Ôn tập kiến thức bài bếp lửa - Tác giả bằng việt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tientien1701, 3 Tháng năm 2021.

  1. tientien1701

    Bài viết:
    38
    BẾP LỬA

    (Bằng Việt)

    1. Tác giả

    Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

    2. Xuất xứ

    Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1963, lúc tác giả đang học ngành Luật ở Liên Xô.

    3. Thể loại: Thơ tự do

    4. Nội dung

    A. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về người bà

    Bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình gợi nhớ bàn tay khéo léo, tấm lòng ấp iu chăm chút của bà - người nhóm lửa. Hình ảnh bà dâng tràn trong tình thương, nỗi nhớ. (Cháu thương bà biết mấy nắng mưa).

    B. Những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả

    - Kỉ niệm tuổi thơ với nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, vất vả trong chiến tranh.

    - Cha mẹ bận công tác xa, cháu được bà cưu mang, chăm sóc.

    - Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa.

    - Bên cạnh bếp lửa thân quen, kí ức tuổi thơ còn văng vẳng âm thanh tiếng chim tu hú.

    C. Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả

    - Hình ảnh người bà trong nỗi nhớ của tác giả, đó là người bà chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh.

    - Bếp lửa mỗi ngày bà nhóm cháy sáng từ ngọn lửa của trái tim, của tình yêu thương, của niềm tin, hi vọng bà dành cho cháu, truyền cho cháu.

    - Từ ngọn lửa của bà, cháu được nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

    - Nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: "Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!"

    - Ở nơi xa, khi đã trưởng thành, người cháu vẫn không nguôi nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa - hình ảnh thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên bước đường đời (khổ cuối).

    5. Nghệ thuật tiêu biểu

    - Hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.

    - Thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

    - Kết hợp nhuần nguyễn giữa miên tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...