NLXH: Bài Học Về Lòng Khoan Dung Và Tinh Thần Trách Nhiệm Qua Câu Chuyện Vị Thiền Sư Và Chú Tiểu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thích Vị, 4 Tháng bảy 2021.

  1. Thích Vị Tác giả tự do

    Bài viết:
    23
    [​IMG]

    (Nguồn: Internet)

    Vị thiền sư và chú tiểu

    Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát sân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch nghợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.

    Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.

    Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì?


    .. xXx..

    Nhà triết học Hy Lạp Aristoteles từng nói: "Người dạy dỗ trẻ thơ đáng trọng hơn người sinh thành chúng; bởi người sau chỉ trao sinh mệnh, còn người trước trao nghệ thuật sống tốt". Quả thật là như thế, người giáo dục và những gì họ làm đều sẽ trở thành tấm gương lớn cho thế hệ đi sau. Vì thế, người giáo dục thường đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của mỗi người. Họ phải có đủ những đức tính và phẩm giá cao thượng của một người thầy chuẩn mực. Điển hình qua câu chuyện "Vị thiền sư và tiểu chủ", ta có thể thấy được điều đó.

    Câu chuyện kể về một chú tiểu ham chơi trốn ra khỏi chùa và bị thiền sư biết được. Tuy nhiên, ngài không la rầy hay trách phạt nặng nề mà chỉ nhẹ nhàng bảo chú tiểu quay về. Thông qua truyện ngắn, ta có thể dễ dàng nhận ra những đức tính mà thiền sư đang có, đó đồng thời cũng là những phẩm chất quan trọng của một người thầy. Khi biết chuyện, thiền sư đã làm ra hai hành động. Trước hết, ngài "không nói với ai mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó" và để vai mình làm điểm tựa cho học trò. Đó gọi là tinh thần trách nhiệm là thái độ của một người với công việc và nhiệm vụ của họ, mức độ ý thức trách nhiệm của sẽ một người quyết định sự thành công của họ cũng như uy tính đối với những người xung quanh. Suy cho cùng, chú tiểu vẫn được xem là học trò của thiền sư và nếu cậu ấy có hành vi sai lầm nào cũng đều do ngài không biết cách dạy dỗ tốt mà thành. Tiếp đến, thiền sư ôn tồn mà nói với chú tiểu: "Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi". Theo tâm lý học, một người phạm sai lầm khi đứng trước người thầy của mình thường có cảm giác rất sợ hãi, tay chân sẽ lạnh đi và hoang mang không biết phải làm thế nào. Bởi họ bị một áp lực vô hình đè lên người, nó xuất phát từ nỗi sợ hãi và sự hổ thẹn trong lòng. Biết được điều đó, thiền sư không hề trách phạt cậu. Câu nói như một lời vỗ về tâm hồn đang căng cứng sợ hãi của chú tiểu. Ta gọi đây là đức khoan dung và lòng từ bi trong Phật pháp và cũng là một phẩm chất đang trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Sai lầm là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn trưởng thành của mỗi con người và người lớn thường có xu hướng la mắng, quát tháo để lại ám ảnh lớn trong tâm lý những đứa trẻ. Đứng trước điều này, vị thiền sư đã dùng tính trách nhiệm và sự khoan dung của mình để cảm hóa chú tiểu. Hành động này không chỉ làm tăng sự hổ thẹn trong lòng cậu mà còn khiến cậu càng thêm kính trọng vị sư thầy của mình và ghi nhớ mãi mãi bài học ấy. Giống như Tiểu thuyết gia Edward Bulwer Lytton từng nhận xét: "Người thầy tốt nhất là người thầy khơi gợi chứ không giáo điều và truyền cho học trò mình mong muốn tự dạy bản thân". Ta có thể nói, khoan dung và trách nhiệm là hai đức tính quan trong không thể thiếu của một người thầy và nó đồng thời cũng là bài học làm người mà vị thiền sư gửi gắm cho chúng ta qua câu chuyện của mình.

    Jack Canfield từng nói: "Nếu bạn muốn thực sự thành công bạn sẽ phải từ bỏ việc đổ lỗi, phàn nàn và hoàn toàn chịu trách nhiệm với cuộc đời mình". Gánh vác trách nhiệm là một vấn đề được đặt ra từ rất lâu về trước. Mỗi con người sinh sống đều phải ăn, ngủ, nghỉ, làm việc, sinh hoạt.. và ta đều phải chịu toàn bộ trách nhiệm về những việc mình đã làm. Điều này thường được xét vào phạm trù ý thức. Ví dụ như câu chuyện "Vị thiền sư và tiểu chủ" đã đề ra, vị thiền sư có thể bỏ mặc chú tiểu nhưng ông vẫn gánh trách nhiệm về mình. Tuy nhiên, ở một số vấn đề nghiêm trọng hơn, trách nhiệm sẽ được đưa vào phạm trù pháp luật. Những kẻ thủ ác, người tham cái lợi lớn mà hại người lương thiên thường sẽ được pháp luật trừng trị như một cách họ phải gánh vác mọi hành vi mình đã làm. Về cơ bản, tinh thần trách nhiệm là yêu cầu tối thiểu chúng ta cần phải có, nó đơn giản từ những việc học bài, lỡ tay làm vỡ đồ của người khác đến những công việc to lớn mà sau này chúng ta phải gánh vác. Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp con người trở nên trưởng thành, đáng tin và tạo dựng được uy tín của bản thân đối với xã hội. Hơn thế, tinh thần trách nhiệm không chỉ nằm ở việc ta nhận sai mà còn phải biết sửa sai và khắc phục lỗi lầm, hành vi sai lệch. Ngoài ra, con người không chỉ có trách nhiệm với bản thân, xã hội mà còn phải có trách nhiệm với môi trường. Ta có thể thấy thời gian gần đây môi trường, khí hậu ngày càng trở nên xấu đi. Nhiều vụ cháy trừng, dịch bệnh đều xảy ra vô cùng nghiêm trọng và đỉnh điểm là dịch viêm phổi Corona vẫn đang bùng phát. Tất cả điều trên mỗi chúng ta đều phải có một phần trách nhiệm. Bởi lối sống cẩu thả, ít quan tâm đến các vấn đề sinh thái, môi trường, con người đã xã rác, săn bắt thú rừng, đốn cây, thải khí độc ra biển cả, không khí một cách vô tội vạ đã dẫn đến hiện trạng ngày nay. Và điều mà ta cần làm chính là thừa nhận trách nhiệm và nhanh tay cứu lấy môi trường bằng những hành động thực tế.

