NLXH Vẻ đẹp nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi sadie123, 3 Tháng mười hai 2021.

  1. sadie123

    Bài viết:
    19
    Với người Việt Nam, văn học dân gian là nguồn sữa trong lành, là tuổi thơ nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru ầu ơ dân tộc. Nói đến truyện dân gian cùng với những giá trị vĩnh hằng của nó, ta không thể không nhắc đến truyện cổ tích. Ra đời trong xã hội có sự phân hóa giai cấp tuyện cổ tích không chỉ là những câu chuyện giải thích hiện tượng tự nhiên xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mà còn là tiếng lòng của những cảnh đời, những nhân vật bị áp bức trong xã hội. Tấm Cám là câu chuyện cổ tích hết sức quen thuộc mà có lẽ ai cũng từng một lần được nghe kể. Với nhiều tình tiết bi thảm, éo le dữ dội câu chuyện đã phản ánh cuộc đời đấu tranh khốc liệt giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong cuộc đời. [không chỉ ở xã hội xưa mà ngày nay vẫn luôn tồn tại]

    Mâu thuẫn này không chỉ diễn ra trong khoảng thời gian cố định mà nó đã ngấm ngầm nảy sinh ngay từ lúc dì ghẻ thay quyền người mẹ yểu mệnh đáng thương của Tấm. Cô bé mồ côi tội nghiệp vấp phải cái quy luật nghiệt ngã nghìn đời:

    "Mấy đời bánh đúc có xương

    Mấy đời mẹ ghẻ có thương con chồng"

    Tấm là nạn nhân của chế độ phụ quyền: Khi mà bố mẹ đã qua đời cả thì mọi quyền hành đều thuộc về tay dì ghẻ. Suy cho cùng thì gia đình chính là nguồi gốc của mọi khổ đau bủa vây lấy đời Tấm. Gia đình không là mái ấm! Vừa là phận gái, vừa mồ côi, vừa chịu thế con riêng của chồng, nên cái tủi nhục của Tấm

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...