ, lấy cho cháu hai chiếc bánhngô, hai trứng ngâm trà, hai phần sữa đậu nành ngọt, bác gói lại giúp cháu với nhé."

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 13/10/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Spark

    Beta: Mạn Tử

     
  8. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 7

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Văn Thanh đưa chiếc hộp sứ của mình cho chủ quán.

    Ông chủ ăn cầm lấy, nhanh chóng đóng gói lại.

    Đồ ăn là bánh ngô năm xu một cái, trứng ngâm trà sáu xu một trứng, sữa đậu nành ngọt năm xu một phần. Văn Thanh mua mỗi thứ hai phần, tổng cộng hết hai đồng ba xu.
    Văn Thanh trả tiền, cầm hộp sứ trắng quay đầu rời đi.

    Chỉ có Kỷ Ninh Chi, Chương Phương Phương đứng ngơ ra nghe mọi người bàn tán.

    "Nhìn thấy chưa? Cô ấy có tiền, không phải người nghèo. Mua hai phần ăn mà không chớp mắt kia kìa."

    "Diện tích đồng ruộng lớn là có lợi, là đáng quý cả đấy. Nhìn hai cô trắng trẻo sạch sẽ, chắc được học nhiều nhỉ? Vậy có biết mở mắt ra nhìn không thế?"

    "Đường Thái Tông cũng nói hoàng đế là thuyền, còn dân là nước, hai cô nghe chưa?"

    "Ỷ mình là người phố huyện nên khi dễ người người khác à? Nhìn xem, đối với người ta, những người như bọn bây không có gì hơn hết, vênh váo cái gì mà vênh váo, đúng là không biết xấu hổ!"

    "..."

    Lời lẽ của người dân không hề khách khí, Kỷ Ninh Chi và Chương Phương Phương hai mắt đỏ bừng tức giận, sau đó ôm mặt chạy về, bữa sáng cũng không thèm ăn.

    Lúc bấy giờ, Văn Thanh đã đến cửa trạm lương.

    Nhân viên công tác trạm lương đã đến, đẩy cửa lớn của kho lấy ra một cái bàn cân, xung quanh bắt đầu ồn ào hơn.

    "Đến rồi, người đến rồi."

    "Cân được đẩy ra rồi kìa."

    "Kiểm tra lúa cẩn thận không?"

    "Cân có chuẩn không đó? Cân lúa nhà tôi mà thiếu là phải trả lại đấy."

    "Hôm kia trời mưa, lúa bị ẩm, không biết chút nữa qua đợt kiểm tra không nữa?"

    "..."

    Theo tiếng rì rầm bàn tán, Diêu Thế Linh đứng dậy ra sức kéo chiếc xe bò lại gần cửa trạm lương.

    "Mẹ, mẹ." Văn Thanh kêu lên từ xa và chạy đến khi Diêu Thế Linh dừng chiếc xe bò lại.

    "Mẹ, mẹ đừng vội, con thấy bọn họ đang phát số, kiểm tra lúa theo số thứ tự, mẹ không cần phải gấp."

    Văn Thanh đỡ chiếc xe bò.

    "Con chẳng hiểu gì cả, nếu giờ mình không kéo lên là người khác lấy số trước, chúng ta lại phải đợi lâu nữa. Văn Lượng, Văn Bằng đi học hết, nhà không ai cắt cỏ cho trâu ăn, lỡ mà nó đói rồi phá chuồng chạy mất thì sao? Văn Lượng với Văn Bằng tan học về cũng đến giờ cơm trưa nữa, mẹ phải nhanh về nấu nướng cho hai đứa. Không chần chừ ở đây được." Diêu Thế Linh nói.

    Văn Thanh im lặng, tiếp xúc với mẹ càng nhiều, cô càng thấy mẹ thương mình, thương Văn Lượng, thương Văn Bằng, có lẽ cũng rất yêu người cha đã mất, cô càng thấy hối hận bản thân kiếp trước thật ngu ngốc.

    Thật may mắn là cô có thể sống lại một lần nữa.

    "Mẹ, mẹ ăn sáng trước đi." Văn Thanh đưa hộp sứ trắng cho bà, thuận tay giữ chiếc xe bò.

    Diêu Thế Linh cầm hộp sứ, sau đó nhíu mày trách móc: "Văn Thanh, sao con mua nhiều vậy, xài hết bao nhiêu tiền rồi?"

    Văn Thanh cười: "Mẹ, lần này nữa thôi, lần sau con hứa không hoang phí nữa."

    Nghe xong, Diêu Thế Linh cũng không nhiều lời nữa.

    Trong lúc hai mẹ con đang ăn sáng thì nhân viên công tác trạm lương bắt đầu kiểm tra lúa mạch. Trong ban quản lý nhân viên có ba người đều mặc đồ lao động sợi polyester màu xám xanh.

    Nhân viên thứ nhất cầm một thanh kim loại có rãnh cắm xuống bao thóc rồi rút ra, trong rãnh đó lập tức lấp đầy lúa mạch. Anh ta rẩy rẩy xem kỹ lúa có lẫn trấu hay không, có cát hay đá không, có bị khô không, là hàng tốt hay kém chất lượng.

    Sau đó, nhặt hai hạt lúa mạch cho vào miệng, nếm thử độ ẩm của lúa.

    Qua đủ các bước kiểm tra, nếu một cái không đạt thì phải kéo về làm lại cho sạch, rồi phơi lại, không được thương lượng.

    Không ít người lo lắng, sợ không qua đợt kiểm tra lại phải kéo về vừa tốn sức vừa tốn thời gian. Nhưng cũng có một số người thực sự muốn trục lợi, trộn lẫn cát và đá bên trong để giao thiếu một phần thuế lương.

    "Lúa nhà ta chắc chắn một lần là qua." Diêu Thế Linh nói.

    Văn Thanh gật đầu: "Vâng, một lần là qua."

    Nhưng Diêu Thế Linh tự nhiên lo lắng: "Nhưng mẹ cân được 420 kí, nếu không đủ phải bù đó."

    Văn Thanh hơi ngẩng đầu nhìn về phía người nhân viên thứ hai đang đứng trước bàn cân, tăng giảm mức nặng của cân, xác định số liệu rồi báo cho nhân viên công tác thứ ba.
    Người nhân viên thứ ba ngồi trước một cái bàn đơn sơ, trên bàn có máy tính, cây bút máy hiệu Tân Nông Thôn, mực bút máy, hộp mực đóng dấu, con dấu, bản sao nhận thuế lương cùng các nông dân đang lên nhận lương.

