Trắc nghiệm: Tản Viên từ Phán sự lục - Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 31 Tháng mười hai 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Trắc nghiệm: Tản Viên từ Phán sự lục - Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức

    Tri thức ngữ văn:

    Trắc nghiệm: Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên

    Câu 1: Nhận xét nào dưới đây về Nguyễn Dữ là không chính xác:

    A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì lui về ở ẩn.

    B. Ông là tác giả truyện truyền kì mạn lục nổi tiếng nhất thời kì văn học trung đại Việt Nam.

    C. Ông chưa rõ năm sinh, năm mất, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

    D. Ông sống vào khoảng thế kỉ XVI.

    Câu 2: Đặc điểm nổi bật của truyền kì?

    A. Cốt truyện mang màu sắc dân gian hoặc dã sử

    B. Nhân vật được giới thiệu có quê quán rõ ràng để tạo độ minh xác cho câu chuyện.

    C. Sự kết hợp giữa yếu tố kì và yếu tố thực

    D. Lời văn đan xen giữa văn xuôi và thơ

    Câu 3: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại truyện truyền kì

    A. Thánh Tông di thảo

    B. Truyền kì mạn lục

    C. Truyền kì tân phả

    D. Hoàng Lê nhất thống chí

    Câu 4: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ bao gồm bao nhiêu truyện

    A. 16

    B. 18

    C. 20

    D. 22

    Câu 5: Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là:

    A. Tập sách ghi chép những chuyên kì lạ và được lưu truyền.

    B. Tập sách ghi chép những điều hoang đường.

    C. Tập sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ và được lưu truyền.

    D. Tập sách ghi chép những điều kì lạ.

    Câu 6: Tên phiên âm của Chuyện chức phá sự Đền Tản Viên

    A. Tản Viên từ Phán sự lục

    B. Tản Viên từ Phán sự

    C. Tản Viên Phán sự lục từ

    D. Chuyện Phán sự từ Tản Viên

    Câu 7: Truyền kì mạn lục a đời vào thế kỉ nào?

    A. XV

    B. XVI

    C. XVII

    D. XVIII

    Câu 8: Nhận định nào đúng về Truyền kì mạn lục?

    A. Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện, được viết bằng chữ Hán với văn phong trau chuốt, cuối mỗi truyện đều có lời bình.

    B. Truyền kì mạn lục gồm 11 truyện, được viết bằng chữ Hán với văn phong trau chuốt, cuối mỗi truyện đều có lời bình.

    C. Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện, được viết bằng chữ Nôm với văn phong trau chuốt, cuối mỗi truyện đều có lời bình.

    D. Truyền kì mạn lục ra đời vào thế kỉ XVIII, gồm 20 truyện, được viết bằng chữ Hán với văn phong trau chuốt, cuối mỗi truyện đều có lời bình.

    Câu 9 : Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên thuộc nhóm truyện viết về:

    A. Đề tài nho sĩ

    B. Đề tài người phụ nữ

    C. Đề tài tình yêu

    D. Đề tài chiến tranh.

    Câu 10: Những lời kể nào giúp người đọc có được hình dung ban đầu về tính cách nhân vật Ngô Tử Văn?

    A. Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang.

    B. Chàng vốn khảng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.

    C. Tử Văn rất là tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền.

    D. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả.

    [​IMG]

    Câu 11: Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật Tử Văn được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đế cuối tác phẩm là gì?

    A. Cương trực, khảng khái.

    B. Ngất ngưởng, khinh bạc

    C. Điềm tĩnh, tự tin

    D. Tài hoa, hào hiệp.

    Câu 12: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngô Tử Văn đốt đền vì :

    A. Vì muốn diệt trừ cái ác, đem lại cuộc sống yên bình cho dân

    B. Vì không tin vào điều mê tín, dị đoan

    C. Vì muốn thể hiện thái độ cao ngạo của mình.

    D. Vì muốn giúp đỡ viên Thổ công.

    Câu 13: Ở đoạn mở đầu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn dắt người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử Văn đốt đền. Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?

