Ôn luyện Sinh học 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 8 Tháng bảy 2021.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    81: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, nếu không có O2 thì 1 phân tử glucôzơ sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ATP?

    A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

    Câu 82: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở và hô hấp bằng ống khí?

    A. Thủy tức.

    B. Châu chấu.

    C. Giun đất.

    D. Cá sấu.

    Câu 83: Nếu có tổng số nucleotit bằng nhau thì loại phân tử nào sau đây thường có kích thước bé nhất?

    A. ADN mạch kép.

    B. MARN.

    C. TARN.

    D. RARN.

    Câu 84: Giả sử A, B và D là các alen trội hoàn toàn và alen a, b, d là các alen đột biến thì kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình đột biến về 2 tính tính trạng?

    A. AaBbDD.

    B. AaBBDd

    C. Aabbdd.

    D. AaBBDD.

    Câu 85: Ở loài nào sau đây, giới đực có số NST ít hơn giới cái?

    A. Ruồi giấm.

    B. Gà.

    C. Châu chấu.

    D. Người.

    Câu 86: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng NST trong tế bào?

    A. Đột biến thêm cặp A-T.

    B. Đột biến thể một.

    C. Đột biến thể ba.

    D. Đột biến tam bội.

    Câu 87: Kiểu gen nào sau đây giảm phân không đột biến sẽ luôn cho 2 loại giao tử?

    A. Kiểu gen thuần chủng.

    B. Kiểu gen dị hợp 3 cặp gen.

    C. Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.

    D. Kiểu gen dị hợp một cặp gen.

    Câu 88: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có 4 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình?

    A. AaBb × AaBb.

    B. AaBb × aaBB.

    C. AaBb × AaBB.

    D. Aabb × aaBb.

    Câu 89. Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Trong những điều kiện nhất định, giao phối không ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể.

    B. Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

    C. Chọn lọc tự nhiên có thể chỉ tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó gián tiếp tác động lên kiểu hình.

    D. Đột biến thường làm thay đổi tần số alen với tốc độ nhanh hơn so với các yếu tố ngẫu nhiên.

    Câu 90: Loại biến dị nào sau đây không làm thay đổi vật chất di truyền?

    A. Thường biến.

    B. Đột biến gen.

    C. Đột biến tam bội.

    D. Đột biến lệch bội.

    Câu 91: Quần thể nào sau đây đang cân bằng về di truyền?

    A. 0, 1AA: 0, 8Aa: 0, 1aa.

    B. 0, 2AA: 0, 6Aa: 0, 2aa

    C. 100%AA.

    D. 100%Aa.

    Câu 92: Giống nào sau đây được tạo ra bằng công nghệ gen?

    A. Dâu tằm tam bội.

    B. Cừu Đônli.

    C. Lúa gạo vàng.

    D. Vịt siêu trứng.

    Câu 93: Tổ chức nào sau đây là đơn vị tiến hóa hình thành nên loài mới?

    A. Quần thể.

    B. Cá thể.

    C. Quần xã.

    D. Hệ sinh thái.

    Câu 94. Bò sát được phát sinh ở đại nào sau đây?

    A. Đại Cổ sinh.

    B. Đại Nguyên sinh.

    C. Đại Trung sinh.

    D. Đại Tân sinh.

    Câu 95: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

    A. Độ ẩm.

    B. Vật kí sinh.

    C. Vật ăn thịt.

    D. Hỗ trợ cùng loài.

    Câu 96. Phong lan sống bám trên thân cây gỗ là mối quan hệ?

    A. Cộng sinh.

    B. Kí sinh.

    C. Sinh vật ăn sinh vật.

    D. Hội sinh.

    Câu 97: Khi nói về sự giải phóng O2 trong quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Nếu có ánh sáng thì cây sẽ quang hợp giải phóng O2.

    B. O2 được giải phóng từ pha sáng của quang hợp.

    C. Nếu có CO2 thì pha tối sẽ giải phóng O2.

    D. Nếu chu trình Canvin bị ức chế thì pha sáng vẫn giải phóng O2.

    Câu 98. Ở cừu, bộ phận nào sau đây của dạ dày có chức năng tiết enzim pepsin để tiêu hóa protein?

    A. Dạ tổ ong. B. Dạ cỏ. C. Dạ múi khế. D. Dạ lá sách.

    Câu 99: Một gen của sinh vật nhân thực có tỉ lệ G X/A T= 7/3. Số nuclêôtit loại G của gen này chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

    A. 70%. B. 35%. C. 15%. D. 30%.

    Câu 100. Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Trong cùng một quần thể, cạnh tranh cùng loài thường xuyên diễn ra.

    II. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài.

    III. Cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ cá thể của quần thể.

    IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

    A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

    Câu 101. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn có thể được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất hoặc được bắt đầu bằng sinh vật phân giải.

    II. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.

    III. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

    IV. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung.

    A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

    Câu 102. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3'GXA TAA GGG XXA AGG5'. Các côđon mã

    Hóa axit amin: 5'UGX3', 5'UGU3' quy định Cys; 5'XGU3', 5'XGX3' ; 5'XGA3'; 5'XGG3' quy định Arg; 5'GGG3',

    5'GGA3', 5'GGX3', 5'GGU3' quy định Gly; 5'AUU3', 5'AUX3', 5'AUA3' quy định Ile; 5'XXX3', 5'XXU3',

    5'XXA3', 5'XXG3' quy định Pro; 5'UXX3' quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

    A. Nếu quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi polipeptit thì các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các anticôđon theo trình tự 3'GXA UAA GGG XXA AGG5'.

    B. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí 12 thì đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nucleotit tại côđon thứ 5.

    C. Gen A có thể mã hóa được đoạn polipeptit có trình tự các axit amin là Arg – Ile – Pro – Gly – Ser.

    D. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành cặp X-G thì phức hợp axit – tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met – tARN.

    Câu 102. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Sử dụng cônsixin để gây đột biến giao tử của các cây AA, aa. Sau đó cho giao tử của cây AA thụ tinh với giao tử của cây aa, thu được F1. Tiếp tục cho F1

    Giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng cơ thể tam bội không có khả năng tạo giao tử; Cơ thể tứ bội giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng sai?

    A. F1 có 100% cây hoa đỏ.

    B. F1 có 3 loại kiểu gen.

    C. F2 có 12 kiểu gen.

    D. F2 có 9 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.

    Câu 103. Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt nhăn. Cho cây Aa tự thụ phấn được F1, biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hạt trơn F1, xác suất thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?

    A. 2/9. B. 1/9. C. 1/3. D. 4/9.

    Câu 104. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho P dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 có 4% số cá thể đồng hợp lặn về 2 cặp gen. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu ở cả hai giới đều có hoán vị gen thì tần số hoán vị là như nhau. Cho 1 cây P lai phân tích, thu được Fa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

    A. Ở Fa, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội có thể chiếm tỉ lệ 20%.

    B. Ở Fa, tổng cá thể mang kiểu hình có 1 tính trạng trội có thể chiếm tỉ lệ 84%. C. Ở Fa, loại kiểu hình lặn về 2 tính trạng có thể chiếm tỉ lệ 50%.

    D. Nếu 2 cây P có kiểu gen khác nhau thì chứng tỏ tần số hoán vị gen 20%.
     
    iamChang, Thùy Minh, Tiên Nhi4 người khác thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...