    Anh ta là người kí bản hồ sơ, khẩu phần lương được trả và khẩu phần lương thực tế phải thống nhất với nhau, chỉ cần đóng dấu một cái là xong việc. Nếu anh ta nói thiếu mười kí thì phải bổ sung lúa vào.

    "Yên tâm đi mẹ, nếu không đủ thì mình quay lại bổ sung là được. Mẹ không cần đi thêm chuyến nào nữa đâu." Văn Thanh nói xong liền kéo xe bò nối đuôi đoàn người.

    Diêu Thế Linh nhiều lần bảo cô đi đến tiệm may làm việc nhưng cô nói không vội, vẫn nhất quyết kéo xe bò, nhìn chằm chằm vào cửa trạm lương.

    Điều này làm hàng xóm đang tiến đến trạm lương kinh ngạc:

    "Người kéo xe bò là Văn Thanh sao?"

    "Sao đột nhiên Văn Thanh lên nộp thuế thế?"

    "..."

    Hàng xóm tròn xoe mắt, phải biết rằng chuyện nộp thuế nếu không phải đàn ông trong nhà thì cũng là bậc cha chú, sao để một con bé đến đây, đổ mồ hôi chen lấn vào một đám người đàn ông cao to.

    Đặc biệt khi Văn Thanh đang kéo xe bò tiến lên phía trước, đến gần cửa trạm lương. Hàng xóm một số cảm thấy Văn Thanh không ra dáng một đứa con gái, một số cảm thấy có được đứa con gái như Văn Thanh thật có phúc, nhưng đến khi thốt ra miệng lại thành:

    "Ui thương mẹ thế này, sau mà gả đi, mẹ chồng lại phải lo lắng hơn rồi."

    "Ôi, ai làm mẹ chồng nó đúng là xui xẻo."

    "..."

    Một đám người chỉ biết chờ và chờ, rảnh rỗi lại đem chuyện tám trăm năm trước của Diêu Thế Linh và Văn Thanh ra bàn tán.

    "Diêu Thế Linh là người nơi khác chạy nạn tới đây. Nếu không nhờ có cha Văn Thanh giúp đỡ, đúng là không biết giờ thành thế nào rồi."

    "Cũng chỉ cha Văn Thanh mới chấp nhận, bởi ông ta nhà nghèo mà, lại không có tiền lấy vợ, vừa hay gặp người không biết xấu hổ như Diêu Thế Linh."

    "Nếu không, sao Văn Thanh lại không biết tốt xấu như thế? Vẫn là giống y như mẹ nó."

    "Mấy ngày hôm nay Văn Thanh có vẻ ngoan ngoãn hơn rồi."

    "Ngoan chỗ nào? Nhà thì nghèo mà suốt ngày lên phố huyện kia là gì?"

    "..."

    Bọn họ đang bàn tán thì Văn Thanh và Diêu Thế Linh tươi cười đi tới, mấy người hàng xóm lập tức nở nụ cười: "Mẹ con Văn Thanh đấy à? Hai người đã qua kiểm tra chưa?"

    Diêu Thế Linh cười: "Dạ qua rồi, may mẹ con tôi đến sớm."

    Văn Thanh đứng bên cạnh kéo chiếc xe bò. Cô không có cảm tình với mấy người này, nên chỉ mỉm cười đáp lễ.

    "Giờ về nhà luôn hả?"

    "Dạ, về nhà còn nhiều việc phải làm cô ạ." Diêu Thế Linh nói xong liền rời đi cùng Văn Thanh.

    Đến đoạn đường lớn, Văn Thanh giao lại xe bò cho Diêu Thế Linh, nói với bà mấy câu rồi Diêu Thế Linh đẩy xe bò đi. Văn Thanh đi hướng ngược lại.

    "Đấy, mấy người xem, Văn Thanh không về thôn Thủy Loan." Một hàng xóm nói.

    Những người khác ngẩng đầu nhìn, quả nhiên Văn Thanh không về thôn Thủy Loan.

    "Văn Thanh đi đâu thế nhỉ?"

    "Hay là đi đến nhà họ Kỷ tìm Ngạn Quân?"

    "Tám phần là vậy rồi, thật không biết xấu hổ. Đằng kia chẳng hướng nhà Ngạn Quân sao? Nếu muốn có nhà chồng như vậy chắc chắn mỗi ngày đều đi nịnh bợ."

    "..."

    Đám người nhìn Văn Thanh đi đến trước nhà Kỷ Ngạn Quân, nhưng cô không dừng lại mà đi thẳng qua.

    Hàng xóm kinh ngạc.

    "Không phải đến nhà chồng sao?"

    "Đi đâu vậy?"

    "..."

    Sau đó một số người phụ nữ trong đó xô đẩy, xúi nhau đi theo Văn Thanh xem cô đang làm gì? Không đến nhà Kỷ Ngạn Quân, chẳng lẽ nhà họ Kỷ chuyển đi chỗ khác rồi?

    Vào những năm tám mươi ở thôn Thủy Loan, giao thông chưa phát triển, không có TV, không có gì để giải trí, ngoài đợt ngày mùa ra thì đều rảnh rỗi, cứ nhà ai có chuyện gì là đem ra bàn tán cả năm trời. Huống chi, nhà Văn Thanh trừ Văn Lượng và Văn Bằng yên ổn trong sạch, còn lại tùy ý chọn một người cũng ra cái quá khứ không mấy tốt đẹp. Đặc biệt là những chuyện của Văn Thanh, đủ để họ đàm tiếu 365 ngày không hết chuyện.

    Khi hàng xóm đang xúi nhau theo dõi Văn Thanh thì cô đã bước nhanh đến tiệm may dì Tiếu, đứng trước cửa mà thở dốc.

    "Dì Tiếu." Văn Thanh mỉm cười chào hỏi.

    Dì Tiếu lập tức tươi cười chào đón: "Tới rồi à?"

    "Dạ. Hôm nay dì tới sớm vậy? Cháu vừa đi nộp thuế cùng mẹ nên hôm nay đến muộn."

    "Không sao, không sao, không trễ lắm đâu." Dì Tiếu cười nói: "Văn Thanh, cái váy hoa hôm qua sao rồi?"

    "Hôm qua cháu cắt phác xong rồi, nay chỉ cần may nữa thôi, nếu không có gì thay đổi thì mai là hoàn thành ạ." Văn Thanh trả lời.

