Núi là gì? Núi là là một dạng địa hình nhô cao so với bề mặt xung quanh nó, thường có độ cao trên 500m trở lên so với mực nước biển. Và là loại địa hình lồi lên rất cao trên mặt đất, có đỉnh núi, sườn núi và chân núi. Nó thường có độ cao lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu khoa học, núi được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực. Núi thường được hình thành do sự di chuyển của các mảng thạch quyển, hoặc là chuyển động tạo núi hoặc chuyển động trồi do nén ép. Các lực nén ép, nâng đẳng tĩnh, và các lực của vật liệu xâm nhập làm cho bề mặt đá nâng lên, tạo nên một địa hình cao hơn xung quanh. Độ cao của chúng có thể là đồi, nếu cao hơn và dốc hơn thì gọi là núi. Hai loại núi được tạo thành theo cách này tùy thuộc vào sự tương tác với các lực kiến tạo gồm núi uốn nếp và núi khối tảng. Các dạng tạo núi khác bao gồm núi lửa và sống núi giữa đại dương. Có ba loại núi chính gồm núi lửa, núi uốn nếp và núi khối tảng Ngoài đại dương thì núi là dạng địa hình phổ biến của Trái Đất, chiếm 52% diện tích châu Á, 36% Bắc Mỹ, 25% châu Âu, 22% nam Mỹ, 17% của Australia. Khoảng 33% bề mặt châu Âu và 24% bề mặt Trái Đất. Núi gồm có ba bộ phận: Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất). Chiều cao của núi thường được tính từ mặt nước biển. Có ba loại núi được phân loại theo độ cao: + Núi thấp: Dưới 1000m + Núi trung bình: Từ 1000m-2000m + Núi cao: Từ 2000m trở lên. Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối. + Độ cao tương đối tính từ đỉnh núi lên chân núi. + Độ cao tuyệt đối tính từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình Nếu tính về độ cao tuyệt đối thì ngọn núi Mauna Kea ở đảo Hawaii (Mỹ) là ngọn núi cao nhất thế giới. Đỉnh núi cao 4.205 m so với mực nước biển, phần chìm dưới đáy Thái Bình Dương lên đến 5.995 m. Tổng lại chính là 10.200 m trong khi Everest chỉ cao có 8.848 m. Nếu tính mốc từ tâm trái đất, Everest có độ cao 6.382, 3 km trong khi Chiborazo, ngọn núi lửa ngừng hoạt động ở Ecuador cao 6.384.4 km, và nó cũng là điểm cao nhất gần xích đạo. Nhưng trên thực tế ở Trái Đất, không có ngọn núi cao hơn đỉnh Everest nếu chỉ tính trên đất liền, với độ cao so với mặt biển là 8.840 m. Wycheproof thuộc dãy Terrick (Australia) là ngọn núi thấp nhất thế giới với độ cao 43 m. Vì thế nên có rất nhiều cuộc tranh luận nên xếp loại nó là núi hay đồi. K2 cao 8.611 m là đỉnh núi cao thứ hai thế giới thuộc dãy Karakoram. Núi nằm giáp ranh giữa khu vực Tân Cương (Trung Quốc) với Pakistan và được biết đến với cái tên "Ngọ núi hoang dã". Ngọn núi lửa còn hoạt động cao nhất thế giới là Ojos del Salado (nằm giữa Chi lê và Argentina) cao 6.887 m và nó vẫn phun trào từ 1000-1500 năm cho đến nay. Hệ thống Himalaya là dãy núi cao nhất thế giới khi sở hữu 14 đỉnh núi cao nhất thế giới và cao trên 8.000 m. Điển hình là đỉnh Everest cùng với hơn 100 ngọn núi cao trên 7.200 m. Dãy núi này đi qua bốn quốc gia: Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc và Bhutan. Andes là dãy núi dài nhất thế giới, nó chạy dọc theo bờ tây của lục địa Nam Mỹ và dài khoảng 7.242 km. Dãy núi này chạy qua bảy quốc gia: Venezuela, Colombia, Ecuador, Bolivia, Chile và Argentina Với chiều cao 26 km, cao hơn hẳn so với các ngọn núi trên Trái Đất (Andrew Fraknoi et al, 2004), núi Olympus trên Sao Hỏa hiện nay được coi là ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời. Còn núi Ulura thực chất là một hòn đá cát kết hợp ở Australia, xung quanh nó có nhiều mạch nước, hang đá, và tranh vẽ nên được UNESCo công nhận là di sản thế giới. Ngoài ra, trên thế giới có rất nhiều địa danh nổi tiếng về núi như: Ngọn núi Acaguona, đỉnh núi cao nhất Nam Mỹ, dãy Alps (An-Pơ), dãy núi chính của châu Âu, Núi Phú Sĩ, ngọn núi nổi tiếng, đẹp nhất Nhật Bản, Núi Thái Sơn, Trung Quốc, Đỉnh Núi Kilimanjaro, đỉnh núi cao nhất Châu Phi.. Theo về thời gia và đặc điểm hình thái thì ní còn được chia ra làm hai loại: Núi già và núi trẻ. Núi già được hình thành hàng trăm triệu năm và có xu hướng hạ thấp. Núi trẻ mới được hình thành vài chục triệu năm và hiện còn tiếp tục được nâng cao. Núi già thường có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng như: Dãy Uran (Châu Âu - Á), Xcăng dinari (Bắc Âu), Apalat (Bắc Mỹ).. Còn núi trẻ thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu như: Dãy Alps (An-Pơ), Himalaya, Andes.. Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất Việt Nam. Nó có nhiều đỉnh núi cao hơn 2.800 m so với mực nước biển như: Trong đó có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143 m (mệnh danh nóc nhà Đông Dương), ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090 m, Pú Luông cao 2.938 m.. Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km, rộng gần 30 km, theo hướng tây bắc- đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, kéo dài tới tận phía tây tỉnh Yên Bái. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa Sông Hồng và sông Đà. Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng không chỉ trong nước và quốc tế nổi tiếng với đỉnh Phan Xi Păng, Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Vườn quốc gia Hoàng Liên, Núi Phú Sĩ, SaPa.. Ngoài ra Việt Nam còn có một số núi nổi tiếng như: Ngọc Linh là ngọn núi cao nhất miền Nam, nơi đây có loài nhân sâm của Việt Nam rất nổi tiếng. Dãy Trường Sơn dãy núi chạy dọc đất nước, kéo dài theo miền Trung - Tây Nguyên ra tận biển. Núi Yên Tử được mệnh danh là "Đất tổ Phật giáo Việt Nam". Pu Si Lungcao 3.076m cao đứng thứ 3 ở nước ta. Bạch Mộc Lương Tử cao 3.045m được gọi tên nhiều nhất Việt Nam này giữ vai trò là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh là Lào Cai và Lai Châu. Núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn, trên đây có đến hàng trăm ngôi chùa, đền, miếu. Núi Langbiang được bao bọc bởi màu xanh bạt ngàn của mây trời, rừng núi và nước suối ĐanKia trong suốt. Núi Bà Đen cao 986 m thuộc tỉnh Tây Ninh sở hữu nhiều hang động, chùa chiền, đền miếu gắn liền với các truyền thuyết nổi tiếng. Núi Chứa Chan cao 837 m hầu như không có đường mòn dẫn lên núi..