Nhà văn Nga I. Bônđarep từng có ý tưởng rằng "Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột". Ý kiến này quả đúng khi bàn về "vợ nhặt' của nhà văn Kim Lân-Người được mệnh danh là" con đẻ của đồng ruộng ". Với tài năng viết lách cùng lòng nhân ái, có sự am hiểu sâu sắc đối với quần chúng nhân dân, ông đã làm hiện lên được bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm giữa cái khoảng trống tối tăm của nạn đói năm 1945 để rồi làm bật lên cái vẻ đẹp phi thường, đáng trân trọng của những người nông dân khốn khổ, đồng thời thể hiện được tư tưởng nhân đạo của tác giả. Đặc biệt tất cả những điều đó đều được bộc lộ cụ thể qua đoạn trích" Giữa cái mẹt rách.. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. " Truyện ngắn" Vợ nhặt "thuộc tập" Con chó xấu xí "xuất bản năm 1962. Đây là đứa con được nhà văn ấp ủ trong một thời gian khá dài. Tiền thân của truyện là tác phẩm 'Xóm ngụ cư' được viết sau năm 1945 thì mất bản thảo. Và cho đến sau 1954 khi hòa bình lặp lại cũng là thời điểm" vợ nhặt "ra đời. Ông dựa vào cốt truyện cũ, ý tưởng ban đầu xây dựng trên nền của nạn đói khủng khiếp năm 1945," Vợ nhặt "được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân một trang truyện vàng tiêu biểu cho những thành công độc đáo của giai đoạn 1945-1975. Kim Lân không chỉ tài hoa trong việc tạo nội dung hoàn mĩ cho đứa con của mình, ông còn rất khéo léo khi cho nó một diện mạo độc lạ như muốn thôi miên tất cả vào tên nhan đề" Vợ nhặt "của mình. Với Vợ nhặt –một người vợ có được dễ dàng, có được một cách tình cờ, không có chủ đích. Bằng động từ" nhặt "đã khắc họa được sâu sắc cái tối tăm, thê lương lúc bấy giờ, con người không có giá trị chẳng khác cọng rơm, cọng cỏ được nhặt nhặn bên đường. Chỉ với hai từ thôi, nhan đề của tác phẩm càng thôi thúc người đọc về một tình huống truyện đặc sắc, đầy bỡ ngỡ và thú vị nhưng không kém triết lí nhân sinh về tình người, tình đời trong xã hội cũ. Mở đầu câu chuyện là khung cảnh của một xóm ngụ cư tiêu điều, xơ xác: Nạn đói hoành hành đã cướp đi bao sinh mạng" Người chết như ngả rạ ", với" Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi ngây của xác người ". Âý vậy, độc đáo và kì lạ thay khi trong cái hoàn cảnh khốn cùng ấy Tràng lại nhặt được vợ ở ngoài cổng chợ. Với cái khát khao hạnh phúc gia đình và tấm lòng vàng của mình, Tràn chấp nhận cho thị theo mình về nhà và thuyết phục mẹ chấp nhận người con dâu không danh chính ngôn thuận này. Đây cũng chính là nguyên cớ dẫn đến những thay đổi của các nhân vật trong bữa cơm ngày đói. Trong bữa cơm ngày đói ấy đã phản ánh được hiện thực đói khát, tăm tối và nhuốm màu chết chóc của nạn đói năm 1945." Giữa cái mẹt rách có đọc một lùm rau chuối thái rổi, và một đĩa muối ăn với cháo "một bữa cơm ảm đảm, hay thậm chí có thể nói là" Không có gì cả "dưới ngôn từ miêu tả của Kim Lân. Thế mà gia đình họ lại ăn rất ngon. Phải chăng chính hạnh phúc gia đình là gia vị khiến cho bữa cơm đói kém thêm đậm đà, trọn vẹn, quên đi cái khốn khó, xót xa của thực tại nghiệt ngã? Đặc biệt đoạn trích đã khắc được chân dung của bà cụ Tứ với tấm lòng thương người, thương con sâu sắc cùng nghị lực sống, khát vọng và niềm tin mãnh liệt. Bà chính là ngọn đèn thắp sáng hi vọng trong lòng những đứa con của mình, bà không ngừng gieo lên những hi vọng khi trong bữa cơm bà toàn nói những chuyện sung sướng sau này. Và tính toán của bà về việc" Mua lấy đôi gà "để nghoảnh đi nghoảnh lại sẽ có đàn gà. Hình ảnh đàn gà sinh sôi nảy nở hiện lên trong khung cảnh bữa cơm ngày đói đã nói lên sự sống kì diệu của những người lao động. Với những câu chuyện vui, bà cố xua đi cái không khí ảm đạm, vùi đi cái thực cảnh thê lương nhưng thật tội nghiệp cho bà lão, tội nghiệp thay cho niềm vui nhỏ chơi vơi giữa một bể bi lụy khi màu sắc thực tại phải được trả về đúng nghĩa