    "Còn giày thì sao?" Dì Tiếu quan tâm hỏi thăm. Hiện tại, Văn Thanh may váy và làm giày là chính, lợi nhuận khá cao, bà mua mười đồng, bán mười tám đồng, lãi tám đồng cũng không phải số tiền nhỏ, nó ngang với bà ngồi máy may mấy ngày mới kiếm ra được nên bà rất coi trọng.

    "Giày gần xong hết rồi ạ, tối về cháu sẽ khâu nốt."

    "Vậy là tốt rồi, tốt quá rồi." Dì Tiêu yên tâm.

    Văn Thanh nhìn thoáng qua bộ đồ tinh tế của hai người phụ nữ vừa vào, cô lấy từ trong túi ra một đôi giày vải thêu hoa có đế, đặt trước đống vải, sau đó nhét vải vụn vào mũi giày, nhìn qua sẽ có cảm tình hơn.

    Vừa đặt giày lên, hai người phụ nữ mặc kiểu áo dài Tôn Trung Sơn liền để ý tới.

    Người phụ nữ có vóc dáng cao hơn cầm lên xem, sờ sờ vải rệt và đế giày. Đế giày chắc chắn, đường kim mũi chỉ tỉ mỉ, lót giày làm từ vải bông, ở hai chiếc giày là hình đóa mẫu đơn đối xứng nhau sinh động như thật, đường may thủ công vô cùng tinh tế, màu sắc trang nhã. Người phụ nữ này ban đầu chỉ muốn xem qua một chút nhưng bây giờ càng nhìn càng thích thú: "Giày này có bán không vậy?"

    Dì Tiếu sửng sốt, người phụ nữ này trước giờ luôn bắt bẻ, dù là đồ hay vải bà bán, cô ta luôn kén cá chọn canh.

    Không ngờ Văn Thanh mới tùy ý lấy ra một đôi giày, cô ta liền muốn mua.

    Văn Thanh nghe vậy mỉm cười, biết là người này rất thích đôi giày cô làm.

    Không đợi cô nhiều lời, dì Tiếu đã mở miệng: "Bán, bán chứ, đương nhiên là bán rồi."

    "Giày này số bao nhiêu?" Người phụ nữ đó hỏi.

    "Số 38." Văn Thanh đáp.

    Người phụ nữ thầm nghĩ, số 38 vừa hay rồi, lại hỏi: "Đôi này bao nhiêu tiền?"

    "Sáu đồng." Văn Thanh trả lời.

    Sáu đồng?

    Dì Tiếu hoảng sợ, một đôi giày vải sáu đồng, Văn Thanh gan thật. Trên thị trường hiện nay một đôi giày vải chỉ bốn năm đồng mà nhiều người còn tiếc không muốn mua, còn tự mình làm kìa.

    Những người sẵn sàng mua giày đều là thương nhân buôn bán giàu có.

    Thấy Văn Thanh thoải mái ra giá sáu đồng như vậy, dì Tiếu đang định hạ giá xuống chút, ai ngờ người phụ nữ đó nói ngay: "Vậy bán đôi này cho tôi đi."

    Văn Thanh bình tĩnh gật đầu: "Dạ được."

    Người phụ nữ kia không nói hai lời, lấy ra năm tờ tiền giấy màu vàng cùng một xấp tiền giấy màu đỏ đưa cho Văn Thanh, Văn Thanh điềm nhiên nhận lấy.

    Lúc này, người phụ nữ còn lại cũng đưa tay sờ giày hỏi: "Cháu tự làm đế giày này à? Chắc chắn thật đấy."

    Văn Thanh đáp: "Là cháu làm ạ, bên trong có đệm vải bông, dẫm lên sỏi sẽ không bị đau chân, giày còn có huân hương khử mùi, hút mồ hôi."

    Người phụ nữ này nhìn người phụ nữ cao: "Em còn đang nghĩ sao chị lại trả tiền không chút do dự như vậy, hóa ra đúng là giày tốt. Cô bé, cháu còn đôi nào không? Lấy cho tôi một đôi, số 37."

    Dì Tiêu trợn mắt há mồm, này, lại bán sáu đồng ư?

    Người phụ nữ lấy ra sáu đồng đưa cho Văn Thanh.

    Đúng lúc này, phía cửa phát ra một tiếng "rầm".

    Ba người nhìn ra cửa thì thấy một người đàn bà hơi béo, tay cố vịn vào khung cửa để đứng vững.

    Dì Tiếu tưởng là khách hàng, vội vàng ra tiếp đón:

    "Người đẹp, muốn mua vải sao? Muốn kiểu nào? Vào xem thử đi."

    Bà ta nhìn Văn Thanh.

    Lúc này, Văn Thanh mới nhận ra, đây chẳng phải thím Vương ở thôn Thủy Loan sao? Văn Thanh liền hỏi: "Thím Vương, thím tới mua vải may ạ?"

    "Không, không, không." Vẻ mặt thím Vương đầy xấu hổ, bà vốn tới đây để "bắt quả tang", cảnh Văn Thanh làm người thiếu liêm sỉ. Đều tại lão chồng của bà, mở miệng là nói Diêu Thế Linh với Văn Thanh lớn lên đều xinh đẹp, có tài.

    Kết quả, bà không những không bắt được điểm xấu nào của Văn Thanh mà còn thấy Văn Thanh kiếm được rất nhiều tiền. Mới một lát đã kiếm được mười hai đồng, hẳn mười hai đồng đó. Không cần dung sức hay đổ giọt mồ hôi nào, một ngày đã kiếm được mười hai đồng, đó không phải số tiền nhỏ đâu.

    Thím Vương ngẩn người, đây không phải Văn Thanh mà bà biết.

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 13/10/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Bâu Bâu

    Beta: Mạn Tử
     
  9. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 8

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thím Vương, vậy thím..." Văn Thanh chưa hiểu.

    "Thím, thím đi nhầm, đi nhầm nhà." Thím Vương mặt dày cười xòa: "Văn Thanh, không ngờ lại gặp cháu ở đây."

    Văn Thanh im lặng, nhìn từ đầu xuống chân thím Vương.

    Thím Vương lập tức thấy chột dạ, bỗng nhiên đưa tay vỗ đùi cái đét: "Ây da, đầu óc thím thật là, chỗ bán châm ở phía Đông mới đúng chứ. Ây da, thôi thím chạy ra mua cái đã, không lát lại nhỡ mất vụ nộp thuế." Thím Vương nhìn về phía Văn Thanh: "Văn Thanh cháu làm... làm việc tiếp đi, thím đi trước."

    Không đợi Văn Thanh kịp mở miệng, thím Vương nhanh chóng bỏ đi.

    Văn Thanh hình như suy tư gì đó.