    A. Tạo bất ngờ, kịch tính và gây hồi hộp ngay từ đầu.

    B. Tạo ấn tượng rõ rệt và gây sự chú ý đặc biệt đến người đốt đền.

    C. Tạo một mối hoài nghi, hoang mang lớn trong lòng người đọc

    D. Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ dòng đầu.

    Câu 14: Sau khi đốt đền, hồn ma tên tướng giặc đến gặp Tử Văn đòi dựng lại đền và đe dọa chàng, Tử văn có thái độ như thế nào trong lần đối mặt này?

    A. "tắm gội chay sạch, khấn trời"

    B. "vung tay không cần gì cả"

    C. "lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường"

    D. "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên".

    Câu 15: Ông già "áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh" đến gặp Tử Văn lúc chiều tối là ai? đến để làm gì?

    A. Thổ thần đến thuật lại sự việc, bày Tử Văn cách đối phó.

    B. Tên hung thần đến đòi Tử Văn dựng lại đền, đe dọa Tử Văn.

    C. Hai tên quỷ sứ, đến lôi Tử Văn đi rất gấp.

    D. Viên Phán sự đền Tản Viên, đến bày Tử Văn cách đối phó.

    Câu 16: Tính cách khảng khái, cương trực của Tử Văn không thể hiện qua chi tiết nào sau đây:

    A. Tử Văn tắm gội chay sạch, khấn trời

    B. Tử Văn đốt đền

    C. Tử Văn "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" khi tên hung thần kết tội , bắt xây lại đền và đe dọa Tử Văn.

    D. Tử Văn đối chất với tên hung thần bằng " lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào".

    Câu 17: Cảnh cõi âm rùng rợn được miêu tả: "gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương, mấy vạn quỷ dạ doa mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác" có tác dụng:

    A. Tăng sự hấp dẫn cho câu chuyện.

    B. Tô đậm thêm kịch tính và góp phần khắc họa tính cách gan dạ của Tử Văn.

    C. Tăng tính rùng rợn cho câu chuyện.

    D. Giúp người đọc hình dung rõ hơn về thế giới cõi âm.

    Câu 18: Tong cuộc xử kiện ở Minh ty, tình thế ban đầu của Tử Văn như thế nào?

    A. Tử Văn bị Diêm Vương kết tội, tình thế bất lợi.

    B. Tử Văn bị đày xuống ngục Cửu U, tình thế tuyệt vọng.

    C. Tử Văn bị tên hung thần áp đảo, tình thế bị động.

    D. Tử Văn một thân một mình dự kiện, tình thế đơn độc.

    Câu 19: Trước Diêm Vương đầy quyền lực , Tử Văn có thái độ như thế nào?

    A. Lo sợ, khiếp đảm

    B. Cam chịu, phục tùng

    C. Cứng cỏi, bất khuất

    D. Mềm mỏng, nịnh nọt.

    Câu 20: Trong cuộc đối mặt với tên hung thần ở Minh ty, Tử Văn đã phản công như thế nào?

    A. Tử Văn kể lể, kêu oan.

    B. Tử Văn nhờ có Thổ thần giúp đỡ, nên không cần làm gì cả.

    C. Tử Văn nhờ người đến đèn Tản Viên chứng thực.

    D. Tử Văn "bèn tâu trình đầu đuôi như lời thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào"; sau đó xin cho tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực

    Câu 21: Dòng nào không phải ý nghĩa chiến thắng của Ngô Tử Văn?

    A. Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.

    B. Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn bạo, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi danh vị cho thổ thần đất Việt (đề cao tinh thần dân tộc).

    C. Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, đồng thời thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

    D. Khẳng định thành quả của sự liều lĩnh, bất chấp hung thần, ma quỷ.

    Câu 22: Ý nghĩa phê phán của truyện hướng đến đối tượng nào?

