NLXH: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình...NLXH

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An Nam, 5 Tháng chín 2021.

  1. An Nam

    Bài viết:
    185
    NLXH: Trong truyện ngắn "Buổi học cuối cùng" (Ngữ văn 6, tập hai), nhân vật thầy giáo Ha- men đã nói: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù". Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

    Dàn bài:

    1. Giải thích, phân tích

    "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù". Với cách nói so sáng, giàu hình ảnh, câu nói đã khẳng định một chân lí bất diệt đối với mọi dân tộc trên thế giới. Tiếng nói dân tộc chính là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức, giữ vững được tiếng nói là nắm vững chìa khóa giải thoát gông xiềng, nô lệ.

    - Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước.

    - Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

    - Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hóa của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hết là giữ vững được bản sắc văn hóa riêng. Văn hóa lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc.

    - Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc "ăn nhờ ở đậu" sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả các cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hóa lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một sức mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.

    2. Phân tích, chứng minh

    Tình yêu tiếng Việt của người Việt, của dân tộc Việt là một minh chứng hùng hồn cho chân lí sáng ngời đó. Tiếng Việt có lịch sử của đời sống tư tưởng, tâm hồn, tình cảm người Việt, là lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước kiên cường, bất khuất.

    - Một nghìn năm Bắc thuộc, khi đất nước bị các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp đô hộ, thực hiện chiến dịch đồng hóa, bắt nhân dân ta học chữ Nho. Hay một trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ, thực hiện chính sách đồng hóa theo lối Tây học, Âu hóa. Vậy mà tiếng Việt vẫn được bảo tồn, lưu giữ..

    - Tiếng Việt vẫn "sống", sống trong lời ăn tiếng nói giản dị hằng ngày của nhân dân, sống trong những câu ca dao, làn điệu dân ca ấm áp ân tình, thủy chung, sống trong những trang thơ thuần Nôm của cụ Nguyễn Du, trong những vần thơ lãng mạn của trí thức Tây học..

    - Vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói dân tộc khác. Nguyễn Trãi nhấn mạnh người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ để làm loạn ngôn ngữ nước nhà. Hồ Chí Minh đã từng phê phán bệnh nói chữ: "Của mình có mà không dùng lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?"..

    * Phê phán quan niệm lệch lạc

    - Tình trạng thay thế những từ "xin lỗi, cảm ơn, đồng ý.." có sắc thái biểu cảm và cấp độ nghĩa thật phong phú và tinh tế bằng những từ "sorry, thank you, ok.." một cách thật tùy tiện, mọi lúc, mọi nơi của một số bạn trẻ.

    - Những con số "báo động tình trạng sử dụng sai tiếng Việt" trên google; hoặc nhiều bạn trẻ vẫn vô tư sáng tạo ra những thứ ngôn ngữ không có trong từ điển, vẫn vô tư chêm vào những câu tiếng Anh, tiếng Hoa, nửa tây, nửa ta một cách tự do, vô ý thức..

    - Thói quen sử dụng tiếng nước ngoài, từ suy nghĩ nói như thế này mới là "sàng điệu", mới đúng một, từ thái độ coi thường hoặc thiếu ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

    3. Bàn luận mở rộng

    - Nhận thức rõ tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ (không chập nhận sự pha tạp, lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài, không chấp nhận những cách nói thiếu văn hóa, thiếu lịch sự trong giao tiếp).

    - Tiếp thu tinh hoa ngôn ngữ nước ngoài "trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc tinh hoa của nó" (Phạm Văn Đồng).

    - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". Trách nhiệm này thuộc về tất cả mọi người nhưng đặc biệt đối với thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta cần phải biết yêu và quý trọng tiếng Việt, phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, bảo vệ tiếng Việt, có ý thức về sự phát triển của tiếng Việt.
     
    Porcus Xu thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...