của nó. Một chi tiết mà tác giả xây dựng khiến độc giả vừa ngậm ngùi, vừa xót xa đó là hình ảnh bà cụ Tứ bưng nồi cháo cám nghi ngút ra. Bà" lật đật "," lễ mễ "," khuấy khuấy' với giọng nói đầy phấn khởi để xoa dịu đi phần nào khắc nghiệt của hiện thực. Song với cách bà lão gọi đây là chè đã khiến cho cuộc sống bớt phần nhạt nhẽo. Hành động đó của bà thật là cảm động và đáng trân trọng. Thế nhưng những cảm xúc tích cực ấy không thể nào che dấu được hiện thực với tiếng trống thúc thuế. Qua tất thảy những chi tiết, bà cụ Tứ không chỉ yêu thương con mà còn giàu lòng nhân ái, biết đùm bọc những con người cùng cảnh ngộ với niềm tin bất diệt của con người. Từ đây, ta thấy được bà cụ Tứ hiện lên đầy đẹp đẽ, bà chính là linh hồn của tác phẩm, là hiện thân của tình mẫu tử, là hình tượng tiêu biểu của các bà mẹ Việt Nam: Rất nhân hậu, giàu lòng nhân ái, hết mực yêu thương con. Phải chăng người mẹ già ấy là ánh sáng của thiên truyện, lặng thầm đằng sau bóng tối bi lụy của kiếp người nghèo khổ. Ánh sáng ấy đã làm cho câu chuyện anh Tràng nhặt được vọ càng trở nên thấm thía, xúc động, nâng tầm truyện ngắn "Hiện thực-nhân đạo". Song đặc biệt nhất là hìn ảnh nồi cháo cám tuy không còn mang giá trị nguyên vẹn mà nó vẫn mang nhưng nó lại chính là hiện thân của tình mẹ bao la và đức hi sinh mà người mẹ dành cho các con của mình. Với đoạn trích trên, Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng cốt truyện đơn giản, đặt nhân vật vào hoàn cảnh éo le, buộc phải lựa chọn để từ đó bộc lộ được tính cách, hành động của nhân vật. Tác giả đã mượn ngoại cảnh, sự việc để phô diễn tâm lí nhân vật cùng với ngôn từ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn và có sự gia công sáng tạo của nhà văn khiến tác phẩm them thu hút và hấp hẫn. Cách kể chuyện hấp dẫn, thấu hiểu tâm lí và lòng người đã giúp nhà văn đi sâu vào từng ngõ ngách tâm hồn nhân vật để khi đọc những trang văn viết nên từ ngòi bút ấy, ta như được sống cùng với những cảm xúc của nhân vật để cùng hạnh phúc, cùng lo lắng, cùng khóc, cùng cười. "Cốt lõi của nhà văn phải là nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy". Sự nhân đạo của một cây bút được ghi tạc rất rõ qua tác phẩm của họ. Nhân đạo không chỉ là sự đồng cảm dành cho nhân vật, ca ngợi những giá trị phẩm chất tốt đẹp của họ, giúp họ nói lên ước nguyện và đấu tranh cho ước nguyện ấy mà còn tố cáo tội ác của những thế lực chà đạp lên số phận con người. Đoạn trích trên đã thể hiện được tử tưởng nhân sinh của tác giả vừa bộc lộ sự đồng cảm, trân trọng với những con người nghèo khổ vừa lên tiếng kết tội bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật và bọn tay sai. Đồng thời, những giá trị sâu sắc mới mẻ cũng được nhà văn Kim Lân dành cho nhân vật của mình, mở ra cho họ một con đường hướng đến ánh sáng công minh bằng sự vỡ lẽ và hình ảnh "lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong óc Tràng". Ngày hôm nay, ta đến với truyện ngắn "Vợ nhặt", đến với một tình huống truyện độc đáo, đã tái hiện một cách trọn vẹn bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người dân trong nạn đói. Dẫu cho đang đứng ở lằn ranh, đứn bờ vực giauwx sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Như vậy, con người mới thấu hiểu quan tâm nhau trong lúc hoạn nạn, đó chính là cốt lõi của bài học nhân văn mà chúng ta nhận được từ tác phẩm. Charles DuBos: 'Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng "mà ánh sáng trong" Vợ nhặt "đó là cái vị đời chua chát những ở những con người ấy vẫn toát lên sự sống, niềm tin hi vọng. Qua đoạn trích với nhân vật điển hình" bà cụ Tứ"nhà văn Kim Lân đã cho độc giả thấy được vẻ đẹp và sức mạnh của tình thương có thể vượt qua mọi nhọc nhằn trong đời. Từ đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của ông đói với mọi kiếp người khốn khổ.