    A. Diêm Vương xử kiện hồ đồ.

    B. Thổ thần nhu nhược, cam chịu.

    C. Hồn ma tên tướng giặc và hiện thực bất công, quan tham lộng hành.

    D. Người dân nô lệ, phục tùng, chỉ biết cúng tế cho linh hồn tên giặc.

    Câu 23: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, chi tiết nào không là chi tiết hoang đường kì ảo?

    A. Chi tiết Bách hộ đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền.

    B. Chi tiết Tử Văn thấy khó chịu, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét sau khi đốt đền.

    C. Chi tiết lũ quỷ Dạ Xoa đến dẫn Tử Văn xuống âm phủ.

    D. Chi tiết viên Thổ công đến nói với Tử Văn sự thực.

    Câu 24: Ý nghĩa nào đúng với chức Phán sự trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ?

    A. Quan đứng đầu một tổng.

    B. Quan xem xét cho vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án.

    C. Chức quan trông coi việc xử án thời xưa.

    D. Chức quan võ cấp thấp thời xưa.

    Câu 25. Dòng nào sau đây thể hiện tinh thần dân tộc của truyện:

    A. Truyện ca ngợi sự cứng cỏi, dám đấu tranh đến cùng với cái ác của người trí thức đất Việt, đồng thời hạ bệ uy danh của kẻ thù xâm lược.

    B. Truyện ngầm phản ánh thế giới thực của con người, với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che giấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt.

    C. Truyện thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

    D. Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ muốn nhắn nhủ mọi ngưới hãy dũng cảm đấu tranh đến cùng với cái ác, cái xấu.

    Câu 26: Ý nghĩa chi tiết Tử Văn chết để nhận chức phán sự:

    A. Thể hiện Tử Văn là người ham chức tước.

    B. Thể hiện Tử Văn là người coi thường sự sống.

    C. Thể hiện sự hi sinh cao cả của Tử Văn, chàng sẵn sàng chấp nhận cái chết để tiếp tục làm việc nghĩa, đem lại yên bình cho nhân dân.

    D. Thể hiện triết lí "có công mài sắt, có ngày nên kim".

    Câu 27: Lời bình cuối truyện là lời của ai? có ý nghĩa như thế nào?

    A. Lời bình của nhân vật Ngô Tử Văn, khuyên mọi người nên cứng cỏi.

    B. Lời bình của tác giả, khuyên kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

    C. Lời bình của tác giả, khuyên kẻ sĩ không nên cứng cỏi quá, vì "cứng quá thì gãy".

    C. Lời bình của nhân vật Diêm Vương, khuyên kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

    Câu 28: Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên "xe quan Phán sự" và việc người đời sau truyền nhau về "nhà quan Phán sự", tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

    A. Nhấn mạnh tính chân thật của câu chuyện, tạo niềm tin về câu chuyện thực sự đã xảy ra chứ không phải là hoàn toàn hư cấu.

    B. Nhấn mạnh cuộc sống giàu sang, uy quyền của Ngô Tử Văn sau khi nhận chức quan Phán sự.

    C. Nhấn mạnh sự hoang đường của câu chuyện.

    D. Cả A, B, C

    Câu 29: Nội dung chính của chuyện "Chức phán sự đền Tản Viên"?

    A. Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân

    B. Đề cao vai trò của thần linh trong việc cứu giúp con người

    C. Bài học nhân sinh về chính – tà, thiện ác

    D. Phê phán hiện thực xã hội bất công.

    Câu 30. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của truyện:

    A. Kết hợp giữa yếu tố kì và yếu tố thực

    B. Cốt truyện li kì, giàu kịch tính

    C. Lời văn trau chuốt - "thiên cổ kì bút"

    D. Miêu tả nội tâm nhân vật

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1A; 2C; 3D; 4C; 5C; 6A; 7B; 8A; 9A; 10B;
    11A; 12A; 13C; 14D; 15A; 16A; 17B; 18A; 19C; 20D;
    21D; 22C; 23B; 24C; 25A; 26C; 27B; 28A; 29A; 30D
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...