    Dì Tiếu nhìn ra ngoài: "Văn Thanh, bà ta là ai thế? Nhìn không giống như đi nhầm đâu."

    Văn Thanh chợt hoàn hồn, mỉm cười: "Dạ, hàng xóm ở thôn của cháu thôi ạ, trí nhớ thím Vương đôi khi không tốt cho lắm."

    Văn Thanh trả lời qua quýt một câu.

    Dì Tiếu cũng không hỏi nhiều.

    Sau đó, hai người quay lại trò chuyện với hai người phụ nữ kia. Mẫu giày này là Văn Thanh vừa hoàn thành, mới chỉ có đôi số 38 vừa bán cho người phụ nữ cao, còn đôi số 37 phải chờ cô làm thêm.

    Ở nhà cô có sẵn đế giày với mẫu hoa thêu, nhưng không phải hoa mẫu đơn như đôi kia. Người phụ nữ này chẳng đồng ý, mà còn khăng khăng nhét sáu đồng vào tay Văn Thanh.

    Văn Thanh đành nhận lấy, nhờ dì Tiếu viết hoá đơn cho cả hai người và hẹn hai ngày sau đến lấy đồ.

    Sau đó hai người phụ nữ vui vẻ rời khỏi tiệm.

    Hai người vừa đi, Văn Thanh liền lấy sáu xu đưa cho dì Tiếu.

    Dì Tiếu hỏi: "Cháu làm gì vậy?"

    Văn Thanh nói: "Dì với cháu thỏa thuận từ trước rồi mà, cứ một đôi giày cháu sẽ đưa dì ba xu."

    Dì Tiếu lập tức cười rộ lên, bà nhìn kĩ đôi giày thêu hoa kia rồi. Mẫu mã mới lạ, đường may tỉ mỉ, vải dệt tốt, chắc chắn đã tốn không ít thời gian. Xem ra, Văn Thanh vất vả lắm mới làm ra được, bán sáu đồng cũng không quá đắt.

    "Đứa nhỏ này, đúng là thành thật." Dì Tiếu nhận lấy sáu xu, trong lòng vô cùng vui vẻ. Bản thân không bỏ ra chút sức lực nào, dễ dàng kiếm được sáu xu, ai mà chẳng thích chứ? Với lại, Văn Thanh bán giày căn bản không ảnh hưởng đến việc bà bán quần áo, vải vóc nên bà vui vẻ là phải thôi.

    "Vẫn nhờ dì Tiếu giúp đỡ cháu." Văn Thanh cười.

    "Con bé này đúng là khéo mồm." Dì Tiếu tươi cười, cất sáu xu vào túi áo.

    Văn Thanh cũng bắt đầu một ngày làm việc mới.

    Đo kích thước, kẻ, trải rồi cắt vải, xong ráp lại để may, trừ lúc ăn cơm trưa ra thì máy may không lúc nào nghỉ.

    Cô và dì Tiếu đều là người chân tay nhanh nhẹn, nhờ vậy mà danh sách người đặt hàng trong cuốn sổ lập tức rút ngắn. Đương nhiên, hôm nay vãn khá đông người đến đặt may quần áo, nhưng chủ yếu là dì Tiếu tiếp đón.

    Khoảng hai rưỡi chiều, đến giờ Văn Thanh tan việc trở về.

    "Dì Tiếu, dì bán cho cháu sáu thước vải bông màu xanh biển này với." Văn Thanh nói.

    "Để dì cắt cho, mà cháu tính mua làm gì thế?"

    "Cháu mua về làm mấy cái quần đùi cho hai đứa em trai ở nhà." Văn Lượng và Văn Bằng chỉ có một cái quần, lại vá chằng vá đụp hết, cứ sáng mặc rồi tối thay ra giặt để hôm sau mặc tiếp, chẳng may hôm nào mưa thì đành mặc ướt.

    "Cháu đúng là thương em. Thế này, dì cắt cho cháu bảy thước rưỡi, cháu đưa dì tiền sáu thước là được." Dì Tiếu cười nói.

    "Thế sao được ạ? Ít nhất dì cũng phải lấy tiền bảy thước chứ?" Văn Thanh quả quyết.

    Dì Tiếu đối với cô bé Văn Thanh này càng thêm yêu quý.

    Văn Thanh xách túi rời khỏi tiệm may, nhưng chưa ra đường lớn về luôn, mà ghé qua cửa hàng mua ít đồ.

    Cô dùng tám xu mua hai đế giày da trắng đem về để làm giày.

    Năm hào mua một tệp giấy trắng, thêm bốn cái bìa và bốn ghim giấy. Văn Thanh định ghim lại thành một quyển sổ dùng vẽ phác thảo các mẫu quần áo, giày dép rồi mua vải về làm để bán.

    Cô lấy năm hào mua kim chỉ, đinh ghim cố định, một chiếc hộp nhỏ và bốn năm cái đê (*)

    (*)Cái đê: Vật dùng bảo vệ ngón tay trong quá trình may vá.

    Xách chiếc túi đã chất phình to, trong lòng Văn Thanh đang rất vui.

    Nếu mười đồng kiếm được từ chiếc váy hoa là công lao của cô ở đời trước, thì mười hai đồng bán giày lần này là thành quả đầu tiên khi cô sống lại, dùng chính đôi tay này kiếm ra.

    Mười hai đồng.

    Mười hai đồng tiền.

    Cô kiếm được mười hai đồng đó, cô ngây ngốc nở nụ cười. Bây giờ Văn Thanh đang theo đường lớn trở về thôn, nếu không phải có người qua lại đi nộp thuế, nhất định cô sẽ cười thật lớn.

    Suốt dọc đường, tâm trạng Văn Thanh rất vui vẻ.

    Khi đến cửa thôn, cô thấy khá nhiều hàng xóm trải chiếu ở dưới bóng cây, rảnh rỗi nói xấu người khác, lạ cái là không thấy thím Vương đâu.

    Văn Thanh quay đầu nhìn sang nhà thím Vương, thấy bà và chồng đang ngồi sàng lúa mạch.

    Chồng bà quát lớn: "Ai bảo bà trộn cát vào lúa mạch? Bà nghĩ mấy người làm ở kho thóc toàn kẻ ngốc à?"

    Thím Vương lầu bầu: "Chẳng phải vì tôi muốn bớt được hai cân sao? Ai biết đâu bọn họ kiểm tra kĩ thế."

    "..."

    Hóa ra thím Vương trộn lẫn cát vào trong lúa mạch, nhân viên kiểm tra ở kho lương mới yêu cầu kéo về sàng sạch.