    Tuy nhiên, trách nhiệm không phải là thứ duy nhất mà một con người cần có. Phu nhân Abigail Adams từng nói: "Trách nhiệm lớn lao đòi hỏi đức hạnh lớn lao". Ngoài trách nhiệm, chúng ta còn cần có một trái tim biết yêu thương và khoan dung. Nếu nói trách nhiệm là lý trí giúp ta thanh tỉnh thì khoan dung là trái tim giúp sưởi ấm tâm hồn. Mỗi người chúng ta ai cũng đều muốn được yêu thương chiều chuộng vì thế cũng đừng ngần ngại mà yêu thương khi ai đó phạm phải sai lầm. Trong một câu chuyện khác của nhà Phật có viết rằng: "Một chú tiểu đến và nói với sư phụ của mình:

    - Sư phụ ơi, con bị người ta nói xấu!

    Vị sư phụ ấy đáp:

    - Ừ thì con xấu nên người ta mới nói con.

    - Nhưng họ nói không đúng sự thật, họ vu oan con.

    - Vậy họ sai rồi, họ thật đáng thương.

    - Con mới là người đáng thương chứ sư phụ?

    Nghe vậy, vị sư phụ mỉm cười xoa đầu chú tiểu:

    - Là họ. Bởi vì họ phải mất công suy nghĩ để nói xấu con và họ phải khổ công nói dối mãi. Con không thấy họ làm như vậy rất mệt mỏi sao?"

    Qua câu chuyện trên, ta có thể thấy giận dỗi những chuyện không đáng có đôi lúc sẽ khiến ta càng thêm nhọc lòng nhưng không có lợi ích gì. Có một số chuyện, nếu ta có thể tha thứ thì cứ tha thứ, chỉ cần ta không thẹn với lương tâm chính mình là được. Và đôi khi, sự tha thứ và lòng khoan dung của chính chúng ta sẽ khiến cho mọi chuyện trở nên tốt đẹp và đem lại nhiều lợi ích hơn cho tất cả mọi người. Tổng thống thứ sáu của Hoa Kỳ - John Quincy Adams: "Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là một người lãnh đạo".

    Tuy nhiên, có đôi lúc tinh tần trách nhiệm quá cao hay sự khoan dung thái quá sẽ khiến mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn. Đôi lúc, ta cần buôn bỏ một số trách nhiệm không cần thiết trên vai để bản thân có thể được nghỉ ngơi. Tính trách nhiệm quá cao sẽ khiến ta cảm thấy vô cùng mệ mỏi và áp lực với những công việc ta đang làm và có thể gây tổ hại đến sức khỏe chúng ta. Ngoài ra, lòng khoan dung tha thứ có thể có nhưng không thể quá nhu nhược. Nhà văn đoạt giải Nobel Văn học năm 1929 - Paul Thomas Mann nhận xét: "Lòng khoan dung trở thành tội lỗi khi dành cho cái ác". Ta có thể khoan dung cho con cái, bạn bè, học trò.. nhưng truyệt đối không thể khoan dung cho kẻ ác. Tội ác là thứ cần được trừng trị một cách thích đáng không khoan thứ dù bất cứ nguyên nhân nào. Hơn thế, ta cần phê phán những ai thiếu tinh thần trách nhiệm cũng như quá cố chấp, không có lòng vị tha. Bởi họ sẽ khiến bản thân ngày càng khô khan, cộc cằn mà mất đi sự thư thái vốn có của mỗi con người.

    Khổng Tử từng nói: "Một cuốn sách tốt, một lời nói hay có thể làm điều thiện, song một tấm gương lành thuyết phục trái tim hùng biện hơn". Mỗi người sinh ra không chỉ là nguyên bản cho chính mình mà còn là tấm gương cho thế hệ đi sau. Vì thế, mọi suy nghĩ, thái độ và hành động của chúng ta đều ít nhiều ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hay giữ cho mình một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để bản thân có thể sống một cách vui vẻ thoải mái nhất cũng như tiếp thêm nhiều bài học, động lực sống cho những hậu bối theo sau.


    -Thích Vị-


    Góc bàn luận: [Thảo luận - Góp ý] - Góc Bình Luận: Tác Giả Thích Vị
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...