Đề bài: Viết một đoạn văn NLXH bàn về sự cống hiến Peter Marshall – Giáo của Thượng nghị viện Mỹ từng nói: "Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến". Cống hiến là đóng góp công sức, đóng góp những thứ từ bình thường đến quý giá cho sự nghiệp chung của mọi người, của đất nước. Suy rộng hơn, cống hiến chính là góp phần xây dựng thế giới ngày một văn minh, tân tiến hơn. Người biết cống hiến được tôn trọng và kính nể rất nhiều. Bởi khi ta biết cống hiến, chính là lúc ta biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Biết hi sinh lợi ích của mình vì cộng đồng. Để làm được điều này, ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới, tránh xa những nông cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. Việc cống hiến còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn, như biết bao dung hơn, trở thành người quảng đại hơn, yêu thương con người nhiều hơn. "Cống hiến" - hai chữ với hai thanh sắc- khiến ta liên tưởng đến điều gì lớn lao, xa xăm, ta nghĩ chỉ những người xuất chúng mới có khả năng cống hiến cho nhân loại. Như những sáng tạo, những phát minh, tìm kiếm khoa học được đánh giá cao của Mark Zuckerberg – ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới – Facebook; Marie Curie với phát hiện vĩ đại cho nền công nghiệp phóng xạ – Uranium. Nhưng chữ "cống hiến" cũng rất đời thường. Đó là sự chăm chỉ lao động cùa người nông dân, là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ. Phải chăng đó là hình ảnh giản dị của anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long, là các anh lính biên phòng hay hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ bình yên cho đất nước. Và cao hơn cả cống hiến, chính là đức hy sinh. Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng, được độc lập tự do. Từ đó, nhắc nhở bản thân mỗi chúng ta phải biết sống vì mọi người, sống vì đất nước, dân tộc và: "Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay" Copy từ bài này