    Văn Thanh cũng không quan tâm lắm. Đúng lúc này, hàng xóm ngồi dưới gốc cây gọi:

    "Văn Thanh, Văn Thanh, đừng đi, chờ đã."

    Văn Thanh dừng bước: "Thím Hứa, sao vậy ạ?"

    "Nghe nói, vừa rồi chỉ một lát cháu đã kiếm được mười hai đồng phải không?" Thím Hứa nhỏ giọng hỏi.

    Nói là nhỏ giọng, nhưng những người hàng xóm khác đã vây quanh.

    "Đúng vậy, cháu làm gì thế? Sao kiếm được nhiều tiền vậy?"

    "Nghe nói cháu bán giày đúng không?"

    "Giày gì mà đắt thế?"

    "Cháu làm sao? Con gái thím nhỏ hơn cháu hai tuổi, tay nghề cũng không thua kém cháu, cháu cho nó theo làm với, tốt xấu gì cũng là người cùng thôn."

    "..."

    Nhóm hàng xóm tranh nhau hỏi chuyện, nếu không biết, chắc còn tưởng người hắt nước bẩn lên người cô trước đây không phải mấy người họ.

    Mặt Văn Thanh vẫn biểu cảm cũ, cô quay đầu nhìn chỗ nhà thím Vương.

    Thím Vương cũng đang nhìn qua bên này, vừa thấy Văn Thanh quay ra nhìn, bà vội vàng vờ làm việc.

    Văn Thanh quay đầu lại cười nói: "Cháu không có kiếm được mười hai đồng đâu." Trừ đi tiền vật liệu và trích phần trăm đưa dì Tiếu, đúng là chưa được mười hai đồng.

    Nhóm hàng xóm không ai tin.

    Thím Hứa cười nói: "Văn Thanh, cháu mau nhận đi, tiền của cháu kiếm, mọi người cũng đâu làm gì được."

    "Đúng rồi đấy."

    "Đúng vậy, chỉ hỏi cháu chút thôi."

    "..."

    Văn Thanh không tức giận, mà bình tĩnh mà nói: "Cháu không hề kiếm được mười hai đồng, mọi người có thể đến tiệm may dì Tiếu hỏi dì ấy, cháu đang làm thuê ở đó."

    "Làm thuê?"

    "Vậy mười hai đồng kia, là làm thuê ở tiệm may à?"

    "Hoá ra là vậy."

    "Bảo sao, tôi nói mà." So với việc Văn Thanh một lát đã kiếm được mười hai đồng, bọn họ vẫn chọn tin là Văn Thanh đi làm công.

    "Một tháng được bao nhiêu tiền công thế?" Thím Hứa lại hỏi.

    "Mười đồng ạ." Văn Thanh trả lời thành thật.

    "Có nuôi cơm trưa không?"

    "Không ạ." Văn Thanh nói.

    Mười đồng...

    Thím Hứa bĩu môi, những người đi cùng cũng bĩu môi.

    "Văn Thanh." Đúng lúc này, từ trong thôn, Diêu Thế Linh gọi một tiếng: "Sao con còn chưa về nhà đi?"

    "Vâng, con về ngay đây ạ." Văn Thanh thưa một tiếng, sau đó chào hỏi mấy người hàng xóm rồi mau chóng đi đến chỗ của mẹ cô.

    Thím Hứa vẫn bĩu môi: "Một tháng có mười đồng, nửa năm mới được sáu mươi đồng."

    "Không bằng cắt cỏ nuôi trâu bán."

    "Đúng vậy, người thành phố một tháng lương đều ba mươi đồng kìa."

    "Có mười đồng, lại không nuôi ăn ở, vẫn ăn cơm nhà. Tôi nghe nói làm công cứ phải để ý sắc mặt chủ, một khi người ta không vui là mình bị đánh chửi, còn trừ cả tiền công."

    "Chẳng phải vậy sao? Làm hỏng đồ còn phải bồi thường, mười đồng chắc gì đã đủ."

    "Bảo sao, chứ Văn Thanh làm gì có bản lĩnh kiếm được mười hai đồng nhanh thế?"

    "..."

    Lúc này, Văn Thanh và Diêu Thế Linh vừa về đến sân nhà.

    Diêu Thế Linh quay đầu hỏi: "Thím Vương trở về nói rằng con chỉ trong chốc lát đã kiếm được mười hai đồng. Con liệu mà nói rõ với người ta, mất công người ta lại đỏ mắt."

    "Nói rõ ràng gì ạ?" Văn Thanh hỏi.

    "Thì nói con không kiếm được nhiều vậy."

    Văn Thanh mỉm cười, lấy từ trong túi ra mười một đồng năm xu sáu hào. Cô đưa cho Diêu Thế Linh mười đồng: "Thực ra, con kiếm được nhiều như vậy đó."

    Diêu Thế Linh kinh ngạc: "Con lấy đâu ra đấy?"

    "Là con kiếm ạ."

    "Con kiếm thế nào?" Diêu Thế Linh hoàn toàn không tin: "Văn Thanh, không phải con lại làm chuyện gì xấu đấy chứ?"

    Văn Thanh cười ngượng, do quá khư của cô chẳng tốt đẹp gì, giờ kiếm được nhiều tiền làm mẹ nghi ngờ cũng phải thôi: "Dạ không đâu mẹ, là tiền con bán giày mà. Nếu mẹ không tin thì ngày mai có thể cùng con đến chỗ dì Tiếu hỏi."

    Diêu Thế Linh bán tín bán nghi, lại nhìn ra cổng xem xét, rồi kéo Văn Thanh vào trong nhà, đóng cửa lại, lôi kéo tay Văn Thanh nói: "Văn Thanh, con nói thật cho mẹ nghe đi, từ đâu mà con có mười đồng này? Nếu là tiền bất chính thì con mau trả lại đi, đừng để phải ngồi tù như chú hai, không hay ho gì đâu."

    Văn Thanh bị Diêu Thế Linh làm cho bật cười, không còn cách nào khác đành lấy hoá đơn đưa cho Diêu Thế Linh.

    Diêu Thế Linh biết chữ, nhìn hoá đơn xong ngạc nhiên hỏi: "Một đôi giày mà bán những sáu đồng?"

    Văn Thanh gật đầu: "Vâng, có hai người mua, tiền đều đưa trước rồi nên con mới viết hoá đơn. Hồi chiều con bán đôi giày thêu, tự con làm đế với thêu hoa luôn, con bắt đầu may từ hai ngày trước, hôm nay mang đến tiệm của dì Tiếu bán. Có khách hỏi, con nói sáu đồng, người ta không trả giá mà đồng ý mua ngay."

