Ôn thi giữa kì 2 ngữ văn 10: Đại cáo bình Ngô

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huyền Dạ, 30 Tháng ba 2021.

  1. Huyền Dạ

    Bài viết:
    279
    I. Tác giả

    1. Tên tuổi. Nguyễn Trãi (1380-1442) : Hiệu là Ức Trai, quê oét Chí Linh- Hải Dương sau chuyển về Nhị Khê- Hà Tây
    2. Ông sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học
    3. Cha ông là Nguyễn Phi Khánh, học giỏi, đỗ Thái học sinh và làm quan dưới nhà Hồ.
    4. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
    5. Cuộc đời

    • Năm 1400 ông đỗ tiền sĩ và làm quan dưới nhà Hồ
    • Cha ông bị giặc Minh bắt sang Trung Quốc, ông nghe lời cha, quay về gia nhập nghĩa quân Làm Sơn. Sau đó ông trở thành quân sư của cuộc kháng chiến và góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến.
    • Sau khi kháng chiến kết thúc, ông thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăm hở trong công cuộc xây dựng đất nước
    • Tuy nhiên ông vẫn bị gian thần gắng ghét
    • Đến năm 1442, vụ án Lệ Chi Viên chấn động lịch sử đã vu cáo ông giết vua, tru di Tam tộc ba đời nhà ông
    • Năm 1464, hai mươi năm sau Lê Thánh Tông đã giải oan cho ông.

    1. Sự nghiệp

    Ông không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận cùng với Nguyễn Du và Hồ Chí Minh. Ông là nhà văn chính luận xuất sắc. Ông là người khai sáng cho thơ văn tiếng Việt và để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho con cháu sau này.

    • Văn chính luận: Thể hiện tinh thần trung quân ái quốc, nhân nghĩa. Có các tác phẩm như Bình Ngô đại cáo,
    • Thơ trữ tình: Thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Vd: Ức Trai thi tập
    • Ngoài ra ông còn viết nhiều tác phẩm về lịch sử, địa lý: Làm Sơn thực lục, Dư địa chí

    II. Tác phẩm

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    Tháng 1/1428, sau khi dân ta dành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết bài cáo này.

    1. Thể loại: Cáo

    Nguồn gốc: Là một thể văn nghị luận cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc

    Đối tượng: Vua, chúa, thủ lĩnh

    Nội dung: Thông báo sự kiện trọng đại, trình bày chủ trương chính trị.

    Phân loại:

    + cáo thường

    + đại cáo

    Nghệ thuật

    • thường viết bằng văn vần, văn xuôi, văn biền ngẫu
    • Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu rõ ràng

    1. Sự nghĩ nhan đề

    • Đại cáo: Bài cáo lớn
    • Bình: Dẹp yên, bình định
    • Ngô: Giặc Minh

    - > thể hiện rằng đất nước đã dẹp yên giặc Ngô.

    1. Nghệ thuật

    • kết cấu: Tuân theo kết cấu của một bài cáo
    • Lập luận: Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở để triển khai lập luận. Dẫn chứng phải đi liền với thực tiễn
    • Bút pháp tự sự, trữ tình kết hợp với bút pháp anh hùng ca
    • Hình ảnh giàu sức biểu cảm
    • Sử dụng các biện pháp tu từ đội sánh, ẩn dụ

    1. Bố cục: 4 phần

    Phần 1 (việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.. chứng cớ còn ghi) : Nêu lập trường chính nghĩa của trận chiến

    Phần 2 :(Từng nghe.. Ai bảo thần nhân chịu được) tố cáo tội ác của giặc Minh

    Phần 3 (Ta đây.. Cũng là chưa thấy xưa nay) kể lại quá trình gian khổ của trận đánh

    Phần 4 (Xã tắc từ đây vững về.. Ai nấy đều hay) tuyên bố độc lập dân tộc

    III. Tổng kết

    1. Nghệ thuật

    BNĐC là áng văn chính luận mẫu mực

    • kết cấu chặt chẽ, khoa học
    • Lập luận sắc bén, logic
    • Dẫn chứng, hình tượng phong Phú
    • Giọng điệu linh hoạt, uyển chuyển, liền hơi, liền mạch, hào sảng
    • Bút pháp tự sự, trữ tình, anh hùng ca
    • Cảm xúc chân thành

    1. Nội dung

    BNĐC đã tố cáo tội ác của giặc Minh, lược thuật tóm tắt nhưng đầy đủ 10 năm kháng chiến gian khổ

    Đồng thời cho ta thấy sự gian khổ, nằm gai nếm mật của cuộc kháng chiến

    Thể hiện tinh thần yêu nước, là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...