Cách nói chuyện mặn: Nói sao cho hết nhạt?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi tiểu nữ xinh đẹp, 17 Tháng tư 2020.

  1. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    Nói Sao Cho Hết Nhạt?

    [​IMG]

    1. Đồng cảm.

    Trước hết, bạn cần học cách lắng nghe người khác, bỏ cái thói quen chốc chốc lại nói năng bạt mạng đi, tập trung vào đôi tai mình, quan sát, đánh giá tâm trạng của đối phương

    - Đưa ra biểu cảm phù hợp. Ví dụ nếu đối phương có chuyện vui (bạn của bạn mới mua 1 chiếc áo chẳng hạn), bạn hãy thể hiện mình đang chia vui cùng cô ấy, không cần phải nói ra điều ấy, chỉ cần thực hiện hành động miễn sao cô ấy biết mình giống như cô ấy.

    2. Ứng dụng công thức: What (cái gì), where (ở đâu), why (tại sao), who (ai), when (bao giờ)..

    Đây là 5 công thức mà tôi tin rằng chỉ cần bạn áp dụng đúng thì câu chuyện sẽ chẳng còn đi vào bế tắc hay "thiếu muối" nữa.

    Cụ thể, bạn cần nắm rõ 5 câu hỏi trên, không nhất thiết hỏi theo trình tự nhưng hãy luôn áp dụng nó bất cứ khi nào có thể.

    Quay lại ví dụ kia nhé, sau khi tỏ ra là mình "đồng cảm" với cô ấy rồi, bạn có thể tiếp nối câu chuyện bằng cách hỏi cô ấy: "Ủa, thế áo này mua đâu vậy?" Sau khi cô ấy nói địa điểm abcxyz ra, hãy tiếp tục: "Mà bảo nè, bà thích màu trắng hả? Thế còn cái nào màu khác kiểu abcxyz không, bảo tôi". Tin tôi đi, ngay lập tức đối phương sẽ trở nên hào phóng mà đưa ra đủ thứ lời khuyên cho bạn. Nói không chừng lần sau cô ấy còn dẫn bạn đi tận nơi để mua nữa ấy.

    Nói tóm lại, bạn cần có sự quan sát đối phương, từ đó nắm lấy ý chính câu chuyện mà khéo léo đặt ra câu hỏi để đối phương tự bày tỏ quan điểm.

    3. Ứng dụng công thức 1/3.

    Để cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sôi nổi hơn là việc chăm chăm đặt câu hỏi cho người ta, hãy nhớ rằng:

    - Hãy nói những gì mình biết

    - Cái gì không biết thì thừa nhận không biết, chứ đừng có nói dóc, nói phét, nói bừa còn hơn không nói. Như vậy chỉ khiến bạn "kém duyên" hơn chứ chẳng khiến người ta có thiện cảm với bạn. - Tạo sự thể hiện cho đôi phương. Ai cũng thích được thể hiện bản thân chứ không phải là đi theo hướng của người khác. Vậy nên lần sau nói chuyện nhớ để ý tâm trạng đối phương nhé.

    4. Thể hiện quan điểm theo quy tắc 1/3 nghĩa là đối phương nói 3 lần thì ta sẽ nói 1 lần.

    Đọc đến đây, nhiều bạn sẽ nghĩ: "Ơ, vậy chán chết". Bình tĩnh nào, đọc xuống dưới rồi nghe tôi phân tích tiếp nhé.

    Khi bạn rút ngắn thời gian nói của mình lại đồng nghĩa việc bạn sẽ lắng nghe nhiều hơn. So với việc vội vã đưa ra ý kiến cá nhân mình thì việc này còn giúp ta có nhiều thời gian để quan sát, suy nghĩ nhiều gấp 3 lần bình thường đấy. Như vậy sẽ tránh việc "miệng nhanh hơn não" lắm lúc có hối chẳng kịp. Không chỉ vậy, bạn còn có thể bày tỏ quan điểm cá nhân mình nếu muốn.

    Để tôi nói rõ hơn nhé, vẫn là ví dụ trên kia sau khi cô bạn đã tư vấn cho bạn nghĩa là nêu ra quan điểm cô ấy, bạn có thể nói: "Màu này cũng đẹp đó. Mà nói nghe nè, sao bà không mua cái màu tối tối ấy, mai mốt có bụi dính vào trông đỡ bẩn".. Như vậy bạn vừa có thể thể hiện quan điểm của mình mà không khiến người ta cảm thấy khó chịu.

    Chốt lại: Không nói nhiều, nói ít nhưng nói đúng nơi, dùng từ đúng chỗ.

    5. Đừng cho người khác lời khuyên khi họ không yêu cầu.

    Khi bạn nghe câu chuyện người khác, bạn chắc hẳn sẽ có quan điểm riêng phản bác, nhìn thấy lỗi sai của họ. Nhưng nhớ nhé, ai có sự tự tôn nhất định, dù biết điểm xấu của họ nhưng không nhất thiết cần nói ra

    Mà cho lời khuyên chưa chắc cho đúng. Đừng quên họ hiểu họ nhất chứ không phải bạn. Bạn mới chỉ lắng nghe người ta nói có vài phút mà đã có ý đưa ra đủ loại lời khuyên cuộc đời người ta rồi. Vậy sao bảo người ta không muốn nói.

    Ngoài ra, trong quá trình nói chuyện, đừng quên câu chuyện cười nho nhỏ để cuộc nói chuyện thú vị hơn. Muốn vậy thì phải chọn thời điểm phù hợp mà kể chuyện.

    Chúc bạn thành công.

    Nguồn: nghetthuatgiatiep. Ig
     
    Hạ Quỳnh Lamminhanh2003 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...