    "Vị khách đó đúng là có tiền." Diêu Thế Linh vui mừng xen lẫn lo lắng: "Nhưng thím Vương làm sao mà biết được? Mấy bà lại ghen tị đỏ mắt lên cho xem."

    "Mẹ, mẹ yên tâm đi, kệ cho bọn họ ghen tị, chúng ta còn phải sợ bọn họ sao? Lượng Lượng và Bằng Bằng cũng lớn rồi, với lại, con nói với người ta là con làm công cho dì Tiếu, tiền đó không phải con kiếm được."

    "Vậy thì tốt rồi. Nhưng mà từ ngày mai, con ra ngoài nhớ chú ý chút, mất công bọn họ lại để ý."

    Văn Thanh cười đáp: "Vâng ạ. Mẹ, mười đồng này mẹ cầm đi, để mua đồ ăn bồi dưỡng cho Lượng Lượng và Bằng Bằng.

    "Thôi con cất đi." Diêu Thế Linh từ chối: "Con cũng không còn nhỏ nữa, cất đi, sau này làm của hồi môn."

    Của hồi môn?

    Hai từ này động đến sự kiêng kỵ của hai mẹ con. Diêu Thế Linh đưa lại mười đồng cho Văn Thanh.

    Văn Thanh trầm mặc chốc lát nói: "Mẹ, hôm nay con gặp Kỷ Ninh Chi - em gái Kỷ Ngạn Quân, còn có bạn của anh ta là Chương Phương Phương."

    Diêu Thế Linh nhìn con gái.

    Văn Thanh lại nói: "Con đã nói rõ với Kỷ Ninh Chi, bảo cô ta về nói với anh mình, hôn ước này sẽ huỷ bỏ, bọn họ chắc sẽ không đến đây nữa đâu. Chờ làm quần áo với giày xong, con sẽ đến nói rõ ràng với nhà họ Kỷ."

    Huỷ hôn...

    Diêu Thế Linh kinh ngạc nhìn Văn Thanh, đây là Văn Thanh con bà sao? Sao nó đã nghĩ thông rồi? Không phải nó vẫn luôn theo đuổi Kỷ Ngạn Quân sao?

    "Mẹ! Chị hai! Con về rồi." Ngoài cửa truyền đến tiếng của Văn Bằng.

    "Mẹ, Bằng Bằng về rồi, con ra xem nó có nhặt đầu phấn vụn cho con không." Văn Thanh mở cửa phòng, đi ra ngoài.

    Diêu Thế Linh chưa phản ứng kịp.

    "Chị hai, đúng là chị ở nhà nha." Dáng Văn Bằng đen gầy, đầu đầy mồ hôi, nhìn Văn Thanh, cười hì hì. Từ hôm Văn Thanh làm thịt kho cải trắng, lại mua bút chì cho nó, nó hoàn toàn bị Văn Thanh "hối lộ".

    "Sao hôm nay em tan học về sớm thế?" Văn Thanh hỏi.

    "Cô giáo dạy văn nói hôm nay nhà cô phải trồng đậu, nên cô cho lớp nghỉ sớm."

    Văn Bằng lấy từ trong túi quần ra một nắm đầu phấn hồng, trắng, vàng, xanh đều có cả "Chị hai, em nhặt cả ở lớp khác đấy nha."

    Trong lòng Văn Thanh được lấp đầy bởi sự ấm áp. Vừa rồi khi nói đến chuyện huỷ hôn, trong lòng cô có chút mất mát, nhưng giờ không còn nữa.

    Cô nhận mấy mẩu đầu phấn, xoa đầu Văn Bằng "Bằng Bằng, cảm ơn em nha."

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 15/10/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Mạn Tử

    Beta: Mạn Tử
     
  10. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 9

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Văn Bằng ngoan ngoãn cười hì hì hỏi: "Chị hai, tối nay chúng ta ăn gì ạ?"

    "Em muốn ăn gì?" Văn Thanh hỏi lại.

    Văn Bằng ngẩng đầu nhìn Văn Thanh, dáng vẻ thèm ăn nói: "Chị hai, em muốn ăn mì sợi, muốn ăn.."

    "Văn Bằng."

    Văn Bằng còn chưa dứt lời, Diêu Thế Linh đã đi ra từ nhà chính ra nói: "Đi, dắt trâu ra đồng, rồi phụ mẹ trồng đậu."

    Trồng đậu?

    Văn Thanh ngẫm nghĩ một lúc mới nhớ, thường ở thôn Thủy Loan, sau khi thu hoạch lúa mạch xong sẽ bắt đầu trồng đậu. Sở dĩ lần này kéo dài đến tận giờ mới trồng đậu, là do sau khi thu hoạch lúa mạch, trời nắng nóng đất khô cằn, rồi lại đón một trận mưa lớn khiến đất nhão hết cả, nên hôm nay mọi người mới ra đồng trồng đậu được.

    Không đợi Văn Thanh phản ứng lại, Văn Bằng đã dắt trâu ra khỏi chuồng, Diêu Thế Linh cũng vào lấy lưỡi cày, bắp cày và cái ách, bắt đầu buộc cố định lên trâu, sau đó cầm túi đậu đã lựa sẵn, đặt lên người nó.

    Văn Thanh đi tới định ra phụ giúp.

    Diêu Thế Linh ngăn cản: "Thôi con ở nhà đi Văn Thanh, ngồi máy may cả ngày rồi, ở nhà nghỉ ngơi đi. Ngoài ruộng có trâu, có Văn Bằng với mẹ là đủ rồi."

    "Đúng vậy, đúng vậy, con trâu này nghe lời em lắm." Văn Bằng vừa nói vừa dắt trâu ra ngoài cổng.

    Diêu Thế Linh xách theo bình nước đi tới.

    Văn Thanh chạy theo ra cổng: "Mẹ, khi nào thì hai người về?"

    "Trời tối sẽ về!" Văn Bằng trả lời thay: "Chị hai, chị nghỉ ngơi đi nhé."

    Văn Thanh làm dao nghỉ ngơi được đây? Cảm nhận được sự ân cần của mẹ, sự quan tâm của em trai, trong lòng cô cảm thấy rất vui vẻ, ấm áp. Càng muốn khiến cho cuộc sống của bọn họ trở nên tốt hơn.

    Cô đóng cổng lại, sau đó về phòng đem đồ vừa rồi mua về ra: Đế dày da màu trắng, vải bông màu xanh nước biển, tờ giấy trắng lớn, kim chỉ, hộp đựng, cái đê.. tất cả được bày hết trên chiếc bàn đơn sơ.

    Văn Thanh bắt đầu cắt giấy trắng, chiều dài bốn thước chiều rộng bốn thước, thành một quyển sổ mười sáu trang không dày cũng không mỏng, bên trái dùng kim chỉ may lại, dùng bút chì viết ba chữ "Bản phác thảo" ở đầu trang.

    Tiếp đến, cô nhanh chóng bắt tay vào làm đôi giày mà cô gái trẻ đặt. Một khi đầu nảy ra ý tưởng về hình dáng của đôi giày, cô sẽ dừng lại để lấy bút vẽ lên quyển sổ phác thảo.

    Giày xăng đan vốn đơn giản, ngày hôm qua cô đã định hình rồi, hôm nay chỉ thêm bớt vài chi tiết. Vì vậy, Văn Thanh ngồi liên tục trước bàn, cẩn thận cắt, ghép, may. Khi cổ có cảm giác mỏi nhừ, thì đôi giày cũng đã hoàn thành. Cô nhìn trái nhìn phải, đi thử vào chân kiểm tra thấy thoải mái vừa vặn, lúc này cô mới vừa lòng. Cô hơi nắn sau gáy, thầm nghĩ dì Tiêu sẽ bán đôi xăng đan này giá bao nhiêu. Nếu bán ba đồng, thì cô sẽ có hai đồng bảy xu.

    Nghĩ đến mình có thêm hai đồng bảy xu, Văn Thanh càng vui vẻ. Cô mở chiếc hòm cũ nát, tìm ra mấy món đồ ngày xưa cô làm lúc học may vá, có đế giày và vài mẫu thêu hoa bằng máy. Có kha khá loại hoa, như hoa sen, hoa lan, hoa quế..

    Cô chọn đế giày số 37, thêu đóa hoa quế lên mặt giày màu hồng. Tiếp đó, cô làm đế giày cao hơn một chút vì người phụ nữ đó có dáng người hơi thấp.

    Se chỉ, luồn kim, sau đó đeo cái đê vào, Văn Thanh hết sức tập trung làm chiếc giày. Trời dần tối, cô chuyển bàn từ trong phòng ra ngoài sân, đến khi hoàng hôn nhuộm đỏ một góc trời, cô vẫn chăm chú làm giày.

    "Trời tối rồi, sao chị còn làm giày?" Đột nhiên giọng nói Văn Lượng vang lên.

    Văn Thanh giật mình: "Lượng Lượng, em tan học rồi à? Sao lại muộn vậy?"

    "Em ở lại quét dọn vệ sinh, đúng lúc có hai đứa đánh nhau, bọn em ra can, xong đưa một đứa về nhà nên mới về trễ." Văn Lượng giải thích.

    "Đánh nhau? Em có bị đánh không?" Văn Thanh vội vàng buông giày xuống, kiểm tra người Văn Lượng.

    Văn Lượng khẽ gạt tay Văn Thanh ra: "Có phải em đánh nhau đâu. Mà mẹ với Bằng Bằng đâu rồi?"

    Văn Thanh nhẹ nhàng thở ra một hơi: "Mọi người đi trồng đậu rồi."

    Văn Lượng treo cặp sách lên tường: "Em đi xem xem." Sau đó chạy vụt đi.

    Văn Thanh mỉm cười, hình như Văn Lượng đã bớt khó chịu với cô rồi.

    Văn Thanh ngẩng đầu nhìn sắc trời, chắc khoảng nửa tiếng nữa mặt trời lặn hoàn toàn, mẹ và Bằng Bằng nhất định là rất mệt. Cô cất đồ và bàn đi, xoay người đi đến nhà bếp rửa tay, nhào bột, cán sợi mì.

    Nói đến tay nghề nấu nướng của cô hiện tại, thì phải cảm ơn Kỷ Ngạn Quân, cũng bởi câu "Muốn có được trái tim người đàn ông, trước hết phải nắm được dạ dày của họ." Cô vì anh mà xắn tay áo xuống bếp, kết quả thì sao? Còn không phải dọa cả Kỷ Ngạn Quân với nhà họ Kỷ loạn đến gà bay chó chạy sao?

    Văn Thanh bình tĩnh, tỉnh táo trở lại, dùng chài cán bột mỏng ra, sau đó cắt thành các sợi nhỏ. Diêu Thế Linh, Văn Lượng và Văn Bằng trở về, đúng lúc Văn Thanh vừa cắt xong sợi mì.

    Văn Bằng mồ hôi đầy đầu chạy vào, vui vẻ nhảy cẫng lên: "Chị hai, là mì trắng, mì trắng kìa!"

    "Nhóc tham ăn này." Văn Thanh cười nói.

    Không đợi Diêu Thế Linh nói chuyện nha, Văn Bằng tự giác ngậm miệng, đôi mắt nhìn chằm chằm vào bát mì trắng, nuốt nước miếng.

    Lần này Diêu Thế Linh chẳng những không trách cứ Văn Thanh lãng phí bột làm mì sợi, mà ngược lại còn hỏi cô có ngon không. Lúc ăn mì, còn gắp thêm cho cô để cô ăn nhiều một chút.

    Cả nhà ăn mì "xì xụp xì xụp", ăn no đến căng cả bụng. Ngồi trong sân chờ tiêu hết thức ăn, từng người bắt đầu trở về phòng ngủ của mình. Văn Thanh vui vẻ ngồi làm giày dưới đèn dầu.

    Làm xong đôi giày lót đế da trắng cũng gần mười hai giờ, cô lên giường đi ngủ. Ngày hôm sau tinh thần vẫn tốt như vậy, Văn Thanh xách túi lên phố huyện. Đôi giày lót đế da trắng cô làm mất một ngày, bán được ba đồng ba xu, đưa cho dì Tiếu ba xu, cô còn lại ba đồng.

    Về đến nhà, cô liền đưa hết cho mẹ. Diêu Thế Linh, chờ mẹ trồng đậu xong, lúc rảnh rỗi, mẹ sẽ giúp con làm giày, cái khác thì mẹ không biết, chứ đóng đế giày thì mẹ giúp được. "

    Vốn dĩ Văn Thanh cũng muốn nhờ mẹ cùng làm giày, kiếm chút tiền vốn trước, không ngờ mẹ lại chủ động đề nghị trước.

    " Dạ được ạ, vậy tốt quá. "Văn Thanh nhanh chóng nói, rồi cẩn thận cất ba đồng vào trong túi. Cô thầm tính toán trong lòng, nếu kiếm được tiền, điều kiện sinh hoạt trong nhà sẽ tốt hơn, không phải lo ăn lo mặc, tiền học phí của các em cũng có thể giải quyết, nói không chừng cô còn có thể tiếp tục đi học, bây giờ cô mới 17 tuổi, hoàn toàn có thể tiếp tục đi học.

    Văn Thanh tràn đầy hy vọng mong chờ. Ngày mai, cô sẽ giao chiếc váy hoa và đôi xăng đan cho khách, sau đó mua mấy mảnh da trắng về làm đế giày, mua nhiều chút về làm kiếm thêm mấy đồng.

    Nào ngờ kết quả lại không được như cô mong muốn.

    Ngày hôm sau vẫn đúng giờ, cô đến cửa hàng của dì Tiếu, mang váy hoa và giày xăng đan đến cho dì Tiếu xem, dì rất hài lòng. Để có thể nâng giá lên cao thêm chút, dì Tiếu bảo Văn Thanh mang váy ra sau tiệm ủi qua đi, để váy trông phẳng phiu đẹp hơn. Suy cho cùng, cô gái lần trước là khách quen, bà có thể nói là mình giảm giá cho. Còn lần này phải tăng giá lên vài xu, nâng được bao nhiêu hay bấy nhiêu, dù sao bọn họ cũng là người có tiền.

    Văn Thanh sao lại không biết suy nghĩ này của dì Tiếu chứ. Cô cười cười, cầm chiếc váy hoa đi ra sau quầy, trải chiếc váy hoa lên trên bàn, dùng khăn hơi ẩm phủ ngay ngắn lên chiếc váy hoa, rồi cầm bàn ủi sắt ở trên bàn, đặt lên bếp lò cho nóng, đây là bàn ủi thủ công thô sơ.

    Văn Thanh vừa ủi váy qua chiếc khăn nóng, vừa nói chuyện với dì Tiếu.

    Dì Tiếu đang nói, đột nhiên cao giọng, nhiệt tình:" Hai cô gái, muốn mua gì nào? Mau vào xem đi. "

    Văn Thanh không nhìn cũng biết là có khách đến.

    " Bà chủ, chúng tôi đến lấy cái váy hoa và đôi xăng đan đã đặt. "Đột nhiên nghe thấy một giọng nói quen thuộc, Văn Thanh sững người, đây chẳng phải Kỷ Ninh Chi sao? Cô ta đến lấy váy và xăng đan? Văn Thanh nhìn chiếc váy hoa mình đang ủi. Không lẽ ba ngày trước, cô gái trẻ tuổi nói đặt cho bạn thân, ý là Kỷ Ninh Chi sao?

    Văn Thanh dỏng tai lắng nghe.

    Nghe thấy dì Tiêu và Kỷ Ninh Chi nói chuyện, dì Tiếu nói váy vẫn đang ủi ở sau quầy, phải đợt một lúc.

    Kỷ Ninh Chi nói:" Không sao, chúng cháu đợi một lát cũng được. "

    Chúng cháu? Chẳng lẽ là đi cùng Chương Phương Phương?

    " Được, chị chờ cùng em. "Quả nhiên là giọng nói dịu dàng tới mức không thể dịu dàng hơn của Chương Phương Phương.

    Chương Phương Phương vừa dứt lời, lại truyền tới một giọng nói không thể quen thuộc hơn được:" Ninh Chi, giờ anh còn có việc, lát nữa sẽ quay lại đón các em. "

    Trầm thấp, dễ nghe, lại mang theo chút lười biếng.

    Là Kỷ Ngạn Quân!

    Văn Thanh bất động.

    " Xì "một tiếng, bàn là đã làm sém khăn ẩm. Văn Thanh lập tức cảm nhận được tay mình đang nóng rát, cô vội vàng buông tay ra, tiếp theo đó là một tiếng" bụp ", bàn là rơi xuống dưới chân. May là bàn là thô sơ không duy trì nhiệt độ ổn định như bàn là điện của những năm sau, nhờ vậy nên cô không bị thương, cái váy hoa cũng không bị hỏng. Nhưng tiếng động này lại thu hút sự chú ý của dì Tiêu, Kỷ Ninh Chi và Chương Phương Phương.

    " Văn Thanh, sao thế? "Dì Tiếu nhìn vào phía sau quầy hỏi.

    Văn Thanh?

    Kỷ Ninh Chi, Chương Phương Phương sửng sốt.

    " Bà chủ, vừa rồi bà gọi ai cơ? "Kỷ Ninh Chi vội hỏi, cô nghĩ là mình nghe nhầm, cái đồ nhà quê Văn Thanh kia sao có thể ở phố huyện được.

    " À là Văn Thanh. "Dì Tiêu nói:" Cái váy hoa và đôi xăng đan mà cháu mua chính là do Văn Thanh làm. "

    " Cái gì? "Kỷ Ninh Chi và Chương Phương Phương đều kinh ngạc, là Văn Thanh sao?

    Việc đầu tiên Chương Phương Phương làm, chính là quay đầu tìm kiếm Kỷ Ngạn Quân. Đến khi chắc chắn bốn phía đều không thấy bóng dáng anh, cô ta mới âm thầm thở phào nhẹ nhõm.

    Kỷ Ninh Chi nhanh chóng bình tĩnh trở lại, nhìn về phía Chương Phương Phương nói:" Chị Phương Phương, Văn Thanh này chắc hẳn không phải Văn Thanh chúng ta quen. Nó ngoài việc ríu rít theo đuổi anh trai em, cộng với tính tình xấu đó, thì chẳng biết làm cái gì cả. Nó là cái đồ nhà quê, có khi đến ngũ cốc còn chẳng phân biệt được, chứ nói gì đến may đồ, làm giày! "

    Chương Phương Phương thầm đồng ý, cô cũng cảm thấy không có khả năng là Văn Thanh mà bọn họ quen.

    " Văn Thanh, cháu sao vậy? "Dì Tiếu đi ra phía sau quầy hỏi lại Văn Thanh.

    " Dạ không có gì đâu dì, cháu không may làm rơi bàn là thôi."Giọng Văn Thanh truyền qua tấm rèm vải ngăn cách.

    Kỷ Ninh Chi, Chương Phương Phương sững sờ.

    Thật sự là Văn Thanh?

    Quần áo mà bọn họ muốn, không đúng, phải nói là rất nhiều váy vóc và giày mà bọn họ muốn mua.. lại là do Văn Thanh làm?


    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 15/11/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Bâu Bâu

    Beta: Mạn Tử
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...